Xuất khẩu của ASEAN lần đầu giảm sau 6 năm
Theo Nikkei, Xuất khẩu từ Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam đã giảm 13% năm ngoái.
Nikkei cho biết xuất khẩu từ Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam – hiện chiếm hơn 90% kim ngạch xuất khẩu của khối – đã giảm 13% năm ngoái. Đây là lần đầu trong 6 năm số liệu này đi xuống.
Nguyên nhân là dầu thô và các tài nguyên khác mất giá, kinh tế Trung Quốc giảm tốc và nhân dân tệ lao dốc. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại số một của cả 5 quốc gia trên.
Hàng hóa tại một bến cảng ở phía nam Malaysia. Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Malaysia, quốc gia xuất khẩu lớn thứ 2 trong 10 nước thành viên ASEAN, có mức giảm mạnh nhất. Do nước này phụ thuộc quá nhiều vào các nguồn tài nguyên như dầu thô, khí đốt và dầu cọ – hiện chiếm hơn 20% xuất khẩu.
Giá trị xuất khẩu của Malaysia năm ngoái giảm 22%, còn 181,7 tỷ USD. Đây cũng là lần đầu tiên sau 6 năm số liệu này đi xuống. Thiếu hụt nguồn thu USD từ xuất khẩu sẽ khiến nhiều công ty Malaysia gặp khó.
Trong khi đó, số liệu này của Indonesia giảm năm thứ 4 liên tiếp với 15%, xuống 150,2 tỷ USD. Nguyên nhân là giá dầu, than và cả cao su xuống thấp.
Việt Nam là quốc gia duy nhất có xuất khẩu tăng năm thứ 6 liên tiếp với 8% lên 162,1 tỷ USD. Nhờ Samsung xây nhà máy sản xuất smartphone lớn nhất thế giới ở Việt Nam, xuất khẩu đồ điện và các thiết bị điện tử đã tăng lên đáng kể. Khi tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), xuất khẩu của Việt Nam được kỳ vọng còn tăng khi hiệp định này có hiệu lực.
Các quốc gia Đông Nam Á vẫn lạc quan về xuất khẩu năm 2016. Ví dụ như Thái Lan, với kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu tăng 5%. Tuy nhiên, triển vọng này vẫn rất mơ hồ, đặc biệt sau khi Trung Quốc thông báo giá trị nhập khẩu nước này hồi tháng một giảm 20%./.
Theo Minh Châu
Theo_VOV
Ngành dịch vụ vực dậy GDP quý IV/2015 của Singapore
Quý IV/2015, nền kinh tế Singapore đã tăng trưởng mạnh hơn những dự báo ban đầu nhờ ngành dịch vụ đã kéo cả nền kinh tế đi lên trong bối cảnh ngành sản xuất và xuất khẩu đi xuống.
Bộ Thương mại Singapore cho biết trong 3 tháng cuối năm, GDP của Singapore tăng trưởng 6,2%, cao hơn so với tốc độ 2,3% của quý III/2015.
Vào tháng 1, mức dự báo trung bình được thị trường đưa ra là 5,7%. Trong khi đó, 11 nhà kinh tế trong cuộc khảo sát của Bloomberg chỉ đưa ra mức 4,5% cho Singapore.
Khi nền kinh tế của Trung Quốc - khách hàng xuất khẩu lớn nhất của Singapore - giảm tốc, ngành dịch vụ có đã có bước phát triển mạnh mẽ để kéo nền kinh tế phát triển theo hướng mở rộng.
Nhà kinh tế Weiwen Ng tại Australia & New Zealand Banking Group Ltd. nhận định rằng ngành dịch vụ sẽ là trụ cột trong sự tăng trưởng của nền kinh tế Singapore trong năm 2016, khi quốc gia này phải chịu ảnh hưởng bởi suy thoái thương mại toàn cầu.
Tuy nhiên, khi các ngành sản xuất trong tình cảnh ảm đạm, thật khó để ngành dịch vụ có thể tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Singapore sẽ sớm phải làm quen với tốc độ tăng trưởng thấp ở mức 1-2% trong những năm tới.
Chính phủ Singapore dự báo mức tăng trưởng 1-3% trong năm 2016. Bộ Tài chính, hiện đang thiết lập ngân sách cho năm 2016, cho biết triển vọng kinh tế toàn cầu đã giảm kể từ đầu năm 2016 do giá dầu tiếp tục giảm mạnh và những biến động trên thị trường tài chính.
Theo_NDH
Dự đoán khó tin: Nga sẽ sớm mất sức mạnh? Theo một số dự đoán mới được đưa ra, dân số, kinh tế và ảnh hưởng của Nga sẽ giảm mạnh trong 25 năm tới. Báo News của Australia trích dẫn dự đoán của hãng tình báo tư nhân Mỹ Stratfor rằng, Nga - một cường quốc thế giới hiện nay - sẽ không chỉ mất đi đồng minh và ảnh hưởng, mà...