Xuất khẩu lao động bằng… đi tour
Với “mác” Giám đốc Công ty TNHH Phát triển thương mại Thái – Việt, Dương Hoài Châu (SN 1961, trú tại phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội) “bắt tay” với một số đối tượng để lừa đảo xuất khẩu lao động.
Dương Hoài Châu tại phiên tòa
Dân nghèo thêm kiệt quệ
Tại hành lang phòng xử án, chị Nguyễn Thị Thắm (ở huyện Đông Hưng, Thái Bình), bị hại nữ duy nhất trong hàng chục nạn nhân của vụ án cho hay, cuối năm 2006, Vũ Đức Nam (trú ở quận Ba Đình, Hà Nội) về thăm quê và ghé qua nhà chị chơi. Thấy gia cảnh bần hàn nên Nam đã gợi ý và hứa “lo lót” để chị sang Hàn Quốc lao động với lương tháng hàng chục triệu đồng. Trong mắt vợ chồng chị Thắm, Nam thành đạt và đang làm việc tại Hà Nội nên chị tin tưởng ngay.
Video đang HOT
Chạy vạy và cầm cố nhà đất, chị Thắm đưa trước cho Nam 250 triệu đồng trong tổng số 22.000USD chi phí lo đi lao động ở nước ngoài. Số tiền còn lại chị Thắm sẽ phải giao nốt trước khi bay. Anh này hứa, chỉ trong một thời gian ngắn chị Thắm sẽ được sang Hàn Quốc làm việc. Chờ đợi mãi mà chẳng thấy “tin vui” nên chị Thắm phải nhiều lần thúc giục. Để “chữa cháy” việc đi Hàn Quốc bất thành, Nam quay sang bảo chị Thắm sang làm việc tại Australia với thu nhập cũng không kém. Trung tuần tháng 3-2009, chị Thắm được Nam bố trí và cùng với 15 người khác xuất ngoại. Tại Indonesia, giấc mộng đổi đời của chị Thắm bị tiêu tan khi chân tướng vụ lừa đảo xuất khẩu lao động được phơi bày.
Tương tự tình cảnh của chị Thắm, anh Trần Văn Hồng (ở huyện Nghi Lộc, Nghệ An) cũng bị “sập bẫy” trong vụ lừa đảo này. Vốn quen biết với em gái của Phạm Đình Hạnh (quê ở TP Vinh, Nghệ An) nên anh Hồng được người bạn gái này tư vấn sang làm việc tại Australia để có thu nhập cao. Đầu mối để xuất ngoại không ai khác chính là Hạnh. Muốn thoát khỏi cảnh nghèo bấy lâu nên anh Hồng đã đưa cho Hạnh 20.500USD và nuôi hy vọng có cuộc sống sung túc hơn sau vài năm làm việc. Được Hạnh chắp mối bay sang Indonesia bằng đường du lịch, anh Hồng cùng 5 người đồng hương mới vỡ lẽ mình bị lừa. Theo tài liệu điều tra, tổng số nạn nhân bị lừa xuất khẩu lao động sang Australia do Châu “đạo diễn” là 16 người dân nghèo thuộc các tỉnh Nghệ An, Thái Bình, Hà Nam và Bắc Ninh. Họ đã phải vay tiền lãi suất cao và thế chấp nhà cửa để có kinh phí đưa cho nhóm Dương Hoài Châu.
