Xuất khẩu lao động ngành ngư nghiệp sang Hàn Quốc: Cơ hội và thách thức
Ngày 29/11, tại Seoul, Ban quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc đã tổ chức cuộc hội thảo với chủ đề “Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý và hỗ trợ lao động trong lĩnh vực ngư nghiệp”.
Lao động Việt Nam làm thủ tục nhập cảnh tại sân bay Incheon, Hàn Quốc. Ảnh minh họa: Mạnh Hùng/TTXVN
Tham dự hội thảo có đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, Ban quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc, đại diện Hiệp hội Thủy sản Hàn Quốc, đại diện nhiều doanh nghiệp và Trung tâm hỗ trợ người nước ngoài tại Hàn Quốc.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, hội thảo tập trung thảo luận một số vấn đề trong công tác quản lý, hỗ trợ lao động ngành ngư nghiệp cũng như đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện công tác này. Trưởng Ban quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc, bà Tạ Thị Thanh Thúy cho biết lao động trong lĩnh vực ngư nghiệp hiện nay có hai hình thức là thuyền viên tàu cá gần bờ do các doanh nghiệp có giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam cung ứng sang Hàn Quốc (visa E-10) và lao động ngư nghiệp do Trung tâm lao động ngoài nước cung ứng theo Chương trình EPS (visa E-9). Hiện có 17 doanh nghiệp Việt Nam tham gia chương trình cung cấp thuyền viên cho tàu đánh bắt cá biển gần Hàn Quốc. Tổng số lao động visa E-10 đang làm việc tại Hàn Quốc là 8.602 người.
Video đang HOT
Lao động thuyền viên Việt Nam được chủ tàu Hàn Quốc đánh giá tốt về trình độ tay nghề và khả năng đi biển. Trong thời gian qua, dù chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh COVID-19 nhưng chỉ tiêu nhận thuyền viên Việt Nam đã tăng lên, từ 1.000 thuyền viên/năm giai đoạn trước năm 2018 lên 1.500 thuyền viên/năm như hiện nay. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cho rằng thị trường lao động thuyền viên biển gần Hàn Quốc đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ từ thuyền viên các nước khác. Nhiều chủ tàu ưu tiên nhận thuyền viên các nước khác do ý thức kỷ luật của thuyền viên Việt Nam còn hạn chế, hay chuyển tàu. Bên cạnh đó, hạn chế về ngôn ngữ cũng là lý do gây bất đồng trong công việc, cuộc sống của những thuyền viên.
Tại hội thảo, các đại biểu cũng thẳng thắn chỉ ra tình trạng lao động ngư nghiệp bỏ hợp đồng ra ngoài làm bất hợp pháp là vấn đề cần được các bên giải quyết. Nguyên nhân chủ yếu được cho là do chênh lệnh thu nhập giữa lao động hợp đồng và lao động bất hợp pháp. Các chủ tàu Hàn Quốc chấp nhận trả mức lượng cao gấp 2 hoặc 3 lần để tìm kiếm lao động về làm việc. Bên cạnh đó, thuyền viên là nhóm công việc khá đặc thù do làm việc đơn lẻ, khó hỗ trợ khi xảy ra tranh chấp. Những vấn đề này khiến tỷ lệ thuyền viên yêu cầu chuyển tàu cao và khó giữ chân lao động khi hết hợp đồng.
Công ty C&P (Hàn Quốc) cho rằng việc phối hợp với các công ty Việt Nam trong khâu tuyển chọn lao động là rất quan trọng. Công ty này cho rằng thuyền viên chưa được định hướng đúng đắn về đặc thù của từng ngành nghề hoạt động trên biển nên không chọn được ngành nghề phù hợp với thể lực của bản thân, dẫn đến phát sinh bất mãn sau khi nhập cảnh. Công ty này kiến nghị cần trang bị cho thuyền viên cẩm nang những tình huống thường gặp trên tàu để tránh những mâu thuẫn không đáng có phát sinh giữa chủ tàu và thuyền viên. Một đại lý cung ứng thuyền viên lớn khác thì cho rằng Hiệp hội Thúy sản Hàn Quốc cần có kiến nghị để đưa ra biện pháp xử phạt nặng các chủ tàu Hàn Quốc sử dụng lao động bất hợp pháp khi có tố cáo hoặc bị phát hiện. Việc các chủ tàu Hàn Quốc sử dụng lao động bất hợp pháp khiến tỷ lệ thuyền viên bỏ trốn gia tăng.
