Xuất khẩu gạo Việt Nam gặp khó khăn
Xuất khẩu của Việt Nam đang gặp khó khăn do bị cạnh tranh gay gắt từ gạo giá rẻ từ xả gạo tồn kho của Thái Lan.
Xuất khẩu giảm mạnh
Theo Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối (Bộ NN&PTNT), giá lúa tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục giảm. Tại An Giang, lúa tươi IR50404 giảm từ 4.200 đồng/kg xuống 4.000 đồng/kg; gạo chất lượng cao OM 2514 giảm từ 4.600 đồng/kg xuống 4.500 đồng/kg; OM 2717 giảm từ 4.800 đồng/kg xuống 4.700 đồng/kg.
Tuần qua, tại Vĩnh Long, lúa tươi IR50404 ổn định ở mức 4.100 đồng/kg, lúa khô ở mức 4.800 đồng/kg. Tại Kiên Giang, lúa tẻ thường ở mức 5.300 đ/kg; lúa dài 5.600 đ/kg.
VFA phải giảm mục tiêu xuất khẩu gạo năm 2016, do thị trường gặp nhiều khó khăn.
Trong khi đó, tuần qua, giá gạo 5% tấm chế biến từ lúa Hè Thu giảm xuống còn 360- 365 USD/tấn (FOB cảng Sài Gòn), so với 360 – 370 USD/tấn tuần trước, tuy nhiên không có giao dịch nào diễn ra.
Nguyên nhân khách hàng không muốn mua gạo vào thời điểm này do chờ đợi giá gạo Thái Lan giảm xuống. Bộ Thương mại Thái Lan sẽ mở thầu vào ngày 25/7 tới để bán tổng cộng 3,7 triệu tấn gạo, với nỗ lực giảm số lượng gạo tồn trữ trong các kho chứa trên toàn nước này còn khoảng 6 triệu tấn.
Trong tổng số gạo bán lần này, có 2,18 triệu tấn sẽ bán trực tiếp cho các nhà xuất khẩu, 730.000 tấn bán cho nhu cầu trong nước và số còn lại là gạo kém chất lượng bán cho các công ty sử dụng vì mục đích khác.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), sự trầm lắng của thị trường xuất khẩu gạo từ suốt quý 2/2016 đến nay và có khả năng còn tiếp diễn trong thời gian tới. Vì thế, VFA vừa điều chỉnh giảm chỉ tiêu xuất khẩu gạo từ 6,5 triệu tấn xuống còn 5,65 triệu tấn.
Như vậy, sau nhiều năm luôn duy trì số lượng gạo xuất khẩu chính ngạch từ trên 6 triệu tấn trở lên, năm nay, nhiều khả năng xuất khẩu gạo của nước ta chỉ ở mức dưới 6 triệu tấn do những khó khăn lớn về thị trường.
Video đang HOT
Đặc biệt, sau những tháng đầu năm tăng mạnh (do thực hiện các hợp đồng từ năm ngoái vơi Indonesia, Philippines), xuất khẩu gạo đã đi xuống trong quý II/2016.
Theo đó, tháng 4/2016 xuất khẩu chỉ đạt khoảng gần 450.000 tấn, giảm trên 30%; sang tháng 5 xuất trên 400.000 tấn, giảm trên 23%; và đến tháng 6, chỉ đạt 380.000 tấn, giảm gần 40% so cùng kỳ. Như vậy, xuất khẩu gạo 6 tháng chỉ đạt 2,657 triệu tấn, giảm gần 2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chưa thấy cửa sáng
Theo VFA, những thị trường tập trung của gạo Việt Nam chưa thấy dấu hiệu sẽ sớm nhập khẩu thêm gạo trong tương lai gần, đặc biệt tại các thị trường truyền thống của Việt Nam ở Đông Nam Á.
Theo đó, cuối tháng 6/2016, Cơ quan Lương thực quốc gia Philipines công bố có đủ gạo trong những tháng giáp hạt (tháng 7 – 9), đồng nghĩa với việc nước này chưa vội nhập khẩu gạo sau khi đã nhận đủ lượng gạo của những đợt mở thầu cuối 2015. Còn Indonesia cũng thấy có dấu hiệu về tiếp tục mua vào…
Trong khi đó, thị trường lớn nhất của gạo Việt Nam là Trung Quốc (chiếm gần 35% lượng gạo xuất khẩu của Việt nam trong 6 tháng đầu năm), sức mua hiện đang giảm.
