Xuất khẩu dầu thô của Việt Nam sang Trung Quốc tăng mạnh
Theo Tổng cục Hải quan, trong 11 tháng đầu năm vừa qua, dầu thô của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc là 1,76 triệu tấn, tăng 20,24%, tiếp đến là Singapore 1,2 triệu tấn, tăng 2 lần…
Số liệu vừa công bố của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong tháng lượng 11 vừa qua, xuất khẩu dầu thô của Việt Nam là 668 nghìn tấn, giảm 12,3%, trị giá là 221 triệu USD, giảm 20% so với tháng trước.
Tính đến hết tháng 11 năm 2015, lượng dầu thô xuất khẩu của cả nước đạt 8,35 triệu tấn, giảm 1,2% và kim ngạch đạt 3,48 tỷ USD, giảm 49% so với cùng kỳ năm trước.
Cũng theo Tổng cục Hải quan, trong 11 tháng đầu năm, dầu thô của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc với 1,76 triệu tấn, tăng 20,24%, tiếp đến là sang Singapore 1,2 triệu tấn, tăng 2 lần; Malaysia 1,36 triệu tấn, tăng 34,24% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong tháng lượng 11 vừa qua, xuất khẩu dầu thô của Việt Nam là 668 nghìn tấn, giảm 12,3%.
Video đang HOT
Trái ngược với đà sụt giảm của dầu thô, số liệu của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy, trong 11 tháng đầu năm vừa qua, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vẫn giữ được đà tăng trưởng tốt.
Đối với nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện, trong tháng 11, xuất khẩu nhóm hàng này đạt 2,78 tỷ USD, tăng 4,4% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 11 năm 2015, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đạt 28,44 tỷ USD, tăng 29,5% (tương ứng tăng 6,47 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2014.
Tổng cục Hải quan cũng cho biết, những đối tác chính nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện của Việt Nam trong 11 tháng qua là EU với 9,48 tỷ USD, tăng 19,2% và chiếm 33,3% tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tiếp theo là Tiểu Vương Quốc Ảrập thống nhất; Anh…
Một nhóm hàng có tốc độ tăng trưởng vô cùng ấn tượng trong 11 tháng đầu năm 2015 là hàng dệt may.
Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 11 tháng năm 2015 đạt tới 20,63 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2014 (tương ứng tăng 1,69 tỷ USD).
Trong 11 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ; EU; Nhật Bản; Hàn Quốc…
Ngoài các mặt hàng trên, xuất khẩu nhóm giày dép các loại cũng có mức tăng trưởng tốt trong 11 tháng đầu năm. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu trong tháng đạt 1,1 tỷ USD, tăng 15,1% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 11/2015, xuất khẩu nhóm hàng giày dép đạt 10,8 tỷ USD, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm trước.
Theo_VnMedia
Vinatex xuất khẩu năm 2015 đạt hơn 3,4 tỷ USD
Kim ngạch xuất khẩu chung của toàn Tập đoàn tăng 10% so với năm ngoái tập trung tại vào các thị trường lớn.
Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, năm 2015, kim ngạch xuất khẩu chung của toàn Tập đoàn ước đạt hơn 3,4 tỷ USD, tăng 10% so với năm ngoái.
Đáng chú ý, xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào các thị trường lớn đều giữ được mức tăng trưởng khá, như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc... Có được kết quả này là do có sự đóng góp của các doanh nghiệp lớn thuộc Vinatex như Tổng Công ty cổ phần Phong Phú; Tổng Công ty cổ phần Dệt May Hòa Thọ; Tổng Công ty cổ phần May Việt Tiến; Tổng Công ty May 10; Tổng Công ty Đức Giang...
Xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào các thị trường lớn đều giữ được mức tăng trưởng khá. (Ảnh: Internet)
Để đón đầu các cơ hội từ Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), trong năm nay, tập đoàn đã hoàn thành một loạt dự án sợi với qui mô lớn như: Dự án Nhà máy Sợi Phú Hưng giai đoạn 2; Nhà máy sợi Phú Cường, Nam Định, Dự án Khu liên hiệp dệt may Quế Sơn...
Dự báo, năm 2016 các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam tiếp tục có những tín hiệu khả quan, doanh thu toàn tập đoàn sẽ tăng 8% và lợi nhuận trước thuế có thể tăng 10% so với cùng kỳ năm nay./.
Chung Thủy
Theo_VOV
Sắp hết năm 2015: Xuất khẩu vẫn 'hụt hơi' Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú, vấn đề nổi trội trong 11 tháng qua là xuất khẩu vẫn còn nhiều khó khăn, giá một số mặt hàng nông sản tiếp tục suy giảm so với cùng kỳ. Hiện một số tỉnh, thành phố đã có kế hoạch cụ thể về hàng hóa cung ứng trong dịp Tết. Ảnh: Phan Thu....