Xuất khẩu điện thoại, dệt may đem về nhiều ngoại tệ nhất
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 15.7, trong số các nhóm hàng xuất khẩu chính của Việt Nam, điện thoại và linh kiện chính là nhóm hàng mang về nhiều ngoại tệ nhất.
Theo đó, trong nửa đầu tháng 7.2016 (từ 1.7-15.7), Việt Nam đã thu được 1,2 tỷ USD từ xuất khẩu điện thoại và linh kiện, giảm 12,7 % so với 15 ngày cuối tháng 6. Tính đến ngày 15.7, xuất khẩu nhóm hàng này đạt hơn 18 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Hải quan Việt Nam, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong nửa đầu tháng 7 đạt hơn 7,21 tỷ USD, giảm 6,2% (tương ứng giảm hơn 477 triệu USD) so với 15 ngày cuối tháng 6.2016. Tính đến hết ngày 15/7/2016 kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt hơn 89,3 tỷ USD, tăng 6,5% (tương ứng tăng gần 5,44 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2015.
Cũng tính đến 15.7, đứng ở vị trí thứ 2 về giá trị xuất khẩu, nhóm mặt hàng dệt may thu được hơn 12 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ 2015. Tiếp theo là nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt gần 8,6 tỷ USD, tăng 8,9%; giày dép các loại đạt gần 6,9 tỷ USD, tăng 8,3%; máy móc thiết bị và phụ tùng đạt gần 4,9 tỷ USD, tăng 19,4%….
Theo Hải quan Việt Nam, trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong nửa đầu tháng 7.2016 đạt gần 4,93 tỷ USD, giảm 7,1% (tương ứng giảm 375 triệu USD) so với 15 ngày cuối tháng 6.2016.
Video đang HOT
Như vậy, tính đến hết ngày 15.7.2016 kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI đạt hơn 62,25 tỷ USD, tăng 9,8% tương ứng tăng gần 5,56 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2015 và chiếm đến 69,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước.
Theo Hòa Lộc (Doanh nghiệp Việt Nam)
Sau 4 tháng, doanh nghiệp 100% vốn trong nước nhập siêu 5,6 tỷ USD
Theo Bộ Công Thương, trong tháng 4/2016, Việt Nam đã xuất siêu 100 triệu USD. Tính chung 4 tháng, cả nước xuất siêu khoảng 1,46 tỷ USD, chiếm 2,8% kim ngạch xuất khẩu. Trong khi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) xuất siêu 6,39 tỷ USD thì khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước nhập siêu 5,6 tỷ USD.
Ảnh chỉ mang tính minh họa (Nguồn: TTXVN)
Báo cáo của Vụ Kế hoạch tại buổi họp Giao ban do Bộ Công Thương sáng nay (6/5) cho thấy, kim ngạch xuất khẩu tháng Tư ước đạt 14,1 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính chung 4 tháng, xuất khẩu ước đạt 52,87 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên mức tăng này thấp hơn nhiều so với mức tăng 7,2% của cùng kỳ năm ngoái).
Trong đó, xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) ước đạt 37,1 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm ngoái, còn xuất khẩu của doanh nghiệp 100% vốn trong nước ước đạt 15,1 tỷ USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu tháng Tư ước đạt 14 tỷ USD, giảm 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 4 tháng, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 51,4 tỷ USD, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 30,7 tỷ USD, giảm 1,4%; khu vực đầu tư trong nước đạt 20,7 tỷ USD, giảm 0,8%.
Xét về nhóm hàng, Vụ Kế hoạch cho biết, trong 4 tháng, kim ngạch của nhóm hàng cần nhập khẩu ước đạt gần 44,8 tỷ USD, giảm 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu ước đạt 2,2 tỷ USD, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhóm hàng hạn chế nhập khẩu ước đạt 2,2 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đánh giá bức tranh xuất nhập khẩu 4 tháng đầu năm, ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu cho biết, dù đạt mức tăng 6% trong 4 tháng đầu năm, nhưng so với mục tiêu đề ra từ đầu năm là 10% thì mức tăng còn thấp.
Nguyên nhân là do giá cả của nhiều mặt hàng nông sản cũng như giá dầu vẫn ở mức thấp. Tính chung mức giảm của nhóm hàng khoảng sản sau 4 tháng đã lên tới gần 1 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái.
"Dự báo nhóm nông sản sẽ bị ảnh hưởng do tình hình hạn hán đang lan rộng ở nhiều địa phương của cả nước" - ông Phan Văn Chinh nói.
Trước những vấn đề nêu ra, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, một trong những nhiệm vụ Thủ tướng giao Bộ Công Thương là đánh giá việc sụt giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và sản xuất công nghiệp trong 4 tháng đầu năm.
Chính vì vậy, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã yêu cầu các Vụ, Cục chức năng cần xem xét những rào cản về thủ tục hành chính, qua đó rà soát lại và tinh giản giúp doanh nghiệp có nhiều động lực đẩy mạnh xuất khẩu.
"Bộ sẽ chấn chỉnh trong việc giám sát kiểm tra cấp phép trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, một mặt có thể thu hút đầu tư đồng thời tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh" - Bộ trưởng lưu ý./.
Theo Việt Nam plus
Kim ngạch xuất khẩu trái cây dự kiến đạt hơn 2 tỉ USD Bộ NN&PTNT cho biết, năm 2016 dự kiến kim ngạch xuất khẩu trái cây sẽ đạt hơn 2 tỉ USD, tăng 11% so với năm 2015. Ảnh minh họa Hiện trái cây Việt Nam đã có mặt trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có nhiều thị trường khó tính. Đặc biệt năm nay, các doanh nghiệp xuất khẩu trái...