Xuất khẩu của Armenia sang Nga gia tăng bất chấp căng thẳng ngoại giao
Trong khi mối quan hệ chính trị của Armenia với Nga đã xấu đi trong vài năm qua, thì thương mại song phương lại phát triển mạnh mẽ.
Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev (trái) trong cuộc gặp Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan (phải) do Tổng thống Nga Vladimir Putin (giữa) làm trung gian tại thành phố Sochi, Nga ngày 31/10/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Bất chấp quan hệ chính trị giữa Armenia và Nga xấu đi, thương mại song phương vẫn phát triển mạnh mẽ, khiến các đối tác phương Tây băn khoăn về cách tiếp cận với các biện pháp trừng phạt của họ từ Yerevan, theo mạng tin châu Âu Euractiv.com mới đây.
Sau các lệnh trừng phạt nhằm vào Moskva, xuất khẩu của Armenia sang Nga đã tăng gấp ba lần vào năm 2022 và sau đó tăng gấp đôi từ tháng 1 đến tháng 8/2023, tạo cơ sở cho những cáo buộc về việc quốc gia Nam Caucasus này không tuân thủ chế độ trừng phạt của phương Tây.
Kể từ khi Armenia gia nhập Liên minh kinh tế Á-Âu do Nga đứng đầu vào năm 2014, Nga đã trở thành đối tác thương mại số một của Armenia. Thị phần của Nga trong xuất khẩu nước ngoài của Armenia càng tăng thêm sau cuộc xung đột ở Ukraine.
Năm 2023, thương mại với Nga chiếm hơn 35% tổng ngoại thương của Armenia, so với tổng thị phần 13% của EU.
Video đang HOT
Sự phụ thuộc cao về nền kinh tế Armenia vào thương mại với Nga đã khiến nước này thực tế không thể tham gia các lệnh trừng phạt chống Moskva mà không gặp phải nguy cơ suy thoái kinh tế chưa từng có.
Tuy nhiên, sự phụ thuộc kinh tế ngày càng tăng vào thị trường Nga không cản trở nỗ lực của Chính phủ Armenia nhằm dần dần chuyển hướng địa chính trị sang phương Tây.
Như vậy, hoàn toàn ngược lại với những căng thẳng giữa Moskva và Yerevan, trong đó có việc Armenia công khai bất đồng với Nga liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine, thương mại song phương Nga – Armenia iếp tục gia tăng.
Tăng tái xuất
Theo cơ quan thống kê nhà nước Armenia, vào năm 2022, khối lượng thương mại giữa Armenia và Nga tăng gần gấp đôi, đạt 5,3 tỷ USD. Xu hướng này tiếp tục diễn ra vào năm 2023 và những tháng đầu năm 2024. Sự gia tăng xuất khẩu của Armenia sang Nga phần lớn là do tái xuất sản phẩm từ các nước thứ ba.
Theo Cơ sở dữ liệu Comtrade của Liên hợp quốc, danh sách các sản phẩm xuất khẩu từ Armenia sang Nga trong hai năm qua bao gồm điện thoại di động, máy tính, tai nghe và các thiết bị kỹ thuật khác.
Trong những tháng gần đây, việc tái xuất khẩu kim cương và vàng cũng ngày càng gia tăng.
Để tránh những vấn đề có thể xảy ra khi tuân thủ chế độ trừng phạt từ phương Tây, Chính phủ Armenia đã công khai dữ liệu về thương mại với Nga và đầu tư vào việc cung cấp thông tin cập nhật gần như theo thời gian thực về xuất nhập khẩu sang Nga.
Seda Hergnyan, chuyên giám sát việc tuân thủ các lệnh trừng phạt của Armenia, nói: “Tái xuất khẩu đang gia tăng, các sản phẩm được tái xuất khẩu hiện không bị trừng phạt, hoặc ít nhất là chưa. Tuy nhiên, nếu sắp tới phương Tây quyết định coi việc tái xuất khẩu sang Nga là hành vi lách lệnh trừng phạt, thì tất cả hàng xuất khẩu của Armenia sẽ gặp rủi ro, nhưng thách thức chính liên quan đến việc tái xuất khẩu gia tăng là rủi ro cho chính sự phát triển kinh tế của Armenia”.
Theo chuyên gia Hergnyan, có nhiều lo ngại rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Armenia ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào thị trường Nga. Quá trình tăng trưởng kinh tế này của Armenia không ổn định và phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài hơn là sự phát triển kinh tế nội tại và tốc độ sản xuất tăng lên. Những yếu tố bên ngoài đó có thể thay đổi nhanh chóng.
