Xuất khẩu gạo tiếp tục gặp nhiều khó khăn
Xuất khẩu gạo tiếp tục gặp khó khăn khi các thị trường lớn của Việt Nam như Indonesia chưa có ý định tiếp tục nhập khẩu gạo. Trong khi đó, thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất là Trung Quốc áp dụng chương trình giám sát chặt chẽ gây bất lợi cho xuất khẩu gạo của Việt Nam.
(Ảnh minh hoạ).
Báo cáo của Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, tính đến ngày 13/9/2016, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các tỉnh vùng ĐBSCL đã xuống thu hoạch vụ Hè Thu khoảng 1,1 triệu ha với năng suất 5,7 – 5,8 tấn/ha; vụ Thu Đông xuống giống khoảng 650.000 ha/867.000 ha diện tích kế hoạch.
Đáng lưu ý, dù trúng thầu cung cấp cho Philippines 150.000 tấn gạo nhưng giá lúa gạo trong nước lại giảm mạnh từ 200 – 400 đồng/kg do nguồn cung tăng từ một số địa phương vùng ĐBSCL đã bắt đầu thu hoạch vụ Thu Đông.
Tại Tiền Giang, lúa IR5040 tươi bán tại ruộng có giá 4.300 – 4.400 đồng/kg, giá lúa chất lượng cao chưa đến 5.000 đồng/kg, giảm khoảng 200 đồng/kg so với tháng 8/2016. Tại Hậu Giang, giá lúa thậm chí còn rẻ hơn. Lúa IR5040 chỉ có giá từ 3.900 đồng/kg đến 4.000 đồng/kg, giảm tới 400 đồng/kg so với thời điểm đầu vụ và giảm đến 600 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2015.
Về xuất khẩu, xuất khẩu gạo trong tháng 9/2016 ước đạt 250 nghìn tấn với giá trị 110 triệu USD, giảm 43% về lượng và giảm 39% về trị giá so với cùng kỳ 2015. Lũy kế xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2016 ước đạt 3,7 triệu tấn, trị giá ước đạt 1,65 tỷ USD, giảm 15% về lượng và giảm 13% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Video đang HOT
Vừa qua, VFA đã phải hạ chỉ tiêu xuất khẩu gạo trong năm 2016 xuống còn 5,65 triệu tấn so với chỉ tiêu cũ là 6,5 triệu tấn. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2009, xuất khẩu gạo của Việt Nam xuống dưới mức 6 triệu tấn.
Trung tâm thông tin thuộc Bộ Công Thương dự báo, xuất khẩu gạo tiếp tục gặp khó khăn khi các thị trường lớn của Việt Nam như Indonesia chưa có ý định tiếp tục nhập khẩu gạo. Trong khi đó, thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất là Trung Quốc áp dụng chương trình giám sát chặt chẽ gây bất lợi cho xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Trên thi trương thê giơi, Thái Lan dự kiến sẽ thu hoạch 23,55 triệu tấn gạo trong khoảng tháng 10 -12/2016. Đây là lý do khiến Thái tạm dừng mở bán đấu giá gạo dự trữ để tránh dư thừa trên thị trường trong thời điểm thu hoạch lúa. Xuất khẩu gạo Thái Lan từ đầu năm tới nay đạt 6,57 triệu tấn. Thái Lan đã đặt mục tiêu xuất khẩu 9,5 triệu tấn gạo trong năm 2016. Hiện dự trữ gạo của nước này còn khoảng 8,4 triệu tấn gạo.
Tại khu vực châu Á, giá gạo xuất khẩu nhìn chung ổn định, mặc dù khoảng cách giá gạo Thái Lan và Việt Nam nới rộng trong bối cảnh tiêu thụ chậm, trong khi gạo Ấn Độ giảm giá nhẹ do nhu cầu cũng yếu.
Khoảng cách giữa giá gạo 5% tấm của Thái Lan và Việt Nam đã tăng lên mức 33 USD/tấn. Gạo 5% tấm của Việt Nam giảm mạnh xuống còn 340 – 345 USD/tấn (FOB) so với thời điểm đầu tháng. Gạo 25% tấm hiện khoảng 330 – 332 USD/tấn (FOB) so với 330 – 335 USD/tấn thời điểm đầu tháng 9. Giá gạo xuất khẩu hiện đang ở mức thấp trong nhiều tháng do khối lượng cung cấp cho Philippines quá ít so với nguồn cung dự trữ hiện tại.
Giá gạo trên thế giới được dự báo sẽ tiếp tục ở mức thấp do sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước xuất khẩu gạo, khi nhu cầu tiêu thụ thấp và sản lượng tăng khi các nước xuất khẩu đều dự báo sẽ bội thu trong vụ thu hoạch tới.
