Xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang EU tăng mạnh trong năm 2021
Năm 2021, ngành điều Việt Nam chịu ảnh hưởng tiêu cực kép do tình trạng thiếu nhân công và chi phí cước vận tải biển tăng cao, nhưng vẫn ghi nhận mức tăng trưởng khả quan.
Chế biến hạt điều xuất khẩu tại Công ty cổ phần Nhật Huy, tỉnh Bình Dương. Ảnh: Đình Huệ/TTXVN.
Theo Bộ Công Thương, EU hiện là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn thứ 2 của Việt Nam, tỷ trọng xuất khẩu chiếm 23% tổng lượng và 22% tổng trị giá toàn ngành. Do đó, tăng trưởng xuất khẩu hạt điều sang EU đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng chung toàn ngành.
Thuế suất đối với các sản phẩm chế biến từ hạt điều nhập khẩu vào EU từ Việt Nam giảm về 0% ngay sau khi EVFTA có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Mức giảm này rất quan trọng vì trước khi EVFTA có hiệu lực, thuế quan của mặt hàng hạt điều nhập khẩu vào EU từ Việt Nam dao động từ 7 – 12%. Việc EVFTA đi vào thực thi trong bối cảnh dịch COVID-19 và biến động thị trường phức tạp, được kỳ vọng mang lại nhiều cơ hội to lớn.
Theo ước tính, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam năm 2021 sang thị trường EU đạt 135 nghìn tấn, trị giá 816 triệu USD, tăng 16,5% về lượng và tăng 7,9% về trị giá so với năm 2020. Mức tăng trưởng khả quan trên là nhờ nhu cầu hạt điều của EU tháng cuối năm đạt mức cao theo yếu tố chu kỳ, nhằm phục vụ kỳ nghỉ Lễ Giáng sinh và đón chào năm mới.
Về cơ cấu thị trường, ngành điều Việt Nam xuất khẩu sang 23 thị trường thành viên EU. Trong đó, ngành điều đã khai thác tốt hai thị trường Hà Lan và Đức. Bên cạnh đó, ngành điều Việt Nam cũng đã khai thác tốt các thị trường thành viên EU khác như: Pháp, Tây Ban Nha và Ba Lan. Đây đều là những thị trường tiêu thụ hạt điều tốt. Đáng chú ý, xuất khẩu hạt điều sang thị trường Phần Lan tăng 625,7% về lượng và tăng 629,6% về trị giá. Như vậy, ngành điều Việt Nam đã khá thành công khi khai thác tốt thị trường cửa ngõ như Hà Lan, Đức, đồng thời, doanh nghiệp Việt Nam đã khai thác tốt các thị trường khác tại EU như Phần Lan, Ba Lan, Bỉ, Tây Ban Nha, Rumani, Bồ Đào Nha.
Với kết quả đạt được trong năm 2021, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang EU đã có một năm khá thành công trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khó khăn trong khâu sản xuất, thông quan và giá cước phí tăng. Triển vọng xuất khẩu năm 2022 được kỳ vọng sẽ tăng khoảng 15% về lượng và tăng 10% về trị giá so với năm 2021, đạt trên 155 nghìn tấn, trị giá 900 triệu USD. Nhận định trên dựa trên yếu tố cung – cầu, giá xuất khẩu có xu hướng phục hồi từ cuối năm 2021.
Theo Bộ Công Thương, Việt Nam là nguồn cung hạt điều lớn nhất cho EU. Thị phần hạt điều của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của EU từ thị trường ngoại khối tăng từ 73,4% trong 9 tháng năm 2020 lên 77,3% trong 9 tháng năm 2021. Ngược lại, EU giảm nhập khẩu hạt điều từ Ấn Độ, mức giảm 34,7% về lượng và giảm 40,2% về trị giá, đạt 8,65 nghìn tấn, trị giá 58,93 triệu EUR. Thị phần hạt điều của Ấn Độ trong tổng lượng nhập khẩu của EU từ thị trường ngoại khối giảm từ 11,5% trong 9 tháng đầu năm 2020 xuống 7,4% trong 9 tháng đầu năm 2021.
Video đang HOT
Một thị trường "khó tính" đột nhiên mua rất nhiều loại hạt của Việt Nam
Tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam sang thị trường EU trong 11 tháng năm 2021 đạt khoảng 2,2 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2020. EVFTA đã góp phần mang lại thành công này.
EU mua nhiều nhất cà phê của Việt Nam
Theo đánh giá của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), sau khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - châu Âu (EVFTA) có hiệu lực, những ưu đãi về thuế quan giúp xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU tăng vọt.
Đơn cử như với mặt hàng cà phê, với cam kết xóa bỏ thuế quan theo EVFTA, cà phê xuất khẩu sang EU sẽ có 93% dòng thuế về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
Đây là cơ hội tốt cho cà phê Việt Nam khi EU là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất trên thế giới, với kim ngạch nhập khẩu từ các nước ngoại khối khoảng 10 tỷ USD/năm, chiếm 66% lượng nhập khẩu và khoảng 30% lượng tiêu thụ toàn cầu.
