Xuất khẩu cao su vẫn ‘trông” chính vào Trung Quốc
Hiện nay, mặt hàng cao su thiên nhiên đã ổn định được thị trường xuất khẩu, với lượng xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc.
Theo Bộ NN&PTNT: Thời gian qua, nhu cầu và nguyên liệu cao su thiên nhiên để sản xuất săm lốp ô tô của Trung Quốc tăng nhẹ. Giá trị xuất khẩu cao su sang thị trường này 7 tháng đầu năm tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước. Giá xuất khẩu cao su hiện ổn định ở mức 10.400 NDT/tấn.
Ảnh minh họa
Ngoài Trung Quốc, Ấn Độ đang là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của cao su Việt Nam. Tuy nhiên, trong 7 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu cao su sang Ấn Độ lại giảm 1,7% so với cùng kỳ năm 2015.
Tại thị trường trong nước, trong tháng 8, giá cao su thành phẩm tại Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh diễn biến trái chiều khi cao su SVR 3L giảm, còn cao su SVR10 lại tăng nhẹ.
Cụ thể: cao su SVR3L giảm từ 30.100 đ/kg (1-8) xuống còn 28.800 đ/kg (ngày 17.8); trong khi cao su SVR10 tăng từ 26.100 đ/kg lên 27.500 đ/kg. Giá mủ cao su dạng nước tại Bình Phước diễn biến tăng tích cực, từ 6.720 đ/kg lên 7.040 đ/kg và hiện là 7.360 đ/kg đối với mủ tạp 32 độ.
Trên thực tế, hiện nay không chỉ riêng cao su mà nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu khác của Việt Nam như gạo, chè, sắn… đều khá “dựa dẫm” vào thị trường Trung Quốc.
Tuy nhiên, sự phụ thuộc quá lớn vào thị trường này dẫn đến rủi ro hiện hữu là chỉ cần Trung Quốc ngừng hoặc hạn chế thu mua là ngay lập tức các sản phẩm rơi vào cảnh lao đao. Ngoài ra, xuất khẩu sang Trung Quốc cũng dễ rơi vào tình trạng bị o ép về giá cả…
Video đang HOT
Bởi vậy, mặc dù Trung Quốc vẫn là thị trường quan trọng, song các chuyên gia khuyến cáo doanh nghiệp xuất khẩu cao su nói riêng, những mặt hàng nông sản khác nói chung cần nỗ lực hơn nữa nhằm nâng chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, hướng tới các thị trường tiềm năng nhưng ổn định khác.
Theo Thanh Nguyễn (Báo Hải Quan)
Cho mía "sống chung" với cao su
Để ổn định sản xuất, nhiều công ty mía đường đang nỗ lực tìm con đường riêng để chủ động vùng nguyên liệu. Khi giá mủ cao su xuống thấp, mô hình thí điểm xen canh mía với cao su là một trong những giải pháp được lựa chọn.
Kỹ thuật trồng xen
Tại buổi báo cáo về hiệu quả của mô hình này, bà Trần Quế Trang- Tổng Giám đốc Công ty CP Đường Biên Hòa cho rằng mía trồng xen có hiệu quả và không hề ảnh hưởng tới cao su.
Mía trồng xen vườn cao su theo bố trí hàng đơn tại Nông trường Dầu Giây. Ảnh: N.V
Ngành mía đường không có đất như ngành cao su nên doanh nghiệp phải chủ động vùng nguyên liệu là cần thiết. Mô hình mía - cao su cũng là một trong nhiều giải pháp xen canh nhưng khó nhân rộng. Ông Nguyễn Trọng Uyên - Viện trưởng Phân viện Quy hoạch thiết kế nông nghiệp miền Nam
Mô hình này được Công ty CP Đường Biên Hòa triển khai hơn 1 năm trên diện tích tái canh của Công ty Cao su Đồng Nai. Dự kiến, Công ty Đường Biên Hòa sẽ khai thác trong 3 vụ. Nếu tán cây cao su chưa phủ lớn và gốc mía còn có thể chăm sóc thì sẽ tiếp tục khai thác thêm 1 vụ nữa.
Cây mía trồng xen được bố trí theo hàng đơn hoặc hàng kép của cây cao su. Trên hàng đơn (1 hàng cao su ở giữa 2 hàng mía), hàng trồng mía có độ rộng 3m, khoảng cách giữa mía và cao su hơn 2m. Tính đông đặc, diện tích trồng xen mía sẽ đạt khoảng 4.500m2/ha cao su.
Bố trí theo hàng kép (2 hàng cao su ở giữa 2 hàng mía), độ rộng hàng trồng mía có thể lên 10m. Cách bố trí này tạo điều kiện cho vùng trồng xen rộng hơn nhưng vẫn không làm ảnh hưởng đến mật độ cao su trên 1ha.
