Xuất huyết não, cách nào phòng tránh?
Bệnh nhân 40 tuổi nhưng có tiền sử uống rượu trên 20 năm, người đàn ông ở Hà Nội bị xuất huyết não.
Dù đưa vào viện ngay giờ thứ 2 – “giờ vàng”- nhưng tiên lượng rất nặng.
Khoa Đột quỵ não, Viện thần kinh thuộc Bệnh viện 108 thời gian gần đây thường xuyên tiếp nhận bệnh nhân xuất huyết não do nghiện rượu. Nhận định đây là tình trạng đáng báo động, các bác sĩ cho hay người bệnh có thể bị tàn phế, thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Người đàn ông mới 40 tuổi ở Hà Nội nhưng có tiền sử trên 20 năm uống rượu. Ông được đưa vào viện ngay trong giờ thứ 2 sau khi xuất hiện triệu chứng nhưng tình trạng đã rất nặng, hôn mê sâu, giãn đồng tử, da niêm mạc vàng xạm, bụng cổ trướng. Siêu âm cho thấy có dịch ổ bụng, rối loạn chức năng đông máu, kết quả chụp CT sọ não cho thấy xuất huyết não lan toả hai bán cầu.
Ca bệnh thứ 2 là người đàn ông 54 tuổi, quê Nam Định. Ông có tiền sử uống rượu trên 20 năm, mỗi ngày trên 200ml, điều trị xơ gan rượu nhiều năm nay. Trước vào viện 1 ngày, ông đột ngột hôn mê, liệt nửa người trái, được cấp cứu tại bệnh viện địa phương rồi chuyển lên Bệnh viện 108.
Lúc này, bệnh nhân đã hôn mê, da niêm mạc vàng xạm, siêu âm xơ gan, dịch ổ bụng, xét nghiệm rối loạn chức năng đông máu nặng, CT sọ não cho thấy xuất huyết não lớn bán cầu não phải.
Cũng như người bệnh 40 tuổi ở Hà Nội, người đàn ông 54 tuổi này phải điều trị tích cực.
Video đang HOT
Theo BSCKI Tạ Đức Thao, Khoa Đột quỵ não, xuất huyết não là tình trạng máu ở các động mạch, tĩnh mạch não bị vỡ, máu chảy vào mô não tạo thành ổ máu tụ; có thể vào khoang dưới nhện, não thất.
Xuất huyết não chiếm 15-20% trong số người bệnh đột quỵ. Nguyên nhân chủ yếu gây ra xuất huyết não là do tăng huyết áp, vỡ dị dạng bất thường mạch máu não, rối loạn chức năng đông máu, bệnh thoái hoá dạng tinh bột, ung thư và các nguyên nhân khác.
Người bệnh xuất huyết não do nghiện rượu đều có một quá trình lạm dụng rượu, bia kéo dài gây tổn thương gan dẫn đến xuất huyết não.
T ại sao nghiện rượu lại tăng nguy cơ xuất huyết não?
BS Thao cho biết, nguyên nhân gây viêm gan do rượu là quá trình phân hủy rượu tạo ra các hóa chất độc gây viêm, phá hủy tế bào gan. Theo thời gian, điều này sẽ dẫn đến suy chức năng gan do rượu.
Gan là nơi tổng hợp các yếu tố đông máu, bệnh gan nặng có thể làm giảm số lượng và chất lượng tiểu cầu. Chính vì vậy, khi suy giảm các chất đông máu và tiểu cầu do xơ gan sẽ dẫn tới xuất huyết nhiều nơi trong đó có xuất huyết não.
“Những trường hợp này thường rất nặng do chảy máu lớn, không có chất đông máu để tự cầm nên tỷ lệ tử vong và tàn phế rất cao” – BS Thao phân tích và khuyến cáo mọi người không nên lạm dụng rượu, bia để giảm nguy cơ không chỉ bệnh gan mà còn rất nhiều bệnh nguy hiểm khác như xuất huyết não.