Kết quả cũng đã thấy rõ, với trị giá xuất khẩu đạt 939 triệu USD trong 11 tháng 2021, EU đang là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần 34,8% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này.
EU mua nhiều nhất cà phê của Việt Nam. Trong ảnh: Nông dân xã Nam Yang, Đăk Đoa, Gia Lai phơi sấy cà phê. Ảnh: K.N
Đối với mặt hàng điều, trước khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, các mặt hàng như điều nhân vẫn hưởng ưu đãi là 0% khi xuất sang EU, nhưng điều chế biến sâu vẫn chịu thuế từ 7 - 12%.
Theo cam kết Hiệp định EVFTA, những sản phẩm chế biến sâu từ hạt điều được giảm thuế xuống còn 0%. Vì vậy, dù chịu nhiều tác động từ dịch bệnh nhưng sản lượng và giá trị xuất khẩu điều sang EU không những không sụt giảm mà còn tăng.
Cụ thể, xuất khẩu hạt điều sang EU trong 11 tháng 2021 đạt 122.000 tấn, tương đương 734 triệu USD, tăng 15,2% về lượng và tăng 6,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
EU hiện là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn thứ hai của Việt Nam (sau Hoa Kỳ), chiếm 22% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong 11 tháng năm 2021.
Ưu đãi từ Hiệp định đang được tận dụng hiệu quả khi kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang EU trong 11 tháng 2021 đạt khoảng 40.000 tấn, tương đương 165 triệu USD, tăng 7,4% về lượng và tăng mạnh 63,9% và trị giá xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2020.
Rau quả, gạo cũng hưởng lợi lớn nhờ EVFTA ở thị trường EU
Ngoài cà phê, hạt điều, mặt hàng rau quả, gạo cũng được hưởng lợi lớn nhờ EVFTA.
Theo đó, với EVFTA, EU cam kết mở cửa rất mạnh cho rau quả Việt Nam trong EVFTA, 94% trong tổng số 547 dòng thuế rau quả và các chế phẩm từ rau quả (trong đó có nhiều sản phẩm là thế mạnh của Việt Nam như vải, nhãn, chôm chôm, thanh long, dứa, dưa,...) được xoá bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
Mức cam kết này của EU được đánh giá là sẽ tạo ra lợi thế lớn về giá cho rau quả Việt Nam.
Theo đó, trong 11 tháng 2021, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang EU đạt 173 triệu USD, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Trước khi EVFTA có hiệu lực, xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường EU bị áp thuế 45%, thậm chí có một số nước trong khối EU áp mức thuế nhập khẩu với gạo Việt Nam lên tới 100% hoặc cao hơn.
Khi EVFTA có hiệu lực, EU dành cho Việt Nam ưu đãi thuế suất 0% với hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm).
Theo đánh giá của Cục Xuất nhập khẩu, ưu đãi từ Hiệp định đang được tận dụng hiệu quả khi xuất khẩu gạo sang EU trong 11 tháng 2021 đạt khoảng 54.000 tấn, tương đương 38 triệu USD, tăng 0,8% về lượng nhưng tăng tới 21,6% về trị giá xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2020.
"Doanh nghiệp đang bắt kịp xu hướng sản xuất các loại giống chất lượng cao hướng tới thị trường cao cấp. Hiệp định EVFTA đang tạo lợi thế cạnh tranh rất lớn cho gạo Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh lớn vẫn chưa có FTA với EU như Thái Lan, Trung Quốc tại thị trường tiềm năng này" - Cục Xuất nhập khẩu nhận định.
Đối với mặt hàng rau quả, theo Cục Xuất nhập khẩu, dù lượng rau, quả tiêu thụ có xu hướng ngày một tăng tại EU do thói quen ăn uống để bảo vệ, tăng cường sức khỏe nhưng thị trường EU đòi hỏi rất khắt khe về các truy xuất nguồn gốc và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, đặc biệt là an toàn vệ sinh thực phẩm.
"Các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu, nắm bắt rõ thông tin về thị trường, từ thị hiếu người tiêu dùng cho đến những quy định, tiêu chuẩn về quy tắc xuất xứ, an toàn vệ sinh thực phẩm... để từ đó gia tăng chất lượng hàng hóa, chinh phục thị trường "khó tính" này" - Cục Xuất nhập khẩu khuyến cáo.
Vải đóng hộp 'Made in Vietnam' lần đầu tiên lên kệ hệ thống siêu thị châu Á lớn nhất Pháp Phóng viên TTXVN tại Paris dẫn thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Pháp cho biết hơn 20 tấn vải đóng hộp của Việt Nam lần đầu tiên lên kệ hệ thống siêu thị tại Pháp. Những hộp vải đầu tiên "Made in Vietnam" được bày bán tại kệ siêu thị Tang Frères ở thủ đô Paris (Pháp). Ảnh: Sơn Vũ Đây...