Không có đồng phạm
Từ năm 2008 đến tháng 3-2009, Dương Hoài Châu đã lợi dụng lòng tin và sự thiếu hiểu biết của những người có nhu cầu đi lao động ở nước ngoài để chiếm đoạt 319.000USD, thông qua 7 đầu mối gồm: Vũ Đức Nam; Phạm Đình Hạnh; Nguyễn Thị Phương cùng ở quận Đống Đa; Nguyễn Thế Dũng, ở huyện An Dương, Hải Phòng; Nguyễn Đức Kính, ở TP Bắc Ninh, Bắc Ninh; Đồng Quang Phúc, ở huyện Từ Liêm và Vũ Thị Thanh Thương, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Trước đó, mặc dù không có chức năng xuất khẩu lao động nhưng Châu vẫn “quảng cáo” với Nguyễn Thế Dũng là có thể đưa được người sang Australia làm việc tại các trang trại trong thời gian từ 3 – 5 năm, mức lương khởi điểm 2.500 AUD/tháng với chi phí là 19.500USD/người. Sau đó, Dũng thông tin cho Thương và người này tiếp tục “rỉ tai” cho những người khác biết để cùng nhau đứng ra thu tiền của nhiều người với chi phí được nâng lên từ 20.500 – 22.000USD/người. Thu gom được số người và tiền cần thiết, tháng 3-2009, Châu đặt một tour du lịch sang Indonesia, đồng thời nói với người lao động là sau đó sẽ quá cảnh sang “chân trời mơ ước”. Thế nhưng, khi các lao động tới Indonesia, Châu đã “mượn” hộ chiếu của họ rồi “biến mất”. Trước khi trở về nước tố cáo hành vi của “siêu lừa”, 16 lao động đã phải sống vạ vật ở các khu nhà trọ tồi tàn và trại tị nạn của nước bạn gần 4 tháng vì không có giấy tờ tùy thân.
Với hành vi lừa đảo xuất khẩu lao động để chiếm đoạt tài sản, Dương Hoài Châu bị VKSND Hà Nội truy tố ra trước cơ quan xét xử cùng cấp theo điểm a, khoản 4, Điều 139-BLHS. Ngày 19-4, TAND TP Hà Nội đưa vụ án ra xét xử, nhưng đã trả hồ sơ để làm rõ vai trò của những người liên quan. Ngày 26-10, vụ án được xét xử trở lại. Cũng như ở phiên tòa lần trước, Dương Hoài Châu cho rằng đối tượng cũng là nạn nhân vì đã ký hợp đồng với một người ở Indonesia để đưa lao động sang Australia làm việc. Tuy nhiên, nguyên Giám đốc Công ty TNHH Phát triển thương mại Thái – Việt lại không đưa ra được bằng chứng chứng minh việc đó. Qua xác minh, Văn phòng Interpol Việt Nam cũng không thể xác định được đối tượng mà bị cáo “vẽ” ra. Số tiền 319.000USD chiếm đoạt của các nạn nhân, bị cáo đã tiêu xài hết. Đối với những “chân rết” của Châu, quá trình điều tra bổ sung và xét xử tại tòa cho thấy, tuy hành vi của họ đã trực tiếp giúp sức cho bị cáo, song không có ý thức lừa đảo. Khi sự việc vỡ lở, các “chân rết” này cũng đã tự nguyện khắc phục một phần hậu quả.
Với hành vi lừa đảo xuất khẩu lao động để chiếm đoạt tài sản, Dương Hoài Châu đã bị VKSND Hà Nội truy tố ra trước cơ quan xét xử cùng cấp theo điểm a, khoản 4, Điều 139-BLHS. Ngày 19-4, TAND TP Hà Nội đưa vụ án ra xét xử, nhưng đã trả hồ sơ ngay sau đó để làm rõ vai trò của những người liên quan. Trong 2 ngày 26 và 27-10, vụ án được xét xử trở lại. Cũng như ở phiên tòa lần trước, Dương Hoài Châu cho rằng đối tượng cũng là nạn nhân vì thực tế bị cáo có ký hợp đồng với một người ở Indonesia để đưa lao động sang Australia làm việc.
Tuy nhiên, nguyên Giám đốc Công ty TNHH Phát triển thương mại Thái – Việt lại không đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào chứng minh việc đó. Qua xác minh, Văn phòng Interpol Việt Nam cũng không thể xác định được đối tượng mà bị cáo “vẽ” ra. Toàn bộ số tiền chiếm đoạt của các nạn nhân, bị cáo đã tiêu xài hết và chưa khắc phục một đồng nào. Đối với những “chân rết” của Châu bị nghi ngờ là đồng phạm, song quá trình điều tra bổ sung và xét xử tại tòa cho thấy, tuy hành vi của họ đã trực tiếp giúp sức cho bị cáo, nhưng không có ý thức lừa đảo. Khi sự việc vỡ lở, các “chân rết” này cũng đã tự nguyện khắc phục một phần hậu quả. Kết thúc phiên xét xử, TAND TP Hà Nội quyết định tuyên phạt Dương Hoài Châu tù chung thân theo tội danh bị truy tố.
