Xuất khẩu lao động “chui”: Nguồn cơn “liều lĩnh”
“Bất hợp pháp” – 3 từ ngắn ngủi nhưng đầy sức nặng đó lại một lần nữa xuất hiện trong những thông tin thời sự, liên quan tới chiến dịch truy quét lớn của Nga nhằm vào lao động bất hợp pháp tại Mátxcơva tuần trước, tạm giữ nhiều người bao gồm cả người VN.
(minh họa: Ngọc Diệp)
Soi người, soi ta
Cũng đâu phải chỉ riêng lần này, mà trước đó báo chí VN đã nhiều lần nhận được những lời kêu cứu từ người thân hoặc chính các lao động Việt Nam (LĐVN) bị lừa đảo, bị đẩy vào (hoặc tự họ lựa chọn) cảnh sống và làm việc bất hợp pháp nơi xứ người, chủ yếu là từ Nga và Hàn Quốc.
Cảm thông, chia sẻ với tình cảnh đồng bào mình đại đa số vì nghèo mà phải chấp nhận liều thân kiếm sống nơi xa lạ bao nhiêu, thì dư luận cũng không thể không đặt ra nhiều câu hỏi mổ xẻ những điều được cho là gốc rễ của vấn đề. Cũng lại là phần chìm của 1 tảng băng trôi bao lâu nay vẫn luôn trở đi trở lại ám ảnh tâm tư của cộng đồng người VN cả trong nước và ở nước ngoài. Nói cách khác, khi “soi” một vấn đề nào cũng cần từ cả 2 phía, không thể chỉ luôn đổ lỗi cho người khác như cách mà khá nhiều người VN lâu nay vẫn làm để tự biện hộ cho những hành vi không đúng đắn (thậm chí rất sai trái) của chính mình:
“Rất thông cảm! Cuộc sống bất hợp pháp ở nước ngoài không dễ dàng gì, đặc biệt khi không có người thân bên đó” – UH: jgh@yahoo.com
“Thật là không thể nói hết được nỗi khổ sở của những người LĐVN ở Nga. Tôi rất hiểu những nỗi khốn khổ đó bởi vì tôi cũng là người trong số họ. Tất cả cũng vì cuộc sống mưu sinh mà thôi!” – Hoang Vuong:hoangvuong@5facebook.com
“Rất mong các nhà chức trách VN can thiệp mạnh mẽ hơn để họ sớm được trở về” – Phúc: phucbo_kll@yahoo.com
“Em cũng đã ở Nga một thời gian ngắn và từng chứng kiến cảnh vừa sống vừa sợ sệt đủ đường của không ít người VN. May mắn vì bản thân em có giấy tờ đầy đủ, nhưng khi buộc phải tới tòa để làm phiên dịch cho Nga trục xuất chính đồng bào mình, em thấy rất xót thương và đau lòng! Nhưng chắc vì cuộc sống khó khăn và vì những lí do riêng khác, người ta vẫn cố để mà bám trụ” – Vu Huyen: vuhuyen_0206@yahoo.com
Video đang HOT
“Chồng và em trai mình cũng đi LĐ ở Nga từ 2008, đến 11/2012 em mình bị mất bên đó mà không rõ nguyên nhân. Gia đình mình đau đớn lắm, nên khi đọc những thông tin này mình rất thương cho người Việt mình bên đó. Mong các cơ quan chức năng nhanh chóng giải quyết cho họ, chứ bị bắt thế này họ bị chủ xưởng quỵt hết tiền” – Nguyễn Thị Bích Liên: chitran1983@gmail.com
“Nghĩ rộng một tí thì thấy thương, trong thời buổi kinh tế thị trường khó khăn này họ phải làm như vậy thôi. Nếu ở quê hương họ được sống hạnh phúc thì đâu đến nỗi phải rời bỏ quê hương mà đi “cầu thực” như vậy. Xót xa quá!” - Nguyen Tan Khoi: nguyentankhoi81@yahoo.com
“Nói đi rồi cũng phải nói lại. Người dân ít hiểu biết dễ bị lừa, tưởng sang Nga là cách đổi đời nhưng họ đâu biết được sẽ rơi vào tình cảnh như thế này. Nhà nước cần xử nghiêm những người đã lừa họ, lừa đồng tiền xương máu của họ. Và cũng nhanh chóng tìm giải pháp đưa họ ra khỏi nơi khổ đau này để được đoàn tụ với gia đình” – Trường: vutruong1985@gmail.com
