Xuất huyết não vì mẹ lắc con
Nhiều cặp vợ chồng chăm con, dỗ con bằng những chiêu trò như tung, lắc âu yếm mà không hề biết những nguy cơ tiềm ẩn sau đó.
Ảnh minh họa: Internet
Nguy hiểm nhất là khi thiếu kiến thức chăm con dẫn đến trẻ bị xuất huyết não do bị Shaken baby syndrome (Hội chứng trẻ bị rung lắc).
Bị Shaken baby syndrome do mẹ thích tung, lắc con
Không ít trường hợp trẻ phải nhập viện vì những kiểu chăm sóc thiếu kiến thức của các bậc cha mẹ. Điều đó cảnh báo phụ huynh nên tìm hiểu và có những kiến thức nhất định khi chăm sóc con.
Một trường hợp con nhập viện vì bị Shaken baby syndrome do mẹ tung lắc để dỗ con khỏi khóc. Chị Hà (Đống Đa) bèn đặt bé lên hai chân mình, rồi giữ lấy tay con và tung lên, hạ xuống. Làm như vậy một hồi thì bé My (4 tháng tuối – con gái chị) bắt đầu nín khóc. Hai mẹ con tiếp tục ôm nhau ngủ, nhưng đến sáng sớm chị Hà bỗng giật mình vì thấy con bị nôn ói, bỏ bú và vùng trán tím tái. Hốt hoảng, chị gọi chồng dậy và lập tức đưa con vào viện.
Các bác sĩ chẩn đoán bé My bị xuất huyết não do mắc chứng Shaken baby syndrome (còn gọi là hội chứng trẻ bị rung lắc). Chưa hết bàng hoàng, sợ hãi, chị Hà lau nước mắt cho biết, chị không ngờ những cử chỉ “vui vẻ” với con của mình lại khiến bé gặp nguy hiểm trầm trọng như vậy.
Video đang HOT
Cảnh giác khi chơi đùa với con
Ngoài những bất cẩn mà bố, mẹ hay người lớn gây ra khi chơi đùa, cưng nựng khiến bé gặp thương tích, còn một hội chứng ở trẻ sơ sinh mà bố mẹ cần đặc biệt cảnh giác. Đó là hội chứng Shaken baby syndrome.
Hội chứng trẻ bị rung lắc thường xảy ra với các bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Lý do là vì ở giai đoạn này, kích thước và trọng lượng đầu của bé chiếm khoảng 1/4 so với cơ thể. Trong đầu, có những khoảng trống giữa não và xương sọ cho phép não tiếp tục lớn và phát triển. Não của trẻ khá mềm với màng não mỏng. Khối cơ của cổ lại quá yếu không đủ sức nâng đỡ đầu, nên khi bị rung lắc sẽ có khuynh hướng gập tới gập lui hay xoay qua xoay lại một cách không kiểm soát được.
Khi bị rung lắc, xương sọ mềm và dẻo của trẻ không chịu được những lực này sẽ chuyển lực tới não, khi não không có sự di chuyển đồng bộ sẽ gây ra sự va đập trở lại tới xương sọ, làm dập não, tăng áp lực, phù và chảy máu trong não. Các tĩnh mạch lớn dọc theo phía ngoài não cũng mỏng manh và dễ rách, gây chảy máu, máu tụ dưới màng cứng, ngoài màng cứng, dưới màng nhện, tăng áp lực nội sọ.
Vì thế, bố mẹ không bao giờ nên chơi đùa với trẻ một cách “quá đà” khiến con bị rung lắc mạnh như vậy. Đặc biệt là không được tung con lên, xốc nách hay những trò chơi khiến con bị thay đổi tư thế đột ngột. Điều đó có thể gây những nguy hiểm khó lường cho bé.
Các bà mẹ cũng không nên âu yếm con quá mức bằng cách hôn hít bé khi cơ thể đang nhiễm bệnh hoặc đang dùng mĩ phẩm để đảm bảo an toàn cho bé.
Theo SKGD
Lý do nên tránh "chuyện vợ chồng" lúc đang ốm
Sau khi lao động nặng nhọc hoặc đang bị ốm mà vẫn cố trong "chuyện vợ chồng" sẽ dễ dẫn đến nguy hiểm cho sức khỏe.