Theo ANTD
Hàng chục nạn nhân bị lừa sang Australia hái nho
Lấy vỏ bọc là cháu đại gia, Phạm Quốc Cường (ảnh, SN 1978, ngụ Ông Ích Khiêm, P5Q11) hứa hẹn đưa nhiều lao động Việt Nam qua Australia làm việc tại hệ thống siêu thị và nông trại trồng nho. Khi người lao động háo hức chờ xuất ngoại thì Cường dùng tiền của họ tiêu xài và vứt hồ sơ ra bãi rác...
Lấy trại nho nhử người nhẹ dạ!
Qua môi giới, anh Lê Văn Minh (SN 1986, ngụ xã Phú Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) biết Phạm Quốc Cường có người mợ là vợ đại gia hiện kinh doanh siêu thị và trang trại nho tại Australia, đang cần tuyển nhiều lao động với mức lương cao, thủ tục đơn giản. Không bỏ qua cơ hội xuất ngoại đổi đời, anh Minh gặp trực tiếp Cường, được anh ta thông báo: nếu làm nhân viên siêu thị sẽ có thu nhập 3.200 USD/tháng nhưng làm hồ sơ phải nộp 5.500 USD, còn làm công nhân hái nho phí rẻ hơn rất nhiều, thu nhập 100 USD/ngày. Gia đình có điều kiện, lại muốn làm công việc nhàn nhã nên anh Minh quyết trở thành nhân viên siêu thị. Theo lời hẹn của Cường, ngày 30-6-2011 anh Minh đến văn phòng luật sư Khoa Luật (đường Nguyễn Văn Luông, P12Q6) nộp hồ sơ và 5.500USD cho Cường. Nhận giấy biên nhận tiền có chữ ký của Cường và nhân chứng, đóng dấu văn phòng luật sư do bà Phạm Thị Thúy Nga ký tên, anh Minh yên tâm, vui vẻ ra về chờ ngày phỏng vấn...
Tương tự, muốn trở thành nhân viên siêu thị tại Australia nên chị Trần Thị Thanh Thúy (SN 1972, ngụ xã Bình An, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) cũng nộp hồ sơ, giao trước 5.000USD cho Cường và nhận về tờ giấy biên nhận giống như anh Minh...
Đang có việc làm ổn định tại khu công nghiệp Lê Minh Xuân (H.Bình Chánh), được người quen cho biết có đường dây đưa lao động Việt Nam sang Australia làm việc với mức lương cao cùng nhiều ưu đãi mà chi phí thấp, thủ tục nhanh gọn, anh Trần Minh Tân (SN 1978, quê Vĩnh Long) liền chia sẻ thông tin hấp dẫn với hai người bạn chung phòng trọ. Không để vuột thời cơ, ba công nhân bỏ sở làm gấp rút về quê lo tiền bạc. Do gia cảnh khó khăn, nhà lại ở xa nên suốt mấy ngày anh Lý Minh Phụng (SN 1972, quê Bạc Liêu) mới vay mượn đủ 15 triệu đồng. Ngày 22-6-2011, các anh Tân, Phụng và Sử hối hả tìm đến văn phòng luật sư Khoa Luật đóng tiền, nộp hồ sơ. Cường tiếp nhận ngay và dặn "về nhà nhớ tẩm bổ, giữ gìn sức khỏe, chờ tháng 8 phỏng vấn rồi lên đường" khiến ai cũng háo hức chờ ngày sang nước bạn hái nho với tiền công hơn hai triệu đồng Việt Nam mỗi ngày.
Đến hẹn đã lâu, không thấy ai gọi đi phỏng vấn, liên lạc với Cường thì chỉ nhận được những lời hứa ậm ờ hoặc máy "ngoài vùng phủ sóng", mười bốn lao động sinh nghi, bỏ công theo dõi và tóm được kẻ bất lương giao CAQ6 vào cuối tháng 8-2011.