“Theo tôi thì thế này, trước hết cũng cảm thông và thương đồng bào mình gặp phải cảnh như vậy. Nhưng thẳng thắn mà nói, đó là hệ quả của việc coi thường pháp luật của nước sở tại, nhập cư bất hợp pháp. Cái mà không ít người VN bị người nước ngoài coi thường là hay tỏ ra khôn vặt, bất chấp pháp luật, rồi còn cả sự lừa đảo lẫn nhau của chính những người VN ta nữa đó…” – Hoàng Thái Minh: n0biet@yahoo.com
“Tôi nghĩ, họ tự làm ắt cũng phải lường trước về hậu quả. Cần ngẫm nghĩ xem trước đây khác thế nào, mà những năm sau này vì sao người VN qua Nga thường bị đối xử như vậy? Bạn thân tôi vì thế qua Nga công tác cũng bị vạ lây. Cái này lỗi tại ai? Phải chăng cũng vì không ít dân VN qua đó xử sự thiếu ý thức và văn hóa nên bị ghét bỏ!” – Nga: nga@yahoo.com
Cánh cổng sắt lại khép, ở phía xa kia là đồng bào của tôi…(ảnh: Võ Hoài Nam)
Ai đưa em đến chốn này…
Và vẫn như trong bao lĩnh vực khác khi cái khó bó cái khôn, nhiều bạn đọc lại tiếp tục tranh luận, phân tích, lật đi lật lại những nghịch lý, những góc khuất đằng sau bề nổi của lĩnh vực xuất khẩu lao động (XKLĐ). Sự liều lĩnh lao vào cảnh sống bất hợp pháp chắc chắn không thể chỉ có từ phía các LĐVN…
“Có nghèo thì mới đi. Sống hay chết, chọn cái chết như thế nào thôi. Ở nhà làm 3 sào ruộng thì phải đóng hết phí này tới phí kia, giá lúa lại thấp. Trong khi tiền điện, xăng, tiền học cho con tăng liên tục… Đành phải đi thôi. Nói thật khổ chẳng biết kêu ai, như BĐS tồn kho còn có người này kêu, người kia cứu, chứ dân như chúng tôi có ai cứu đâu? Nói thật ai chẳng muốn ở nhà với gia đình, vợ, con” – Hong Nhung: nguyennam@gmail.com
“Suy cho cùng, tôi nghĩ không phải chỉ là do người lao động nghèo quá mà liều lĩnh đâu. Thật ra họ rất muốn tin tưởng vào sự quản lý của các cơ quan Nhà nước, nên nếu quản lý tốt, luật nghiêm thì có ai chứ đừng nói là đơn vị hoặc tổ chức nào dám lừa đảo nhân dân (!?). Đằng này rõ ràng thực tế là ngược lại” – Phan Văn: vbinh952@yahoo.com.vn
“VN mình còn nhiều người nghèo quá. Vì cuộc sống, vì miếng cơm manh áo nên họ phải ra đi xa quê hương và người thân, mong có được một chút để nâng cao mức sinh hoạt cho gia đình. Bao giờ VN thoát nghèo? Trách nhiệm trả lời câu hỏi chung này của dân phải thuộc về ai đây???” – Que Ngheo: thangquangbi@gmail.com
“Vấn đề là rất nhiều kẻ trục lợi từ lĩnh vực này thì lại không bị điều tra, còn người LĐVN đa số cũng vì mưu sinh mới ra như vậy!” – Yeu Viet: tainanshan@yahoo.com.tw
Người Việt trong trại tạm giữ ở Mátxcơva chờ trục xuất sau đợt truy quét lao động bất hợp pháp hôm 31/7 (ảnh: Ria Novosti)
Trông cậy vào ngành LĐTBXH, nhưng lòng tin của dân với nhiều cán bộ lẽ ra chuyên tâm lo cho dân này ngày càng mong manh…
“Qua bao nhiêu vụ người LĐVN sang Nga làm ăn chui lủi khổn khố rồi mà lẽ nào Bộ LĐTBXH vẫn không suy nghĩ gì? Do không tìm được công ăn việc làm, cuộc sống của gia đình, con cái ăn học… chẳng lẽ họ cứ ngồi nhà chờ chết sao? Việc phải đi làm ăn xa gia đình không ai muốn, cực chẳng đã phải đi vì cuộc sống thôi. Nếu không lo được công ăn việc làm cho người dân thì các vị cũng không nên cứ luôn đổ lỗi cho họ, còn mình vẫn ung dung tại vị…” – Quang Huy: quanghuy@yahoo.com
Thương ôi, ai đưa các em đến chốn này…!!!
