Xuất khẩu gạo Việt Nam: Cần học bơi ra khỏi… “bể cá cảnh”
Nghị định 107/NĐ-CP quy định các điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo với xu hướng “nới lỏng” hơn nhiều so với Nghị định 109/NĐ-CP đang được kỳ vọng sẽ là “làn gió” mới thúc đẩy ngành gạo xuất khẩu của Việt Nam phát triển mạnh mẽ.
Đã “cởi trói” cho doanh nghiệp
Cộng đồng doanh nghiệp (DN) xuất khẩu (XK) gạo rất vui khi đón nhận Nghị định 107/CP vì nó tạo ra nhiều điều kiện thông thoáng hơn cho DN với những quy định như không bắt buộc thương nhân kinh doanh XK gạo phải sở hữu kho chứa, cơ sở xay xát, chế biến thóc, gạo mà có thể thuê các cơ sở để đáp ứng điều kiện kinh doanh; không quy định quy mô kho chứa, công suất cơ sở xay xát chế biến, không bắt buộc phải có dây chuyền xay thóc, không hạn chế địa bàn đầu tư;
Bên cạnh đó, chỉ quy định kho chứa, cơ sở chế biến phải bảo đảm đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn của Nhà nước; quy định mặt hàng gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng được tự do XK, không hạn chế số lượng, không cần đáp ứng điều kiện kinh doanh, không cần cấp giấy chứng nhận.
Nghị định 107 giúp nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo tham gia thị trường. Ảnh: N.V
“Bối cảnh kinh doanh tự do sẽ đưa đến đào thải. Trật tự sẽ lại được thiết lập thông qua quy luật tự nhiên của thị trường. Trật tự được tạo ra bằng mệnh lệnh hành chính hay bằng hành lang an toàn nhân tạo không thể tốt bằng trật tự do chọn lọc tự nhiên”.
Ông Trần Quốc Khánh -Thứ trưởng Bộ Công Thương
Bãi bỏ thủ tục kiểm tra, xác nhận kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo của Sở Công Thương cấp tỉnh; bãi bỏ quy định thủ tục bắt buộc thương nhân phải đăng ký hợp đồng XK gạo tại Hiệp hội Lương thực Việt Nam; bỏ quy định thương nhân phải có lượng gạo tồn kho tối thiếu tương đương 50% lượng gạo trong hợp đồng đăng ký; bãi bỏ quy định giá sàn gạo XK và các quy định yêu cầu tuân thủ giá sàn XK trong giao dịch, ký kết hợp đồng…
Với độ “mở” của Nghị định 107/CP, người nông dân, hợp tác xã hay DN chỉ cần có vùng nguyên liệu vài chục ha và đầu tư vào đó giống lúa thơm, lúa chất lượng cao hay một giống lúa nào đó và tạo ra một sản phẩm riêng, có thể đóng bao và XK cho các nhà bán lẻ ở các thị trường nước ngoài mà không cần giấy phép, không cần đăng ký kinh doanh.
Vẫn còn băn khoăn
Video đang HOT
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), VFA có nhiệm vụ tổ chức thực hiện đăng ký hợp đồng của các thương nhân XK gạo. Sau đó, VFA báo cáo định kỳ và đột xuất cho Bộ Công Thương.Nhưng khi áp dụng Nghị định 107, việc đăng ký hợp đồng XK không còn nữa. Đây là một trở ngại lớn trong việc chủ động nguồn thông tin phục vụ công tác điều hành XK gạo, nhất là khi thị trường có biến động cần theo dõi kịp thời.
Nghị định 107 ra đời cũng là thách thức khi có thêm nhiều DN nhỏ tham gia XK gạo. Ông Nguyễn Ngọc Nam – Chủ tịch VFA lo lắng: “Việc cạnh tranh nếu không lành mạnh thì sẽ gây tác động tiêu cực đến thị trường gạo cũng như uy tín của thương hiệu gạo Việt Nam”.
Theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, việc DN XK gạo bày tỏ lo ngại quanh nghị định mới là dễ hiểu. Sau 1 tháng có hiệu lực, thắc mắc của DN tập trung quanh 3 vấn đề chính: Nghị định 107 có tạo ra việc phân biệt đối xử; lo ngại tình trạng kinh doanh hỗn tạp và lo ngại thiếu thông tin điều hành. Nghị định mới quy định DN chỉ cần đi thuê kho, cơ sở chế biến là có thể tham gia XK gạo.
Việc này khiến các DN đã bỏ vốn lớn đầu tư cơ sở ban đầu, lẫn vùng nguyên liệu (theo Nghị định 109 mới đủ điều kiện tham gia XK) cảm thấy bị ấm ức.
