Xuất huyết dạ dày vì ăn nhiều hạt dẻ rang
Khoa nội tiêu hóa của một bệnh viện ở Trùng Khánh (Trung Quốc) vừa gặp phải trường hợp 1 bệnh nhân do ăn quá nhiều hạt dẻ làm cho hệ thống tiêu hóa nhiễm bệnh.
Đó là Lã Sảnh (28 tuổi) làm việc tại một công ty quảng cáo ở Hà Bắc. Sau khi đi làm 2 năm trở lại đây, do công việc bận rộn thường bỏ lỡ ăn trưa, 2 tháng trước kiểm tra thì dạ dày đã bị loét. Hiện bệnh tình đã được khống chế.
Lã Sảnh cho biết cô có sở thích từ bé là ăn hạt dẻ rang. Mỗi lần tới mùa, cô ăn đều đặn 500g hạt dẻ rang thay cơm mỗi ngày. Có hôm xem ti vi một mình, bất giác ăn hết cả 1 kg hạt dẻ rang.
Hai ngày gần đây, Lã Sảnh đột nhiên cảm thấy đau dạ dày chướng bụng, hôm qua đến bệnh viện kiểm tra, bị chẩn đoán loét dạ dày bộc phát, còn kèm theo dạ dày xuất huyết.
Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trong hạt dẻ hàm chứa nhiều protein, lượng đường cao, có thể kích thích acid dạ dày bài tiết, có tác dụng khỏe dạ dày, giá trị bảo vệ sức khỏe, dinh dưỡng cao. Nhưng chuyên gia cũng khuyến cáo, có 2 dạng người cần hạn chế ăn, một là người bắc bệnh viêm loét dạ dày, hai là người bệnh có tiêu hóa không tốt.
Người viêm loét dạ dày sau khi ăn hạt dẻ sẽ sản sinh quá nhiều acid dạ dày, tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, người bị nặng thì sẽ bị xuất huyết dạ dày. Ngoài ra, ăn hạt dẻ quá lượng sẽ làm lượng khí thể trong đường ruột bị vi khuẩn men giải tăng thêm nhiều, gây ra đầy hơi trong đường tiêu hóa, dạ dày, khi nghiêm trọng sẽ dẫn đến táo bón.
Video đang HOT
Dương Hằng
Theo people
Loét dạ dày lại tưởng trúng gió
Nhìn dáng vẻ nhanh nhẹn, khoẻ mạnh, ít ai ngờ anh Tiêu Huỳnh Ton Ny đã từng đối mặt với cái chết. Đó là một kinh nghiệm nhớ đời của anh từ ba năm trước.
Công việc hàng ngày của anh Tiêu Huỳnh Ton Ny, 48 tuổi, là giúp vợ dọn hàng trong một con hẻm nhỏ trên đường Đoàn Văn Bơ, Q.4, TP.HCM.
7 giờ sáng ngày 14-9-2007, như thường lệ, anh Ton Ny chở vợ ra quán, chuẩn bị cho một ngày buôn bán. Đang quét dọn khu vực buôn bán, bỗng anh thấy đau nhói ở bụng dưới. "Chắc sáng nay chưa ăn gì nên lạnh bụng", nghĩ thế nên anh vẫn tiếp tục công việc.
Thế nhưng, cơn đau ngày càng dữ dội hơn rồi lan ra khắp bụng. Anh Ny có cảm giác như mũi bị nghẹt, không thể thở được. Bụng cứng lại, tức, rồi anh bắt đầu nôn. Người toát mồ hôi đầm đìa, mặt tái xanh, anh với lấy chiếc ghế gần đấy, định ngồi nghỉ thì ngất đi.
Chị Bé, vợ anh, vội vàng đưa chồng về.
Về đến nhà, anh Ny gần như lâm vào tình trạng hôn mê, chân tay vẫn rã rời. "Sáng nay đi sớm, chắc nó trúng gió độc rồi", mẹ anh Ny đoán. Bà đỡ con trai nằm sấp xuống và ra sức cạo gió.