Phương Dung
Theo Dantri
Cách một con sông nhưng gạo Việt "thua trắng" gạo Campuchia
"Đất Campuchia giống như Đồng bằng Sông Cửu Long Việt Nam, cách nhau một con sông nhưng gạo họ ngon hơn chúng ta, vì Campuchia nghiêm túc thực hiện quy trình sử dụng phân bón hữu cơ khép kín và các quy chuẩn về phân bón hợp lý".
Đây là thông tin được ông Nguyễn Hạc Thúy, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký trung ương Hiệp hội Phân bón Việt Nam chia sẻ về tình trạng "ma trận" phân bón giả, phân bón kém chất lượng đang ảnh hưởng nặng nề đến năng suất, chất lượng gạo và phát triển bền vững ngành sản xuất gạo của Việt Nam.
Nguyên nhân nào khiến gạo Việt "đi trước nhưng lại về" sau Campuchia?
Theo ông Thúy, Viện Lúa gạo (IRRI), Tổ chức Nông lương quốc tế (FAO) và Ban Lúa gạo quốc tế (IRC) tổng kết, nếu phân bón đồng bộ, hợp lý và cân đối thì cho tăng năng suất cây trồng bình quân từ 35-40% nhờ phân bón. Gạo là sản phẩm thiết yếu nuôi gần 80% dân số thế giời. Còn phân bón là nguyên liệu thiết yếu đầu vào cho tăng năng suất cây trồng. Vì vậy, IFA và FAO kết luận: cứ 3 người sống trên hành tinh thì có một người sống nhờ tăng năng suất cây trồng nhờ phân bón.
Tuy nhiên, tình hình phân bón giả, phân bón kém chất lượng luôn luôn âm ỉ gây thiệt hại cho bà con nông dân. Trong sản xuất thường được mùa mất giá, được giá mất mùa, thiên tai, dịch bệnh... dẫn đến chưa xây dựng được thương hiệu trong nước bền vững và đặc biệt là thương hiệu quốc tế về nông sản Việt Nam.
Như Việt Nam đã xuất khẩu gạo gần 20 năm nhưng chưa đạt thương hiệu quốc tế. "Trong khi sau lưng ta, đi sau ta, đất nước Campuchia tại Hội chợ Thương mại Lương thực quốc tế năm 2014, gạo thơm Phka Romdoil (hay còn gọi là gạo lài Campuchia) đã 3 lần trình làng, được xếp hạng gạo ngon nhất thế giới. Đất nước Campuchia giống như Đồng bằng Sông Cửa Long Việt Nam, cách nhau một con sông nhưng họ đã đạt, vì Campuchia nghiêm túc thực hiện quy trình sử dụng phân bón hữu cơ khép kín và các quy chuẩn về phân bón hợp lý", ông Thúy cho biết.
Trước đó, bà Lê Thị Tú Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Nông nghiệp GAP, cũng từng nêu lên vấn đề này. Theo bà Tú Anh, cùng một giống lúa ở Nhật nhưng khi trồng tại Nhật thì chất lượng gạo tốt hơn, thơm dẻo hơn. Khi trồng tại Việt Nam thì gạo ngày càng có chất lượng kém hơn.
"Cùng một giống lúa ở Nhật nhưng khi trồng tại Nhật thì chất lượng gạo tốt hơn, thơm dẻo hơn. Khi công ty Kitoku-Angrimex mang về trồng tại An Giang thì gạo ngày càng có chất lượng kém hơn. Nguyên nhân là nông dân Việt Nam sử dụng phân hóa học không đúng cách. Hay các giống lúa truyền thống như Jasmine 85, Thơm Sóc Trăng ST5... ngày càng mất mùi thơm, độ dẻo kém dần và không còn vị ngọt đậm đà của hạt gạo", bà Tú Anh dẫn chứng.
Tuy nhiên, về vấn đề này, đại diện Hội Nông dân Việt Nam cho rằng, không thể trách người nông dân được vì thực tế nông dân đang là "nạn nhân" của phân bón giả, phân bón kém chất lượng,
Các đối tượng sản xuất phân bón giả, phân bón kém chất lượng lợi dụng sự thiếu hiểu biết, tâm lý ham rẻ của bà con nông dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, địa bàn rộng, trình độ dân trí thấp để bán phân bón giả.
"Do trình độ thấp, khi bón cho cây trồng, đến cuối vụ, khi thấy cây trồng xấu đi, năng suất thấp... lúc đó người nông dân mới cảm nhận được. Mặc dù phải bỏ ra khoản tiền lớn mua phân bón nhưng mùa vụ thất thu", vị đại diện này nói.
Nguyễn Tuyền
Theo Dantri
Miền Tây lo 'giữ' lũ Sau 20 năm rầm rộ đắp những tuyến đê bao khép kín ngăn lũ, đến nay miền Tây lại phải tính chuyện "giữ" lũ như một giải pháp cứu cả đồng bằng. Tuyến đê bao ngăn lũ ở Tứ Giác Long Xuyên Không thể phủ định những thành tựu từ việc đắp đê bao ngăn lũ đưa nước ta từ một nước thiếu...