Thứ trưởng Khánh cho rằng, một khi DN đã quyết định gắn bó với sự nghiệp XK gạo, những đầu tư này trước sau gì cũng phải làm. DN phải chứng minh được năng lực của mình với thị trường thế giới từ hàng đến chất lượng hàng. Những đầu tư theo Nghị định 109 không hề phí phạm vì đó là sự đầu tư cho uy tín thương hiệu của DN.
Về lo ngại thị trường kinh doanh sẽ lại bát nháo như thời trước Nghị định 109 khi có nhiều DN nhỏ cùng tham gia. Thứ trưởng Khánh đề nghị những DN muốn làm ăn chân chính nên chọn góc nhìn tích cực từ mớ hỗn độn đó để thể hiện bản lĩnh, uy tín của mình.
Giai đoạn trước, DN có thể biết được tình hình hiện đã xuất được bao nhiêu, còn tồn kho bao nhiêu. Sau những báo cáo và cảnh báo, mọi người cảm thấy rất yên ổn rồi tự khen nhau.”Trong môi trường kinh doanh trật tự và an toàn mang tính nhân tạo đó, ai cũng cảm thấy an tâm vì được bảo bọc, không muốn rời khỏi “bể cá cảnh” được chăm sóc hàng ngày để tự tin bước ra ngoài bằng nội lực. Đừng mong sống mãi trong môi trường an toàn bằng cơ chế nữa.”- Thứ trưởng Khánh chia sẻ.
Trong môi trường cạnh tranh mới, Bộ Công Thương đặt ra 3 yêu cầu với DN: Không được phép để lúa gạo nông dân làm ra bị thừa mứa, không tiêu thụ được; không để giá cả biến động làm ảnh hưởng đến chỉ số CPI; không được cạnh tranh phá giá lẫn nhau, tranh mua tranh bán.
Theo Danviet
Doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải học cách bơi ra khỏi "bể cá cảnh"
Doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải học cách bơi ra khỏi "bể cá cảnh" vốn quen được bảo bọc an toàn để vươn ra biển lớn. Nghị định (NĐ) 107 về xuất khẩu gạo sẽ tạo động lực cho doanh nghiệp trưởng thành hơn.
Ông Trần Quốc Khánh - Thứ trưởng Bộ Công Thương chia sẻ mong muốn như thế tại Hội nghị phổ biến NĐ 107 tổ chức ở TP.HCM, ngày 1.11, sau khi có không ít ưu tư, vướng mắc từ cộng đồng kinh doanh xuất khẩu gạo.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh mong muốn doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải học cách bơi ra khỏi "bể cá cảnh". Ảnh: Nguyên Vỹ
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), VFA có nhiệm vụ tổ chức thực hiện đăng ký hợp đồng của các thương nhân xuất khẩu gạo. Sau đó, VFA báo cáo định kỳ và đột xuất cho Bộ Công Thương.
Nhưng khi áp dụng NĐ 107, việc đăng ký hợp đồng xuất khẩu không còn nữa. Đây là một trở ngại lớn trong việc chủ động nguồn thông tin phục vụ công tác điều hành xuất khẩu gạo, nhất là khi thị trường có biến động cần theo dõi kịp thời.
NĐ 107 ra đời cũng là thách thức khi có thêm nhiều doanh nghiệp nhỏ tham gia xuất khẩu gạo. Ông Nguyễn Ngọc Nam - Chủ tịch VFA lo lắng: "Việc canh tranh nếu không lành mạnh thì sẽ gây tác động tiêu cực đến thị trường gạo cũng như uy tín của thương hiệu gạo Việt Nam".
Theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, việc doanh nghiệp xuất khẩu gạo bày tỏ lo ngại quanh nghị định mới là dễ hiểu. Sau 1 tháng có hiệu lực, thắc mắc của doanh nghiệp tập trung quanh 3 vấn đề chính: NĐ 107 có tạo ra việc phân biệt đối xử; lo ngại tình trạng kinh doanh hỗn tạp và lo ngại thiếu thông tin điều hành.
Nhiều doanh nghiệp lo ngại môi trường kinh doanh sẽ hỗn lộn sau NĐ 107.
Nghị định mới quy định doanh nghiệp chỉ cần đi thuê kho, cơ sở chế biến là có thể tham gia xuất khẩu gạo. Việc này khiến các doanh nghiệp đã bỏ vốn lớn đầu tư cơ sở ban đầu, lẫn vùng nguyên liệu (theo NĐ 109 mới đủ điều kiện tham gia xuất khẩu) cảm thấy bị ấm ức.