Xử trí ban đầu bệnh nhân đột quỵ, Nguồn: Khoa Đột quỵ não, Viện thần kinh thuộc Bệnh viện 108
Điều nên làm khi xử trí ban đầu bệnh nhân đột quỵ:
- Gọi người trợ giúp, gọi ngay xe cấp cứu chuyển đến cơ sở y tế gần nhất nếu tình trạng bệnh nhân hôn mê. Nếu bệnh nhân tỉnh táo, tình trạng cho phép có thể vận chuyển bằng bất cứ phương tện nào sẵn có để có thể chuyển đến cơ sở y tế có khả năng cấp cứu về đột quỵ.
- Trong quá trình chờ xe:
Nếu bệnh nhân rối loạn ý thức, nôn mửa đặt bệnh nhân ở “tư thế hồi sức”
Nếu bệnh nhân tỉnh, hỗ trợ bệnh nhân nằm thoải mái, theo dõi liên tục
Làm việc này khiến bạn tăng nguy cơ đột quỵ tới 60% chỉ trong 1 giờ
Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và nó có thể xảy ra trong chớp nhoáng, không lường trước được.
Theo trang tin Best Life, một hoạt động có thể khiến nguy cơ đột quỵ của bạn tăng vọt 60% chỉ trong vòng 60 phút, đó là vận động nặng.
Đại học Quốc gia Ireland (NUI Galway) đã phân tích 13.462 trường hợp đột quỵ cấp tính và kết luận vận động quá sức có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ trong vòng 1 giờ sau khi tập luyện. Trên thực tế, 1/20 bệnh nhân đã hoạt động nặng ngay trước khi họ bị đột quỵ.
Chớ vận động nặng trong thời gian dài. Ảnh SHUTTERSTOCK
Một nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí American Journal of Epidemiology cũng đưa ra kết luận tương tự. Trong số 390 bệnh nhân, 21 người (chiếm 5%) cho biết đã tham gia vận động vừa phải hoặc vận động mạnh liên tục trong vòng một giờ, và 6 người đã nâng vật nặng ít nhất 50 pound (khoảng 23 kg) trước khi họ bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
Các nhà nghiên cứu còn xét đến đến nhiều yếu tố khác của người bệnh như tiền sử bị huyết áp cao, béo phì hoặc hút thuốc.
Điều đáng lo ngại hơn cả là mối liên hệ giữa vận động mạnh và nguy cơ xuất huyết não (ICH). Khi các động mạch nhỏ trong mô não bị vỡ, gây chảy máu trong não, nó sẽ đe dọa tính mạng người bệnh. 10% các ca đột quỵ đều là do xuất huyết não, và tỷ lệ tử vong là 40%. Khoảng 70% bệnh nhân bị biến chứng lâu dài. Việc vận động quá sức làm tăng 60% nguy cơ xuất huyết não trong vòng một giờ sau đó.
Theo trang tin Best Life, sự tức giận và phiền muộn cũng là những tác nhân làm tăng 30% nguy cơ đột quỵ, và còn tăng cao hơn nữa nếu người bệnh thuộc nhóm học vấn thấp hoặc không có tiền sử bị trầm cảm. Nghiên cứu của NUI Galway nhận thấy cứ 11 bệnh nhân đột quỵ thì có 1 người đã tức giận hoặc khó chịu trong vòng một giờ trước khi cơn đột quỵ xảy ra.
Hơn 200.000 ca đột quỵ mỗi năm và có xu hướng gia tăng ở người trẻ Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 200.000 người đột quỵ với tỷ lệ tử vong khoảng 40%. Đột quỵ thường xảy ra với người trên 40 tuổi, tuy nhiên, gần đây, xu hướng người trẻ bị đột quỵ gia tăng. Người trẻ mắc đột quỵ do tăng huyết áp, béo phì... Theo báo cáo của Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y...