Xuất khẩu của Trung Quốc giảm 7,5% trong tháng 5
Tính từ tháng 2 năm nay, xuất khẩu của Trung Quốc đã chứng kiến sự sụt giảm đầu tiên trong tháng 5, khiến đà tăng trưởng bị chững lại.
Một cửa hàng bán lẻ lò nướng tại Hội chợ Xuất nhập khẩu Trung Quốc ở Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc ngày 16-4 – Ảnh: REUTERS
Theo số liệu do Tân Hoa xã công bố ngày 7-6, lượng hàng ra nước ngoài trong tháng 5-2023 của Trung Quốc bị giảm 7,5%, xuống còn 283,5 tỉ USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, nhập khẩu trong tháng 5 cũng giảm 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 217,69 tỉ USD.
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 4,5% trong quý đầu năm nay, được thúc đẩy nhờ dỡ bỏ các hạn chế COVID-19. Nhưng những tín hiệu gần đây cho thấy đà phục hồi đang giảm tốc.
Xuất khẩu của Trung Quốc tăng trong tháng 3 và tháng 4 năm nay. Nhưng sự phục hồi nay đang bị hụt hơi do nền kinh tế Trung Quốc vẫn bị đè nặng bởi những áp lực của lĩnh vực bất động sản.
Video đang HOT
Nhiều Cty bất động sản ngập trong nợ nần, sức mua kém do người mua không còn niềm tin vào lĩnh vực này. Ngoài ra, hơn 20% người trẻ trong độ tuổi 16-24 ở Trung Quốc thất nghiệp trong tháng 4 năm nay.
Theo Hãng tin AFP, lạm phát toàn cầu tăng, nguy cơ suy thoái kinh tế ở những nền kinh tế khác và căng thẳng địa chính trị với Mỹ đã làm suy yếu nhu cầu với các sản phẩm của Trung Quốc.
Tăng trưởng bán lẻ trong tháng 4 chỉ tăng 0,5% so với tháng trước đó. Nhiều dữ liệu sản xuất công nghiệp, xuất khẩu và đầu tư thấp hơn so với kỳ vọng của các chuyên gia kinh tế.
Tuy nhiên, so với bối cảnh toàn cầu, dự báo kinh tế Trung Quốc vẫn là điểm sáng.
2023: Tăng trưởng toàn cầu chậm lại đáng kể
Ngày 6-6, Ngân hàng Thế giới công bố báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu mới. Báo cáo nhận định tăng trưởng toàn cầu đã chậm lại đáng kể và nguy cơ căng thẳng tài chính tại các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi (EMDE) đang gia tăng trong bối cảnh lãi suất toàn cầu tăng cao.
Tăng trưởng toàn cầu được dự đoán sẽ giảm tốc từ 3,1% năm 2022 xuống còn 2,1% năm 2023. Ở các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi, trừ Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng dự kiến sẽ giảm xuống 2,9% trong năm nay từ mức 4,1% năm ngoái. Những dự báo này phản ánh sự giảm tăng trưởng trên diện rộng.
Tăng trưởng của Mỹ trong năm 2023 dự báo đạt 1,1%. Tăng trưởng của Trung Quốc dự báo là 5,6%. Trước đó, hồi tháng 3, Trung Quốc công bố mục tiêu tăng trưởng trong năm 2023 là khoảng 5%.
Chủ tịch Nhóm Ngân hàng Thế giới Ajay Banga cho biết: “Cách chắc chắn nhất để giảm nghèo và lan tỏa sự thịnh vượng là thông qua việc làm, nhưng tốc độ tăng trưởng chậm lại khiến việc tạo việc làm trở nên khó khăn hơn rất nhiều”.
Ông cũng nhấn mạnh điều quan trọng là dự báo tăng trưởng không phải là định mệnh. Chúng ta có cơ hội để lật ngược tình thế nhưng sẽ phải làm việc cùng nhau.
Mỹ tuyên bố 'không bỏ qua' việc Trung Quốc cấm chip Micron
Bộ Thương mại Mỹ cho biết nước này "sẽ không tha thứ" việc Trung Quốc cấm chip Micron và đang hợp tác với các đồng minh để giải quyết vấn đề này.
Hãng tin Reuters ngày 28.5 dẫn lời Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết Mỹ "sẽ không tha thứ" đối với việc Trung Quốc cấm chip của công ty Mỹ Micron Technology và đang hợp tác chặt chẽ với các đồng minh để giải quyết điều mà Mỹ xem là "sự cưỡng bức kinh tế".
Cụ thể, phát biểu sau cuộc họp thuộc Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương ngày 27.5 do Mỹ dẫn đầu, bà Raimondo nói rằng Washington "kiên quyết phản đối" các hành động của Bắc Kinh đối với Micron. Theo bà, những điều này "nhắm vào một công ty duy nhất của Mỹ mà không có bất kỳ cơ sở nào trên thực tế".
Công ty chip Micron của Mỹ. Ảnh REUTERS
Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington chưa phản hồi yêu cầu bình luận về phát biểu của quan chức Mỹ.
Theo tờ South China Morning Post, việc Bắc Kinh cấm Micron được coi là sự trả đũa đối với các hạn chế xuất khẩu mà chính quyền Tổng thống Joe Biden áp lên một số chất bán dẫn tiên tiến nhất định, nhắm vào khả năng của Trung Quốc trong công nghệ chiến lược.
Những nhận xét gay gắt của Mỹ được đưa ra 2 ngày sau khi Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào gặp người đồng cấp Hàn Quốc bên lề hội nghị bộ trưởng thương mại trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được tổ chức vào ngày 25-26.5 tại TP. Detroit (bang Michigan, Mỹ).
"Hai bên tập trung trao đổi quan điểm về việc duy trì sự ổn định của chuỗi cung ứng và công nghiệp, đồng thời tăng cường hợp tác song phương, khu vực và đa phương," theo thông báo của Bộ Thương mại Trung Quốc sau cuộc họp.
Trước đó, ngày 21.5, Cơ quan quản lý không gian mạng của Trung Quốc cho biết Micron, công ty sản xuất chip nhớ lớn nhất của Mỹ, đã không vượt qua được cuộc đánh giá an ninh mạng. Do đó, Bắc Kinh sẽ chặn các nhà khai thác cơ sở hạ tầng quan trọng mua hàng từ công ty này.
Giải mã việc thương mại song phương giữa Trung Quốc và Nga tăng vọt Dữ liệu cho thấy xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga tăng 153,1% trong tháng 4/2023 trong bối cảnh phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn với Moskva. Các mặt hàng cơ khí và điện tử do Trung Quốc sản xuất đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chính sang Nga. Ảnh: AP Tờ Hoàn cầu Thời báo dẫn...