Tiền xài, hồ sơ bỏ... bãi rác
Tại cơ quan CA, Cường thừa nhận toàn bộ hành vi lừa đảo và khai nhận: từng sang Nhật hợp tác lao động ba năm nên sau khi về nước, Cường lại muốn đến quốc gia khác bán sức lao động. Khoảng tháng 4-2011, gã lên mạng Internet tìm đường xuất ngoại thì được một người tên Trung hứa đưa sang Australia hái dâu với tiền công 100 USD/ngày. Hỏi thủ tục giấy tờ, Trung bảo chỉ cần 10 tấm ảnh 4x6, sơ yếu lý lịch, bản sao hộ khẩu, CMND, giấy khám sức khỏe, phim chụp phổi, lệ phí 9.400.000 đồng và Cường hối hả làm hồ sơ. Giấy tờ đã nộp đủ, tiền cũng giao xong mà chờ hoài không thấy được xuất ngoại, điện thoại cho Trung thì mất liên lạc nên Cường ngộ ra mình đã sập bẫy lừa. Đang lúc khó khăn, nghĩ lại thấy chuyện mình bị lừa sao quá dễ dàng, Cường nảy sinh ý định lừa lại người khác bằng chính thủ đoạn này. Để thu hút nhiều nạn nhân, Cường quyết định tung chiêu độc: Sau vài lần uống cà phê chung tại Hóc Môn, Cường tiết lộ với Trần Quốc Thắng (SN 1974, ngụ xã Trung Thành, H.Vũng Liêm, Vĩnh Long) rằng "có người mợ đang kinh doanh một hệ thống siêu thị và nông trại nho bên Úc, cần tuyển người làm thời vụ và nhờ Thắng giới thiệu. Thủ tục mau lẹ, lệ phí 9.400.000 đồng/người, Thắng muốn nâng lên bao nhiêu tùy ý". Thắng bập "mồi" ngay, ngoài việc tự tìm người, Thắng còn tìm Phạm Thị Nga (SN 1962, ngụ xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi) nhờ hỗ trợ giới thiệu.
Thấy việc nhận hồ sơ, thu tiền của Cường quá sơ sài, một số lao động nghi ngờ bỏ cuộc. Cường đem chuyện này tâm sự với Thắng và được Thắng tham mưu sẽ nhờ luật sư Phạm Thị Thúy Nga làm việc tại văn phòng luật sư Khoa Luật giúp đỡ. Từ đó, mỗi khi tìm được người có nhu cầu, Cường, Thắng, Phạm Thị Nga... đều hẹn họ đến đây làm thủ tục. Mặc dù phải đóng 15 đến 17 triệu đồng/người mới được sang Úc hái nho nhưng giấy biên nhận chỉ ghi 9.400.000 đồng nên nhiều người thắc mắc. Cường giải thích: "Số dư để lo thủ tục, khi sang Úc sẽ được chủ sử dụng lao động hoàn trả"!
Tính từ ngày 15-4 đến ngày 21-8-2011, các "cò" Thắng, Thị Nga, Việt, Gốc đã giới thiệu cho Cường hơn hai mươi người sang Úc hái... "lộc trời"! Phần lớn các nạn nhân đều nộp lệ phí, hồ sơ tại văn phòng luật sư Khoa Luật. Sau khi nhận tiền, Cường chi các khoản hoa hồng cho "cò" rồi lấy tiêu xài cá nhân và mang hồ sơ đến vứt bỏ ngoài các bãi rác hoặc bụi cây ven đường. Theo lời khai của Cường, mỗi hồ sơ luật sư Phạm Thị Thúy Nga thu lệ phí từ 800.000 đến 1.000.000 đồng nhưng không cấp biên nhận.
CAQ6 đang mở rộng điều tra vụ án. Ai là bị hại đến ngay Đội CSĐTTP về TTXH Công an quận 6 (số 176 Văn Thân, P7Q6) hoặc liên lạc với ĐTV Nguyễn Khắc Thuận qua ĐT: 0989166651 để làm việc.
Theo CATP
Truy nã kẻ đưa người lao động "lên mây" Tối 31-8, Cơ quan CSĐT - CAH Đông Anh cho biết đã ra quyết định truy nã Phạm Cao Khiêm, SN 1979, trú tại thôn Châu Phong, xã Liên Hà (Đông Anh, Hà Nội) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo lực lượng CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV - CAH Đông Anh cung cấp, trong các ngày 1-12-2010 và 28-2-2011,...