Vợ chồng tôi kết hôn được 9 tháng, "chuyện vợ chồng" rất thuận lợi. Vì chúng tôi cũng đang mong muốn có con nên cũng tích cực trong chuyện này. Ngay cả đợt này, khi chồng tôi bị sốt virus, cơ thể rất mệt mỏi nhưng cứ khi hạ sốt là anh ấy lại đòi "quan hệ" vì thời điểm này chính là giai đoạn rụng trứng của tôi.
Tôi sợ chồng mệt nên từ chối, bảo anh cứ nghỉ ngơi, tháng này trượt thì để tháng sau nhưng anh ấy không nghe, khăng khăng nói mình khỏe, có thể "làm" được. Vì anh đòi hỏi quá nên tôi cũng đồng ý một lần vì theo tôi được biết thì "quan hệ" trong lúc người ốm đau, mệt mỏi sẽ rất có hại. Nhưng tôi cũng rất lo lắng cho sức khỏe của chồng tôi.
Bác sĩ cho tôi hỏi, khi bị ốm như vậy, chúng tôi có "quan hệ vợ chồng" thì có ảnh hưởng gì nhiều đến sức khỏe của chồng tôi hay không? Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!
(M. Loan)
Trả lời:
Bạn M. Loan thân mến!
Chuyện "sinh hoạt vợ chồng" là không thể thiếu trong cuộc sống của các cặp vợ chồng. Mặc dù đây là hoạt động bình thường nhưng không có nghĩa là bạn muốn thực hiện lúc nào cũng được.
Sau khi lao động nặng nhọc nếu vẫn cố "yêu" sẽ dễ dẫn đến nguy cơ tử vong. Ảnh minh họa
Vẫn biết rằng tần suất quan hệ tình dục phụ thuộc vào sức khỏe của mỗi người nhưng ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe, có thể "quan hệ" được thì bạn cũng cần chú ý sức khỏe của mình tại thời điểm đó. Có thời điểm làm "chuyện ấy" sẽ không có hiệu quả mà còn ảnh hưởng tới sức khoẻ của hai bạn, nhất là lúc bạn đang bị bệnh hoặc mệt mỏi.
Khi quan hệ tình dục sẽ đốt cháy rất nhiều năng lượng, thông thường sau khi "quan hệ" cơ thể sẽ có cảm giác mệt, buồn ngủ. Vì vậy, bạn nên chọn thời điểm nào sung sức nhất và khoẻ mạnh nhất để quan hệ tình dục, tránh tình trạng sau khi lao động nặng nhọc hoặc đang bị ốm nhưng vẫn cố "yêu", dễ dẫn đến nguy cơ tử vong.
Đối với những người bị bệnh, chức năng sinh lý của cơ quan không còn hoạt động bình thường, nhất là đối với người mắc bệnh cao huyết áp, huyết áp không ổn định, bệnh về tim mạch... Khi quan hệ tình dục sẽ kích thích đến hệ thống thần kinh trung ương, làm huyết áp tăng cao, co thắt mạch máu, dễ gây nhồi máu cơ tim hoặc xuất huyết não.
Những người bị bệnh suy tim, sung huyết chưa được điều trị, người bệnh hẹp van 2 lá, có triệu chứng khó thở không nên quan hệ tình dục vì có thể làm ảnh hưởng đến chức năng của tim, dễ gây đột tử.
Nếu chồng bạn bị bệnh, sốt và rất mệt thì cả hai nên tránh chuyện "quan hệ vợ chồng". Điều này vừa tốt cho sức khỏe của chồng bạn, vừa đảm bảo sức khỏe của tinh trùng. Khi bị bệnh, chồng bạn sẽ phải uống nhiều thuốc nên chất lượng tinh trùng cũng giảm phần nào, nếu thụ thai thì có thể sẽ tạo thành những em bé kém khỏe mạnh.
Vậy nên, bạn hãy chăm sóc đợi chồng bạn khỏi hẳn bệnh thì mới tiếp tục "sự nghiệp con cái" nhé!
Chúc vợ chồng bạn vui khỏe!
Theo Trí Thức Trẻ
7 sai lầm khi chế biến rau xanh rất nhiều người mắc mà không biết Bạn hãy thử xem bạn có mắc phải sai lầm nào dưới đây khi chế biến rau xanh. Rau xanh cũng như các loại củ quả cung cấp nhiều vitamin cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Tuy nhiên, do sợ hóa chất trong rau và một số thói quen khi chế biến khiến chị em nội trợ đang làm mất...