Bên cạnh sự ảm đạm của thị trường do nhu cầu yếu, thiếu các hợp đồng tập trung, xuất khẩu gạo còn đang phải đối mặt với những khó khăn về tỷ giá.
Khoảng sáng trong bức tranh xuất khẩu 6 tháng đầu năm nay, chính là thị trường châu Phi, khi trong 6 tháng đầu năm nayxuất khẩu tăng gần 11% so cùng kỳ năm 2015.
Tuy nhiên, một số thương nhân ngành gạo cho rằng sắp tới, xuất khẩu sang thị trường châu Phí sẽ gặp khó khăn, do đồng Euro mất giá so với đồng USD.
Cùng đó, đồng Nhân dân tệ yếu cũng đang cản trở các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang Trung Quốc, dù nước này vẫn đang có nhu cầu nhập khẩu nhiều gạo.
Theo VFA, để tháo gỡ khó khăn trong hoạt động xuất khẩu gạo 6 tháng cuối năm, kiến vào cuối tháng này, Bộ Công Thương sẽ tổ chức một hội nghị bàn việc tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của ngành gạo, với sự chủ trì của lãnh đạo Chính phủ./.
Theo_VOV
Đại gia thủy sản Việt "lo ngay ngáy" mất thị trường vì dư lượng kháng sinh
Kháng sinh là câu chuyện dai dẳng với thủy sản nước ta nhiều năm nay, nhưng chưa xử lý được triệt để...
Nguy cơ mất thị trường vì thủy sản nhiễm kháng sinh
Tin tức trên báo Tri thức trực tuyến, nhiều DN cho biết đang đau đầu trước nguy cơ mất thị trường xuất khẩu thủy sản. Lý do là gần đây, Liên minh châu Âu liên tiếp cảnh báo chất lượng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.
Cụ thể, trong tháng 5 vừa qua, Tổng vụ Sức khỏe và An toàn thực phẩm thuộc Ủy ban châu Âu (EC) đã có công thư gửi Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Việt Nam (Nafiqad) phản ánh về biện pháp kiểm soát chất kháng sinh đối với sản phẩm thủy sản của Việt Nam vẫn chưa được khắc phục hiệu quả.
"Nếu không nghiêm túc thực hiện các yêu cầu về kiểm soát dư lượng kháng sinh, cơ sở chế biến xuất khẩu thủy sản Việt có nguy cơ bị đình chỉ xuất khẩu sang EU" - ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Nafiqad, cảnh báo.
Trước đó, không ít lô hàng thủy sản Việt Nam xuất sang Nhật cũng bị cảnh báo có dư lượng các kháng sinh vượt mức cho phép.
Thông tin trên báo Đầu tư, Nhật Bản đã áp dụng kiểm tra 100% lô tôm của Việt Nam, trong khi EU đã có công văn cảnh báo Việt Nam chưa khắc phục được nạn lạm dụng hóa chất kháng sinh trong thủy sản. Nguy cơ đóng cửa với các thị trường này là có thật.
Không ít lô hàng thủy sản Việt Nam xuất sang Nhật, EU cũng bị cảnh báo có dư lượng các kháng sinh vượt mức cho phép. (Ảnh minh họa).
Được mệnh danh là "vua tôm", song ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn thủy sản Minh Phú lại đang "vò đầu bứt tai" vì khách hàng dọa ngừng nhập khẩu.
"Đợt vừa rồi, tôi đi công tác tại Nhật Bản, gặp các khách hàng Nhật, họ nói không muốn mua tôm Việt Nam nữa, vì tình trạng tôm bơm chích tạp chất, cắm tăm tre, tăm dừa mà muốn chuyển sang mua tôm của Indonesia, Philippines dù giá cao hơn Việt Nam khoảng 2,5-3 USD/kg. Nhiều đối tác yêu cầu, nếu Minh Phú đảm bảo được 100% tôm không bị nhiễm tạp chất, kháng sinh, tăm tre thì họ sẽ mua, nhưng phải chứng minh được toàn bộ hệ thống quản lý phải giám sát từ người nuôi cho đến nhà máy".
Chủ tịch Minh Phú cho hay, hiện Nhật vẫn nhập khẩu tôm của Việt Nam, nhưng yêu cầu kiểm tra 100% nên chi phí rất lớn, khiến giá thành xuất khẩu bị đội lên, kém cạnh tranh hơn so với các đối thủ. Trong khi đó, nuôi tôm sú ở nước ta chủ yếu là quảng canh, nên yêu cầu của đối tác là giám sát được 100% quy trình nuôi là rất khó.
