Xuất huyết tiêu hóa do dùng thuốc đau đầu
Anh Trần Văn Q. (Tây Hồ, Hà Nội) được cấp cứu tới viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, mặt tái mét, đi ngoài ra máu… Bác sĩ chẩn đoán anh bị xuất huyết tiêu hóa phải truyền hơn 1 lít máu mới ổn định.
Nguyên nhân là do anh thường hay bị đau đầu và mỗi lần đau anh lại uống thuốc Alaxan bất kể lúc no hay đói và thường dùng trong một thời gian dài.
Lời bàn: Khi bị đau đầu cần đi khám để tìm nguyên nhân điều trị, việc tự ý dùng Alaxan có thể nguy hiểm tới tính mạng. Alaxan là thuốc kết hợp hai thành phần là Paracetamol (thuốc giảm đau, hạ sốt) và Ibuprofen (thuốc chống viêm không steroid) nên có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau và chống viêm nhanh.
Tuy nhiên, thuốc có rất nhiều tác dụng phụ như gây rối loạn thần kinh (nhức đầu, chóng mặt), dị ứng ở da (nổi mẩn, ngứa), phù, rối loạn thị giác (nhìn mờ, rối loạn màu)… và đặc biệt có tới 5 – 15% khi dùng thuốc gặp tai biến trên đường tiêu hóa như trướng bụng, đau bụng, buồn nôn, nôn, nặng hơn là làm loét dạ dày tiến triển, chảy máu dạ dày, ruột…
Theo dantri
Những dấu hiệu cuối thai kì bà bầu nên đến bệnh viện
Cuối thai kỳ, thai phụ và thai nhi có thể gặp nhiều biến chứng, nếu không được chẩn đoán và cấp cứu kịp thời thì có thể nguy hiểm lớn đến sức khỏe và tính mạng.
Video đang HOT
Dưới đây parentslink cung cấp cho các bạn một số thông tin về tình trạng cần chẩn đoán trong thai kỳ để bà bầu tự theo dõi và kịp thời khám chữa nếu gặp phải. Tuy nhiên bạn không nên quá lo lắng nếu gặp phải một trong số những trường hợp này, vì có thể bạn gặp biến chứng nhẹ, chỉ cần bác sỹ can thiệp là bạn và bé có thể yên tâm chờ ngày "mẹ tròn con vuông"
Tình trạng cần chẩn đoán trong giai đoạn cuối của thai kỳ
1. Đỏ âm đạo
Trước tuần mang thai thứ 28 xuất hiện đỏ âm đạo thường là dấu hiệu của động thai và xảy thai, âm đạo đỏ vào tuần thứ 28 đến 37 của thai kỳ là dấu hiệu của việc sinh non, thai phụ nên kịp thời đến bệnh viện khám để bảo vệ cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Sau 37 tuần thai nếu thấy dấu hiệu đỏ âm đạo là dấu hiệu của chuyển dạ nên đến bệnh viện để chờ sinh.
2. Xuất huyết âm đạo
Nguyên nhân gây xuất huyết âm đạo vào giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai thường là nhau tiền đạo và nhau thai bong sớm. Nhau tiền đạo là một phần hay toàn bộ nhau thai phủ lên miệng trong cổ tử cung. Khi nhau tiền đạo xuất hiện gây ra hiện tượng xuất huyết âm đạo nhiều lần, không có nguyên nhân, không đau bụng. Cùng với sự phát triển của thời kỳ mang thai, số lần xuất huyết âm đạo ngày càng nhiều, thời gian giữa các lần ngày càng ngắn, cũng có thể âm đạo đột nhiên xuất ra một lượng huyết lớn.
Hình minh họa
Do âm đạo xuất huyết nhiều lần, làm cho thai phụ thiếu máu, thậm chí gây ra choáng, nguy đến tính mạng của mẹ và con. Nhau thai bong sớm là một phần hay toàn bộ nhau thai bong xuống từ vách tử cung trước khi thai nhi chào đời, thai phụ cảm thấy đau bụng nhiều, tử cung cứng như gỗ, vừa xuất huyết nội vừa xuất huyết ngoại. Do đó, xuất huyết âm đạo trong thời kỳ mang thai, bất kể lượng xuất huyết nhiều hay ít, có đau bụng hay không, cũng nên đến bệnh viện khám ngay, để tránh bỏ lỡ cơ hội cứu chữa.