Thứ trưởng Khánh cho rằng, một khi doanh nghiệp đã quyết định gắn bó với sự nghiệp xuất khẩu gạo, những đầu tư này trước sau gì cũng phải làm. Doanh nghiệp phải chứng minh được năng lực của mình với thị trường thế giới từ hàng đến chất lượng hàng. Những đầu tư theo NĐ 109 không hề phí phạm vì đó là sự đầu tư cho uy tín thương hiệu của doanh nghiệp.
Về lo ngại thị trường kinh doanh sẽ lại bát nháo như thời trước NĐ 109 khi có nhiều doanh nghiệp nhỏ cùng tham gia, ông Khánh đề nghị những doanh nghiệp muốn làm ăn chân chính nên chọn góc nhìn tích cực từ mớ hỗn độn đó để thể hiện bản lĩnh, uy tín của mình.
"Bối cảnh kinh doanh tự do sẽ đưa đến đào thải. Trật tự sẽ lại được thiết lập thông qua quy luật tự nhiên của thị trường. Trật tự được tạo ra bằng mệnh lệnh hành chính hay bằng hành lang an toàn nhân tạo không thể tốt bằng trật tự do chọn lọc tự nhiên", Thứ trưởng nhấn mạnh.
Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt đó, các doanh nghiệp sẽ tìm đến nhau trong nhóm lớn, đảm bảo chuỗi liên kết chặc chẽ sẽ không sợ các đối tượng kinh doanh mang tính chụp giật.
Nghị định 107 sẽ tạo động lực để doanh nghiệp xuất khẩu gạo tự tin bước ra ngoài bằng nội lực. Ảnh: Nguyên Vỹ
Về mối lo ngại lo ngại thiếu thông tin điều hành, đại diện Bộ Công Thương dẫn dắt các doanh nghiệp quay trở lại vạch xuất phát. Giai đoạn trước, doanh nghiệp có thể biết được tình hình hiện đã xuất được bao nhiêu, còn tồn kho bao nhiêu. Sau những báo cáo và cảnh bảo, mọi người cảm thấy rất yên ổn rồi tự khen nhau.
"Trong môi trường kinh doanh trật tự và an toàn mang tính nhân tạo đó, ai cũng cảm thấy an tâm vì được bảo bọc, không muốn rời khỏi "bể cá cảnh" được chăm sóc hàng ngày để tự tin bước ra ngoài bằng nội lực", Thứ trưởng Khánh kể.
Nhưng thực chất việc kinh doanh không hề dễ dàng như thế. Không có nước nào yêu cầu doanh nghiệp phải báo cáo hợp đồng cho nhà nước cả. Các doanh nghiệp nước ngoài phải kinh doanh theo kiểu "bắn chim trong buồng tối". Tức là tất cả các quyết định đều dựa vào cảm giác và năng lực tự phán đoán thị trường của chính mình.
"Doanh nghiệp trong nước cũng phải học cách làm như thế mới lớn lên được. Đừng mong sống mãi trong môi trường an toàn bằng cơ chế nữa. Tất nhiên, những thông tin, số liệu để nắm bắt cơ cấu hạt gạo xuất khẩu, phục vụ công tác điều hành vĩ mô là cần thiết", Thứ trưởng chia sẻ.
Bộ Công thương đề ra yêu cầu doanh nghiệp phải cạnh tranh lành mạnh và tiêu thụ hết lúa gạo của nông dân. Ảnh: Thuận Hải
Trong môi trường cạnh tranh mới, Bộ Công Thương đặt ra 3 yêu cầu với doanh nghiệp: Không được phép để lúa gạo nông dân làm ra bị thừa mứa, không tiêu thụ được; Không để giá cả biến động làm ảnh hưởng đến chỉ số CPI; Không được cạnh tranh phá giá lẫn nhau, tranh mua tranh bán. Ở chiều ngược lại, xã hội và truyền thông cũng tăng cường giám sát công tác điều hành của Bộ Công Thương đến các sở ngành cấp địa phương.
"Mô hình quản lý phải thay đổi trong yêu cầu mục tiêu không đổi là bài toán khó mà chính quyền lẫn doanh nghiệp phải nỗ lực đồng hành để vượt khó", Thứ trưởng Khánh nói.
Theo Danviet
Đến năm 2030, thế giới có thể không còn nạn đói Ngày 16/10, Bộ NN&PTNT phối hợp Tổ chức Lương thực và nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) tại Việt Nam tổ chức kỷ niệm lần thứ 38 Ngày lương thực thế giới và 40 năm hoạt động của FAO tại Việt Nam. Chủ đề Ngày Lương thực thế giới năm 2018 là "Hành động hôm nay-Tương lai ngày mai. Để thế giới...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hậu quả khôn lường khi lan truyền thông tin sai sự thật về "bắt cóc trẻ em", "buôn người"