"Mẹ cho nó uống ly thuốc này đi, chắc sẽ đỡ hơn", chị ruột của anh Ny cũng sốt sắng không kém. Chị tìm được trong tủ thuốc một viên thuốc sủi kiên đem pha với nước cho em trai uống. Thế nhưng, uống xong anh Ny cảm thấy khó chịu hơn.
"Không ổn rồi, bụng nó đang lạnh, để mẹ pha ly nước gừng". Sau đó, bà vội đi nấu cháo vì sợ anh Ny đói nên bị lả đi. Cứ thế, ba người phụ nữ trong nhà thay nhau "chữa bệnh" cho anh Ny.
Đến khoảng chín giờ, anh Ny bắt đầu thở gấp, nói không ra hơi. Vợ anh hoảng qúa, nói với mẹ chồng: "Phải đưa anh ấy vào bệnh viên thôi mẹ ơi". Khi đó, anh Ny gần như kiệt sức, không bước đi được. Dù nhà chỉ cách Bệnh viện An Bình, TP.HCM, chừng 150m, mất khoảng năm phút đi bộ nhưng phải khó khăn lắm, chị và mẹ chồng mới dìu được anh Ny đến bệnh viện.
Anh Ny nhanh chóng được đưa vào phòng cấp cứu. "Bệnh nhân Tiêu Huỳnh Ton Ny bị xuất huyết dạ dày và hành tá tràng, chỉ cần nhập viện muộn 15 phút là có thể nguy hiểm đến tính mạng", bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Tâm cho biết.
Lúc đó, chị Bé và mẹ chồng mới ngỡ ngàng vì từ sáng đến giờ họ cứ nghĩ anh Ny bị trúng gió. Đáng nói là những cách điều trị của họ đã làm cho tình trạng dạ dày của anh trở nên xấu đi.
Khoảng 3 giờ chiều cùng ngày, sau khi truyền đến chai nước biển thứ ba, anh Ny mới mở mắt.
Thực phẩm tốt cũng cần sử dụng hợp lý
Thông thường, bệnh nhân bị viêm loét dạ dày là do uống bia, rượu quá nhiều. Anh Ny không phải là bạn của thần lưu linh, ăn uống rất điều độ nhưng lại có thói quen uống nước sô-đa và ăn gừng tươi hàng ngày. Mỗi ngày, anh uống từ 2 - 3 lon sô - đa và có hôm ăn đến 2 - 3 củ gừng tươi.
"Sô - đa và gừng không phải là loại thực phẩm không tốt nhưng khi dùng quá nhiều có thể bị phản tác dụng. Lâu ngày, chất chua trong sô-đa và chất nóng trong gừng trở thành tác nhân phá hoại dạ dày của anh Ny", bác sĩ Tâm cho biết.
Ngoài ra, bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày không được phép ăn thực phẩm nóng mà chỉ được uống sữa lạnh để tránh tác động đến các cục máu đông trong dạ dày, gây chảy máu. Tuy nhiên, anh Ton Ny lại được gia đình cho ăn cháo nóng, uống nước gừng... nên càng làm tình trạng bệnh nặng thêm.
Bác sĩ Tâm cho biết thêm:"Biểu hiện của bệnh đau dạ dày ở giai đoạn nhẹ là ợ chua, cảm giác nóng rát ở vùng thượng vị, đầy bụng, khó tiêu, đau bụng sau khi ăn. Tuy nhiên, nhiều người không đi khám mà tự mua thuốc giảm đau uống. Ổ viêm loét không được điều trị khiến bệnh ngày càng nặng".
Theo TTGĐ
Bệnh trĩ: Cần điều trị cả triệu chứng và nguyên nhân Bệnh trĩ gây nhiều khó chịu, phiền toái cho người bệnh. Không những thế bệnh còn tái đi tái lại nhiều lần làm cho căn bệnh trở thành cực hình với những người chẳng may mắc phải. Bệnh trĩ và những triệu chứng khó chịu Bệnh trĩ là bệnh do sự căng dãn quá mức tại các tĩnh mạch ở trực tràng -...