Xuất khẩu khí đốt sang Ai Cập, Israel thành cường quốc năng lượng
Thủ tướng Netanyahu cho rằng thỏa thuận giữa Israel và Ai Cập là một “sự kiện kinh tế và ngoại giao đơn lẻ” vì Israel đã tiến vào thế giới Arab và vào châu Âu thông qua đường ống dẫn khí đốt.
Mỏ Leviathan ở ngoài khơi Israel. (Nguồn: israel21c.org)
Ngày 19/1, phát biểu tại cuộc họp nội các hàng tuần, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết việc xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang Ai Cập bắt đầu vào ngày 15/1 đã đưa Israel thành một cường quốc năng lượng.
Thủ tướng Netanyahu cho rằng thỏa thuận giữa Israel và Ai Cập là một “sự kiện kinh tế và ngoại giao đơn lẻ” vì Israel đã tiến vào thế giới Arab và vào châu Âu thông qua đường ống dẫn khí đốt.
Israel không có quan hệ ngoại giao với hầu hết các quốc gia Arập, cho dù nước này đã ký các hiệp ước hòa bình với Ai Cập và Jordan.
Video đang HOT
Ngày 15/1, dòng khí thương mại đầu tiên từ hai mỏ Tamar và Leviathan ở ngoài khơi Israel đã bắt đầu được chuyển qua đường ống dưới biển của công ty khí đốt Đông Địa Trung Hải nối thành phố ven biển Ashkelon của Israel với Bán đảo Bắc Sinai của Ai Cập.
Theo thỏa thuận đã đạt được công ty Dolphinus Holdings, một công ty tư nhân ở Ai Cập, sẽ mua 85 tỷ m3 khí đốt với chi phí khoảng 19,5 tỷ USD từ mỏ Leviathan và Tamar dưới sự quản lý của công ty Delek Drilling và Noble Energy trong khoảng thời gian 15 năm.
Bộ Năng lượng Israel và Ai Cập đã ra một tuyên bố hôm 15/1 rằng động thái này “cũng sẽ cho phép Israel xuất khẩu một phần khí đốt tự nhiên sang châu Âu thông qua các cơ sở khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Ai Cập.
Mỏ Tamar đã bắt đầu đi vào khai thác vào tháng 3/2013 với trữ lượng khí đốt lên tới 238 tỷ m3.
Trong khi đó, mỏ Leviathan bắt đầu hoạt động vào cuối tháng trước với trữ lượng khí đốt ước tính vào khoảng 535 tỷ m3./.
Theo Việt Thắng (TTXVN/Vietnamplus.vn )
Israel bắt đầu sản xuất siêu dự án khí đốt Leviathan
Sau một thập kỷ xây dựng và đầu tư hàng tỷ đô la, mỏ khí Leviathan, "dự án năng lượng lớn nhất trong lịch sử Israel", đã khai thác dòng khí đầu tiên vào ngày 31/12.
Được phát hiện vào năm 2010, mỏ này ở Địa Trung Hải chứa khoảng 605 tỷ m3 khí đốt tự nhiên, theo tập đoàn Israel-Mỹ khai thác dự án này.
"Lần đầu tiên trong lịch sử, Israel là một cường quốc năng lượng, đồng thời có thể đáp ứng nhu cầu của mình và xuất khẩu khí đốt tự nhiên cho các nước láng giềng nhằm củng cố vị thế khu vực", Yossi Abu, Giám đốc điều hành công ty Israel Delek, một thành viên của liên danh điều hành Leviathan, nói.
Delek gần đây đã nói với AFP rằng việc xuất khẩu khí này sang Ai Cập sẽ bắt đầu vào ngày 1/1/2020, thông qua đường ống ngầm dưới biển EMG nối thành phố Ashkelon của Israel với El-Arich ở Ai Cập, tránh qua Dải Gaza.
Liên danh các nhà thầu Leviathan đã ký một thỏa thuận trị giá hơn 15 tỷ đô la với tập đoàn Dolphinus của Ai Cập để cung cấp khí đốt tự nhiên trong hơn 10 năm.
Israel đã từng mua khí đốt từ nước láng giềng Ai Cập và bán cho Jordan - quốc gia Arab duy nhất có thỏa thuận hòa bình với Nhà nước Do Thái - nhưng đây là lần đầu tiên Israel xuất khẩu khi đốt của mình đến vùng đất của các vị Pha-ra-ông.
Mỏ khí Leviathan, với mức đầu tư 3,6 tỷ đô la, cho phép Israel tăng cường quan hệ với các quốc gia khác trong lưu vực Địa Trung Hải. Sau Ai Cập, Israel phải ký một thỏa thuận về dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt EastMed với Hy Lạp và Síp vào giữa tuần này tại Athens.
Nh.Thạch
RT
Theo petrotimes.vn
Ka-52 Alligator chứng minh ưu thế vượt trội trước AH-64 Apache Máy bay trực thăng chiến đấu Ka-52 Alligator của Nga theo nhận xét sẽ khiến AH-64 Apache của Mỹ không còn cơ hội sống sót khi đối đầu. Mặc dù ở Hoa Kỳ, họ coi AH-64 Apache là trực thăng chiến đấu tốt nhất trên thế giới, tuy nhiên mới đây phi hành đoàn máy bay lên thẳng Ka-52 Alligator của Nga đã...