Hà Nội, TPHCM chịu được động đất tối đa bao nhiêu?

Kiểm tra đột xuất, CSGT phát hiện loạt xe máy độ, chế của học sinh

Bé gái 10 ngày tuổi bị bỏ rơi bên đường lúc rạng sáng

Nam công nhân nghi bị rượt đuổi, tông đuôi xe đầu kéo tử vong ở Bình Dương

Hối thúc đưa máy bay B727 bị "bỏ rơi" tại Nội Bài về Cam Ranh

40 mỏ vàng vừa được phát hiện ở Tây Bắc ước tính trị giá bao nhiêu?

Xuất hiện clip chọi trâu nghi ở Nghệ An, chính quyền phủ nhận

Vụ 40 học sinh ở TP Thủ Đức nghi ngộ độc: 2 trường tự gửi mẫu kiểm nghiệm

Người đàn ông rơi từ cầu dẫn vào khu mua sắm chợ Đà Lạt xuống đất

6 ô tô va chạm liên hoàn trên cầu Sài Gòn sau cơn mưa dông

Người đàn ông dùng gậy sắt truy sát cả nhà, 3 người thương vong
Có thể bạn quan tâm

Sau phút vui nổ trời vì trúng độc đắc tiền tỷ, cha con ra tòa, bạn thân từ mặt
Pháp luật
4 phút trước
Động đất Myanmar: Cứu sống một người sau gần 4 ngày, số người chết gần vượt 3.000
Thế giới
9 phút trước
Buổi thử vai đầy dấu hiệu rợn người cho phim của Kim Soo Hyun: Diễn ra ở hộp đêm, yêu cầu diễn viên nữ ăn mặc hở hang và hành động kỳ lạ
Hậu trường phim
18 phút trước
20.000 người tuyên bố ủng hộ "Luật phòng chống Kim Soo Hyun" sau chưa đầy 1 ngày
Sao châu á
29 phút trước
Hoa hậu Thu Uyên thừa nhận 'đổi đời', không ngại tranh cãi vì show hẹn hò
Sao việt
35 phút trước
Ký sinh trùng đáng sợ tấn công nhiều nam giới Việt
Sức khỏe
37 phút trước
Mẹ biển - Tập 12: Tin dữ về, những người phụ nữ làng chài đội tang chồng
Phim việt
53 phút trước
Voọc chà vá chân nâu: Nét chấm phá của thiên nhiên trên bán đảo xanh
Du lịch
1 giờ trước
Lưu Diệc Phi ở đỉnh cao nhan sắc, các nghệ sĩ lứa sau thành người hâm mộ
Người đẹp
1 giờ trước
Jennie mặc váy xẻ ngực sâu, chiếm trọn tâm điểm ở giải Billboard
Phong cách sao
1 giờ trước