"Để giám sát được 100%, mỗi ao nuôi, Công ty phải cử 2-3 người theo dõi cả quá trình, rất tốn kém. Theo tính toán của chúng tôi, chi phí tiền kiểm kháng sinh từ ao nuôi của người dân đến nhà máy lên đến 8.400 đồng/kg (khoảng 10%) khiến doanh nghiệp giảm sức cạnh tranh".
Có thể nói, kháng sinh là câu chuyện dai dẳng với thủy sản nước ta nhiều năm nay, nhưng chưa xử lý được triệt để. Ông Lê Văn Quang cho biết: "Về bơm chích tạp chất, kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản, tôi và nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản Nguyễn Thị Hồng Minh đã đấu tranh 20 năm mới được đưa vào Bộ luật Hình sự, có hiệu lực từ 1/7 tới. Hy vọng, tới đây, khi hành vi này bị xử lý hình sự thì tình trạng bơm chích tạp chất vào thủy sản sẽ giảm".
Thông tin trên báo Diễn đàn Doanh nghiệp, chỉ tính năm 2015, gần 260 lô hàng thủy sản Việt Nam bị các nước nhập khẩu cho "hồi hương" vì hóa chất, kháng sinh, vi sinh vật vượt ngưỡng cho phép. Trong quý I/2016, con số trên là 31 lô, trong đó, 10 lô vi phạm quy định về hóa chất, kháng sinh (Nhật, EU cảnh báo nhiều nhất).
Ông Hồ Quốc Lực - Tổng Giám đốc Cty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Sóc Trăng) đã từng phải thốt lên rằng: Chưa bao giờ môi trường ở ĐBSCL lại tệ như bây giờ. Môi trường quá bẩn, sông ngòi đều nhiễm chất thải. Người nuôi bắt buộc phải tăng lượng kháng sinh, thuốc thú y để giảm thiệt hại. Trong khi đó, khi đi tìm nguyên nhân dẫn đến dư lượng thuốc kháng sinh trong thủy sản vượt ngưỡng cho phép, cơ quan quản lý thường đổ lỗi cho người nuôi chưa tuân thủ quy trình. Vậy nhưng, trách nhiệm để các thuốc kháng sinh mặc sức quảng cáo, bán tràn lan thuộc về ai lại rất ít được đề cập. Điều này là không công bằng.
Ông Nguyễn Hữu Dũng - nguyên Phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) khẳng định, thực tế, quy trình quản lý hàng xuất khẩu của Bộ NN - PTNT đang có vấn đề. Ví dụ khi xuất đi EU, Nafiqad kiểm tra cả quá trình sản xuất chế biến, từ nguyên liệu đầu vào nhà máy, đến chế biến, đóng gói và xuất khẩu, nếu đạt yêu cầu, doanh nghiệp sẽ được cấp code xuất khẩu đi châu Âu. Trong quá trình chế biến, đóng gói sản phẩm xuất khẩu, Nafiqad lại lấy mẫu ngẫu nhiên trên từng lô hàng theo tỷ lệ quy định và nếu lô hàng đạt chất lượng, Nafiqad sẽ cấp cho một chứng thư an toàn vệ sinh thực phẩm (health certificate) để doanh nghiệp được xuất khẩu.
Nhưng có một nghịch lý, mặc dù kiểm tra chặt như vậy, và doanh nghiệp phải chịu chi phí kiểm tra từ đầu tới cuối khi xuất khẩu lô hàng, nhưng chứng thư của Nafiqad lại quy định họ chỉ chịu trách nhiệm với mẫu họ kiểm tra. Như vậy, nếu lô hàng bị trả về, Nafiqad hoàn toàn không phải chịu trách nhiệm gì. Đây là quy định hoàn toàn vô lý, một quy định bất cập mà cộng đồng doanh nghiệp đã đấu tranh với Nafiqad để thay đổi nhiều năm nay.
Ngọc Anh (Tổng hợp)
Nguồn: Người đưa tin
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Chiếu xạ vài thiều ở Hà Nội: Tiết kiệm 20 triệu/tấn Trung tâm chiếu xạ Hà Nội vừa được Bộ Nông nghiệp và Thủy lợi Australia công nhận được phép xử lý chiếu xạ quả vải tươi Việt Nam xuất khẩu sang nước này. Nếu chiếu xạ tại Hà Nội, doanh nghiệp xuất khẩu vải sẽ giảm được 20 triệu/tấn vải. Chiều nay (23/6), Trung tâm chiếu xạ Hà Nội tiến hành chiếu xạ...