Theo Dantri
Cậu bé ôm di ảnh cha đứng chờ tòa xử
Cùng chờ tới giờ tòa xử, ngoài hành lang có người đàn bà khắc khổ cùng cậu con trai 7 tuổi đứng ôm di ảnh người đàn ông - họ là vợ, con của bị hại.
Trước vành móng ngựa là những thanh niên mặt còn "búng ra sữa", thỉnh thoảng một trong số chúng đưa ánh mắt vô cảm nhìn người phụ nữ và đứa trẻ. Nhiều người tới dự khán thì buông tiếng thở dài: "Chỉ dăm bữa cải tạo là chúng ra tù, liệu có thay đổi được cái thói côn đồ? Chỉ tội cho người thiệt mạng. Chết là hết, là thiệt thân và thiệt cho gia đình".
Chị Nguyễn Thị Bích Liên và con trai cầm di ảnh của bố đứng chờ tòa xử.
Một ngày giữa năm 2012, anh Lê Kia đi cùng xe máy với bạn là anh Phạm Duy, đang trên đường về thì có 4 thanh niên đi trên 2 xe máy băng xe qua đường, vượt cắt ngang trước đầu xe của anh Phạm Duy mà không xin đường, anh Duy không nói gì, chỉ nhìn theo với ánh mắt cảnh báo. Thế nhưng, mấy thanh niên đó đã đuổi theo gây chuyện. Hai bên cự cãi, Trương Công Tuy (cùng nhóm với các đối tượng trên) lấy con dao Thái Lan trong quán nhậu gần đó chạy tới đâm khiến anh Duy bị thương, còn anh Kia tử vong.
Tại tòa, chị Nguyễn Thị Bích Liên - vợ anh Kia tức tưởi: "Quê ở Quảng Ngãi, cuộc sống nghèo khó nên chúng tui vào TPHCM từ năm 2003 để mưu sinh. Anh Kia đi chạy xe ôm ban ngày, ban đêm đi dạy võ kiếm thêm thu nhập, còn tui đi lượm ve chai. Vẫn phải ở nhà trọ, bữa đói bữa no vợ chồng dè xẻn mong có chút kinh tế lo cho con ăn học. Vậy mà giờ anh bỏ mẹ con tui đi rồi...", chị Liên lấy vạt áo lau nước mắt, cậu bé ôm di ảnh cha cũng sụt sùi khóc theo mẹ.
Dẫn giải bị cáo Tuy ra xe về trại giam.
Chỉ một cái nhìn thôi cũng có thể tước đi sinh mạng con người. Xã hội bao giờ mới loại hết được những suy nghĩ, lối sống, thói hành xử giang hồ? TAND TPHCM quyết định tuyên phạt Trương Công Tuy tù chung thân về tội "giết người" và "cố ý gây thương tích", các đối tượng cùng nhóm với Tuy có mặt trong vụ án bị phạt tù từ 1 năm 6 tháng đến 2 năm tù giam cùng về tội "gây rối trật tự công cộng".
Theo vietbao
Xử phạt xe quá tải: Qua trạm cân chỉ hớt "ngọn" Lập trạm cân chỉ là giải pháp tình thế, đây chỉ là xử lý phần ngọn. Gốc rễ của vấn đề đòi hỏi phải siết chặt quản lý Nhà nước từ quy định nhập khẩu xe siêu tải, cho đến quy định đăng kiểm, quản lý vận tải, chế tài xử phạt... Để xử lý tình trạng xe quá khổ, quá tải, Tổng...