3. Chảy dịch âm đạo
Khi màng thai vỡ, nước ối chảy ra từ âm đạo, tạo nên hiện tượng âm đạo chảy dịch, gọi là màng thai vỡ sớm. Hiện tượng chảy dịch âm đạo xuất hiện khi màng thai vỡ sớm sẽ dẫn đến sảy thai, đẻ non, nhiễm trùng buồng tử cung, trụy thai trong tử cung, trẻ sơ sinh ngạt thở, trẻ sơ sinh viêm phổi... thường gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí cả tính mạng của mẹ và bé. Do đó nếu phát hiện có dịch tiết ra từ âm đạo trong giai đoạn cuối của thai kỳ này thai phụ nên kịp thời đến bệnh viện.
4. Hoạt động của thai giảm
Từ khi bắt đầu có thai trong 28 tuần trước đến khi sắp sinh con, thai phụ nằm nghiêng về bên trái trong phong yên tĩnh, hai tay đặt ở bụng, mỗi ngày vào ba buổi sớm, trưa và tối, tự mình đếm số lần thai động của từng buổi một, mỗi lần đếm trong 1 giờ, ghi ra số lần thai động. Mỗi ngày lấy số lần thai động trong 3 giờ cộng lại rồi nhân với 4 sẽ được số lần thai động trong 12 giờ. Bình thường nói chung, số lần thai động trong mỗi giờ đến 5 lần, hoặc 12 giờ là 30 lần.
Bình thường thai phụ ở nhà nên duy trì làm tốt việc tự theo dõi, mỗi ngày thống kê số lần hoạt động của thai, xem xét số hoạt động của thai có biến đổi gì bất thường không?
Nếu trong 1 giờ thai động ít hơn 3 lần, 12 giờ ít hơn 20 lần hoặc trong 12 giờ thai động so với lần thai động bình thường giảm đi 50%, thì cần phải xác định lại. Nếu trong 12 giờ mà số lần thai động ít hơn 10 lần thì có thể là trong tử cung thai nhi thiếu khí oxy, cần kịp thời đến nằm viện điều trị.
5. Hội chứng cao huyết áp nặng
Thai phụ bị phù chân, kèm theo đau đầu, chóng mặt, mắt mờ có thể là hội chứng cao huyết áp nặng khi mang thai, nên đến bệnh viện đo huyết áp ngay, kiểm tra lượng albumin trong nước tiểu, đồng thời tiến hành điều trị kịp thời để tránh phát sinh co giật.
6. Đau bụng
Đau bụng có thể là dấu hiệu của sảy thai, sinh non, chuyển dạ... Trong giai đoạn cuối của thai kỳ nếu phát hiện đau bụng dưới, cảm giác bụng nặng trĩu, đồng thời có cảm giác co rút thì thai phụ nên kịp thời đến bệnh viện.
7. Bụng to nhanh
Nếu thai phụ phát hiện trong thời gian ngắn nhưng bụng to lên rất nhanh khiến thai phụ không thể nằm thẳng, hô hấp khó khăn, đi đứng bất tiện, có thể là biểu hiện của hiện tượng nước ối quá nhiều cấp tính. Nên đến bệnh viện khám ngay
Theo vietbao
Cuộc hội ngộ 40 em bé thụ tinh trong ống nghiệm Ln u tiên vùng t Ty cùng lc gặp gỡ 40 em ra i bằng phng pháp thụ tinh trong ốm, tt ều phát trin bnh thng,nh về th lực lẫn trí lực. y cũng l 40 em u tiên c Trung tm IVF Mê Kng thucc t Phng Chu tại Cn Th thụ tinh trong ốm thnh cng. Các ều còn nhỏ,...