Ông Kim Jae Man thuộc Hiệp hội Thủy sản Hàn Quốc cho rằng tổ chức này thời gian qua đã nỗ lực để bảo vệ quyền lợi cho thuyền viên, không phân biệt khiếu nại đối với thuyền viên trong nước hay nước ngoài. Hàng năm, Hiệp hội Thủy sản Hàn Quốc trích khoản chi khoảng 600 triệu won cho công tác hỗ trợ, tuyên truyền đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho thuyền viên. Ông Kim Jae Man đề nghị các cơ quan hữu quan của Việt Nam cũng như các doanh nghiệp cung ứng lao động tăng cường công tác giáo dục định hướng cho người lao động để giảm tỷ lệ lao động bỏ trốn cũng như không tham gia các hoạt động tội phạm.
Có thể thấy lao động ngư nghiệp là lĩnh vực có tiềm năng nhưng cũng rất đặc thù. Việc Chính phủ Hàn Quốc quy định tỷ lệ lao động bỏ trốn là một trong các tiêu chí quan trọng để đánh giá phân bổ chỉ tiêu cấp phép lao động hàng năm đang đặt ra vấn đề quản lý đối với các cơ quan chức năng và doanh nghiệp cung ứng lao động ngư nghiệp Việt Nam. Mặt khác, lựa chọn các chủ tàu phù hợp với thuyền viên và có chế tài xử phạt những chủ tàu sử dụng thuyền viên bất hợp pháp được coi là những giải pháp cơ bản giúp đảm bảo các quyền lợi hợp pháp của người lao động, giảm tỷ lệ bỏ hợp dồng. Để mở rộng thị trường lao động ngư nghiệp một cách lành mạnh, bền vững và tận dụng được nguồn lao động lành nghề tái ký hợp đồng đang là vấn đề cần sự phối hợp của các doanh nghiệp, ban ngành hữu quan của cả Việt Nam và Hàn Quốc.
Tạm dừng xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc tại 10 quận/huyện
10 huyện, thành phố của 5 địa phương có tỉ lệ lao động hết hạn hợp đồng tại Hàn Quốc không về nước đúng hạn cao, từ 28% trở lên sẽ phải tạm dừng tuyển chọn lao động mới trong năm 2021.
Hình minh họa
Bộ LĐTB&XH vừa thông báo tạm dừng tuyển chọn lao động đi Hàn Quốc với 10 huyện, thị xã, thành phố của 5 địa phương. Việc tạm dừng tuyển chọn lao động tại một số địa phương căn cứ theo Bản ghi nhớ về Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài EPS với Hàn Quốc và mục tiêu, lộ trình giảm lao động cư trú bất hợp pháp giai đoạn 2020-2022.
Theo đó, Bộ LĐTB&XH đã thống nhất với Bộ Việc làm Lao động ctạm dừng tuyển chọn lao động tại địa phương năm 2021, áp dụng với các địa phương có tỉ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nước đúng hạn từ 28% trở lên và có số lượng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc từ 53 người trở lên.
10 huyện, thành phố, thị xã của 5 tỉnh phải tạm dừng tuyển chọn lao động đi Hàn Quốc năm 2021 gồm: Huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình; huyện Đông Sơn, huyện Hoằng Hóa, thành phố Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa); huyện Nghi Lộc, huyện Nam Đàn, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An); huyện Nghi Xuân, huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh); huyện Bố Trạch (tỉnh Quảng Bình).
Việc tạm dừng tuyển chọn lao động không áp dụng đối với 3 đối tượng sau: Người lao động đăng ký dự tuyển ngành ngư nghiệp; người lao động đã từng đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS về nước đúng hạn; người lao động từng cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc tự nguyện về nước trong khoảng thời gian Chính phủ Hàn Quốc thực hiện chính sách miễn xử phạt.
Bộ LĐTB&XH đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục thực hiện các biện pháp tuyên truyền, vận động người lao động về nước đúng hạn hợp đồng và lao động đang cư trú bất hợp pháp về nước.
Việc áp dụng biện pháp tạm dừng tuyển chọn tại các địa phương trong năm 2022 sẽ căn cứ vào tỉ lệ và số lượng lao động của địa phương cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc vào thời điểm cuối năm 2021.
Triển khai chương trình hỗ trợ lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 Ngày 28/10, thông tin từ Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cho biết, trong khuôn khổ Chiến dịch "Kết nối cộng đồng, vượt qua thách thức", Trung ương Hội tiếp tục triển khai chương trình hỗ trợ lao động ngoại tỉnh, lao động từ vùng dịch trở về địa phương mất thu nhập do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 bằng hình...