Tuy nhiên, hiện tại, theo chuyên gia Hergnyan, quy trình tái xuất là minh bạch và được cơ quan thống kê của Armenia ghi lại một cách công khai. Sự minh bạch này được cho là đang giúp Chính phủ Armenia xóa tan những nghi ngờ về họ.
Trong khi đó, để tăng cường giám sát khả năng lách lệnh trừng phạt của các công ty đã đăng ký ở Armenia, chính quyền nước này đã ban hành giấy phép bắt buộc của chính phủ vào năm 2023 đối với các lô hàng vi mạch, máy biến áp, máy quay video, ăng-ten và các thiết bị điện tử khác sang Nga.
Các quan chức Mỹ và EU đã nhiều lần tuyên bố rằng chính quyền Armenia đang hợp tác với các đối tác phương Tây trong lĩnh vực này. Trong phiên điều trần của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ vào tháng 11 năm ngoái, Trợ lý Ngoại trưởng James O’Brien đã ca ngợi những cải cách do Chính phủ Armenia thực hiện cho phép chính quyền Mỹ theo dõi thương mại với Nga.
Vào tháng 3/2024, Nghị viện châu Âu đã đánh giá tích cực thành tích hợp tác tổng thể của Armenia trong bối cảnh áp các lệnh trừng phạt. Trong nghị quyết về mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa EU và Armenia, Nghị viện châu Âu lưu ý rằng mặc dù xuất khẩu sang Nga tăng lên nhưng Đặc phái viên của EU về trừng phạt, David O’Sullivan, vẫn chưa bày tỏ bất kỳ lo ngại nào về sự hợp tác của chính quyền Armenia với EU trong việc ngăn chặn việc lách các lệnh trừng phạt.
Armenia tuyên bố không có kế hoạch gia nhập NATO
Ngoại trưởng Armenia Ararat Mirzoyan tuyên bố quốc gia này không có kế hoạch gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Ngoại trưởng Armenia Ararat Mirzoyan. Ảnh: TASS
"Chúng tôi đã hợp tác với NATO, đang tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình ở Afghanistan, tăng cường hiện diện ở Kosovo. Nhưng đây chỉ là một hình thức hợp tác. Còn về kế hoạch gia nhập NATO, chúng tôi chưa có kế hoạch gia nhập liên minh quân sự này. Hiện nay, vấn đề này không nằm trong chương trình nghị sự của Armenia", ông Mirzoyan khẳng định trong cuộc phỏng vấn với trang tin Todos Noticias.
Về phía châu Âu, dẫn bài phát biểu gần đây của Thủ tướng Nikol Pashinyan tại Nghị viện châu Âu, Ngoại trưởng Mirzoyan nói Armenia hướng tới châu Âu. Ông Pashinyan nói rằng Armenia sẵn sàng đẩy mạnh quan hệ với Liên minh châu Âu (EU) và khối này cũng có mong muốn thực hiện điều tương tự với Armenia.
Tuyên bố của nhà ngoại giao Armenia được đưa ra sau khi Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết Moskva lo ngại về cuộc gặp Armenia - EU - Mỹ dự kiến diễn ra vào ngày 5/4.
Armenia là đồng minh thân cận của Nga trong khối Hiệp ước An ninh tập thể (CSTO). Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Nga và Armenia đã trở nên xấu đi trong thời gian qua.
Hồi tháng 2, Thủ tướng Pashinyan nói rằng Armenia ngày càng không hài lòng với CSTO, khối liên minh an ninh gồm 6 thành viên được thành lập sau khi Liên Xô tan rã. Ông cho hay nước này sẽ rời khỏi CSTO do Moskva lãnh đạo trừ khi tổ chức này nêu chi tiết cam kết nhằm duy trì an ninh của Armenia.
Armenia tỏ ra không hài lòng với Nga vì cho rằng Moskva chưa có các động thái đủ mạnh mẽ hỗ trợ đồng minh CSTO trong cuộc xung đột với Azerbaijan ở Nagorno - Karabakh. Đây là khu vực được cộng đồng quốc tế công nhận là thuộc về Azerbaijan nhưng có phần lớn người dân là người gốc Armenia sinh sống.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ Nga không phản đối quyền của bất kỳ quốc gia nào trong việc xác định chính sách đối ngoại dựa trên lợi ích quốc gia của họ, nhưng cho biết hành vi của Armenia là không phù hợp.
Thủ tướng Armenia nói Azerbaijan có thể tấn công nếu không có thỏa hiệp Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan nói rằng Armenia có thể phải đối mặt chiến tranh nếu không thỏa hiệp với Azerbaijan trong việc trả lại một số vùng lãnh thổ thuộc Azerbaijan mà Yerevan đã kiểm soát từ đầu thập niên 1990. Thủ tướng Pashinyan đưa ra cảnh báo như trên trong cuộc họp hôm 18.3 với người dân của các khu vực...