Về kỹ thuật trồng, cây mía được trồng sau nên quy trình trồng cao su không có gì thay đổi. Nhưng do khoảng cách trồng nhỏ nên khoảng cách cơ giới hóa cũng phải thay đổi theo. Các thiết bị cơ giới phải cải tiến lại để không ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc và phát triển của cây cao su.
Bà Trang cho biết phương án phòng chống cháy cũng thường xuyên được phối hợp kiểm tra. Sau khi thu hoạch, lá mía trên đồng rất lớn, công ty sẽ xử lý bằng cách cài vùi để tạo phân hoặc xử lý bằng chế phẩm để phân hủy sớm.
Những tín hiệu ban đầu
Việc xen canh cây mía sẽ bắt đầu ngay khi tái canh cây cao su (thường từ 15.5 - 15.8). Vụ hè thu, cây mía dự kiến sẽ trồng từ 15.5 -15.6 hàng năm và có thể kéo dài tới tháng 7 tùy thời tiết. Theo báo cáo, công ty đã trồng được 2 vụ. Vụ hè thu đã thu hoạch vào tháng 12.2015 để làm mía giống cho vụ đông xuân tiếp theo. Còn quá sớm để có thể khẳng định hiệu quả của mô hình này sau một năm khai thác, song đại diện Công ty CP Đường Biên Hòa cho rằng bước đầu đã có những tín hiệu khả quan.
Vụ hè thu 2015, công ty trồng thử nghiệm ở 2 Nông trường Dầu Giây và Thống Nhất (Đồng Nai) với diện tích 16,5ha có cao su (khoảng 7,5ha mía quy đông đặc). Vụ đông xuân, hiện tổng diện tích đang trồng khoảng 400ha đông đặc (khoảng 900ha có cao su), chỉ mới bón phân 1 đợt và chưa áp dụng hình thức tưới nào.
Bà Trang cho biết việc xen canh mía tạo thêm thu nhập cho công ty cao su thông qua hợp đồng cho thuê đất. Công ty cao su sẽ giảm được chi phí làm cỏ, cải tạo đất và phân bón. Hiệu quả sử dụng đất được nâng cao mà nhân công của công ty cao su cũng cải thiện thu nhập trong lúc nhàn rỗi.
Đối với Nhà máy Đường Biên Hòa, mô hình xen canh này giúp tăng sản lượng mía ép, giải quyết được nhu cầu tại chỗ. "Mô hình xen canh mở ra hướng mới trong việc phát triển nguồn nguyên liệu bền vững. Công ty hy vọng có thể mở rộng phạm vi áp dụng ở nhiều vùng khác nữa" - bà Trang nói.
Nhưng khó nhân rộng
Bà Trần Quế Trang báo cáo mô hình xen canh mía - cao su. Ảnh: N.V
Tuy vậy, tại Nông trường Dầu Giây (Công ty Cao su Đồng Nai), một công nhân đang chăm sóc cao su tái canh lại cho rằng mô hình mới này chưa chắc đem lại hiệu quả cao trong khi công chăm sóc mía lại cực hơn trồng các loại cây ngắn ngày khác. "Hiện giá mủ cao su đang xuống thấp. Chủ trương của công ty tạo thêm việc làm và thu nhập cho công nhân là điều tốt. Nhưng mía rất dễ cháy. Trồng cao su phải đầu tư dài hạn, nguồn vốn lớn. Nếu lơ là, hậu quả sẽ rất lớn" - anh nói.
Trao đổi với NTNN, nhiều ý kiến cũng cho rằng mô hình này chỉ nên xem là giải pháp tình thế, không giải quyết được vấn đề căn cơ của vùng nguyên liệu. Theo giải thích của ông Đào Huy Đức - Phó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam, mía là cây trồng tạo sinh khối lớn nên có tính cạnh tranh cao về ánh sáng, dinh dưỡng, nguồn nước...
Thông thường với cao su, người ta chọn đậu hoặc mì. Cây đậu có khả năng cố định đạm, cải tạo dinh dưỡng cho đất, dễ xử lý sau thu hoạch. Trong khi vùng trồng cao su thường hạn chế về nguồn nước tưới. Mô hình này tận dụng được khoảng đất trống khi cao su đang giai đoạn kiến thiết cơ bản.
Ông Đức cũng cho rằng, trong thời điểm giá mủ cao su đang xuống thấp, ngành mía đường còn đối diện nhiều khó khăn thì việc Công ty CP Đường Biên Hòa chủ động thí điểm mô hình mới là nỗ lực đáng ghi nhận. Nhưng hiệu quả kinh tế khi xen canh cây mía với cao su... nên cần tính toán kỹ.
Theo Danviet
Giá cao su tăng giảm trái chiều Theo Ban chỉ đạo thị trường nông nghiệp (Bộ NNPTNT), tuần qua, giá cao su thành phẩm tại Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh diễn biến tăng giảm trái chiều so với xu hướng trên thị trường cao su thế giới. Cụ thể: Cao su SVR3L giảm từ 30.100 đồng/kg hồi cuối tháng 7 xuống còn 29.900 đồng/kg; trái lại, cao su SVR10...