Xuất hiện website môi giới tinh trùng cam kết “gen tốt, học thức cao”, có cả “Tây”, hỗ trợ cách cho “tự nhiên” như vợ chồng: Nguy cơ biến tướng, hệ lụy khó lường
Ngoài “mua – bán” tinh trùng thì giờ đây “hiến” tinh trùng miễn phí đang dần trở nên “phổ biến” nhưng lạ ở chỗ, người hiến không cần tiền, không vụ lợi nhưng phải gặp… trực tiếp, kín đáo thay vì đi đến các cơ sở y tế được cấp phép.
Nếu như cách đây một vài năm, “mua – bán” tinh trùng trở nên công khai trên MXH là những từ khóa được với kết quả tìm kiếm “khủng” thì giờ đây, “cho” – hiến tinh trùng miễn phí trở nên “nở nộ” và thay thế. Tuy nhiên, không phải “hiến miễn phí” tại các cơ sở khám chữa bệnh được Bộ Y tế cấp phép mà thông qua liên hệ… cá nhân với người cho.
Xôn xao trang web cho-nhận tinh trùng hỗ trợ cả cách “tự nhiên” như vợ chồng?
“Tôi năm nay 33 tuổi, sống và làm việc ở Hà Nội. Cao 1m70, nặng 65kg. Tốt nghiệp đại học – thạc sỹ, thông minh, chịu khó, hiền lành, điềm đạm. Sức khỏe tốt, lối sống lành mạnh không hút thuốc, không rượu bia. Không mắc các bệnh di truyền, các bệnh truyền nhiễm, thường xuyên khám sức khỏe định kỳ. Tôi có thể đến nơi các chị em cần hiến, có thể đi xa, muốn giúp các bạn gia đình hiếm muộn, các bạn muốn làm mẹ đơn thân”.
Vô vàn lời giới thiệu cho tinh trùng được đăng tải trên một trang web hiến tinh trùng miễn phí. Ảnh chụp màn hình.
Đó chỉ là một trong số hàng trăm lời rao “cho” tinh trùng xuất hiện trên một trang web “hiến” tinh trùng miễn phí đang hot trên MXH thời gian gần đây. Đi cùng lời rao “cho” này là nội dung tự giới thiệu bản thân với hàng tá “ưu điểm”, người nhận không cần lo lắng vì họ tự tin tư cách đạo đức cũng như “Gen tốt”. Và đi kèm với “Profile” hoàn hảo hơn cả CV xin việc đó là phương thức liên hệ cho ai có nhu cầu.
Ngoài ra, những người “cho” không chỉ là người Việt Nam mà còn có nhiều người tự xưng là người nước ngoài, đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam cũng sẵn sàng “cho” mà không đòi hỏi bất cứ yêu cầu gì.
Thậm chí, những người đã có gia đình, con cái đầy đủ cũng không ngần ngại gửi yêu cầu được “giúp đỡ” người cần giúp.
Thậm chí có cả người nước ngoài cũng có “nhã ý” cho tinh trùng miễn phí!
Nhưng điều đáng nói ở đây chính là cách thức thực hiện. Theo quy định hiện hành, việc hiến tinh trùng ngoài cơ sở khám chữa bệnh được Bộ Y tế cấp phép là sai quy định, tuy nhiên hầu hết những người cho tinh trùng lại yêu cầu “làm việc” trực tiếp. Điều này không chỉ đem đến những rủi ro đáng kể và đó cũng có thể được coi là bất hợp pháp.
Lôi kéo, mời gọi phản cảm và nguy cơ biến tướng
Đã đi cho lại còn kèm theo nhiều “ưu đãi” như “sẽ xóa liên lạc và không ràng buộc sau khi hiến, có thể đi xa và sẵn sàng xét nghiệm nếu người nhận cần…” ắt hẳn sẽ khiến những người có “nhu cầu” giao động.
Hàng trăm lời rao cho tinh trùng tràn lan, thậm chí được chia sẻ trong các hội nhóm cộng đồng người nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, cũng từ đây, “niềm hạnh phúc thiêng liêng khi có con” lại trở thành nơi “chế nhạo” thiên chức làm mẹ của người phụ nữ Việt Nam.
Video đang HOT
Những lời bình phẩm “khiếm nhã” về việc “phụ nữ Việt Nam mong muốn con có gen của người nước ngoài” bị đưa ra để bàn luận. Cụ thể, nội dung một bài đăng trong một group hàng chục thành viên kèm đường link tới trang web nói trên cho rằng hiện có rất nhiều cô gái Việt Nam mong muốn có con lai (thông tin không hề có kiểm chứng. Bài đăng cũng nói rằng “họ” đang rất thiếu “Tây” và kêu gọi “Tây” hỗ trợ, bằng cách “tự nhiên” cũng được…
Những bình luận khiếm nhã của người nước ngoài về “nhu cầu có con” của phụ nữ Việt Nam.
Ai cũng biết rằng, mong ước có con cái là điều thiêng liêng và hạnh phúc mà cặp vợ chồng nào cũng hướng đến. Tuy nhiên có thể vì nhiều lý do mà họ không thể có được niềm hạnh phúc ấy. Thậm chí dù chạy chữa thuốc thang nhưng vẫn không thể. Hoặc nhiều phụ nữ muốn làm mẹ đơn thân. Những lúc như vậy thì phương thức này có thể sẽ khiến họ giao động, không ngần ngại thử. Tuy nhiên, đằng sau những lời giới thiệu đầy có tiềm ẩn rủi ro mà nhiều người không thể lường trước.
Nhiều hệ lụy “vô hình”
Hiện nay, theo quy định của pháp luật, việc hiến tặng tinh trùng được thực hiện tại cơ sở y tế nơi có ngân hàng tinh trùng. Và trước khi hiến tặng tinh trùng, người cho phải được sàng lọc các vấn đề y tế và các yếu tố nguy cơ.
Tuy nhiên, tại trang web này, ngoài lời đảm bảo “sức khỏe tốt, đảm bảo nguồn gen tốt” thì không có bất cứ giấy tờ chứng minh về sàng lọc y tế để đảm bảo sức khỏe. Mặc dù những người cho cũng sẵn sàng chấp nhận đi bệnh viện khám sức khỏe khi được yêu cầu, tuy nhiên dù như thế vẫn còn rất nhiều yếu tố “không đảm bảo” khác mà nhiều người nhận không thể lường trước được từ những người “cho”.
Bên cạnh hệ lụy về sức khỏe, những vấn đề phát sinh như bị “thừa cơ” lạm dụng cũng có thể xảy ra. Bởi, không ai biết được mục đích thật sự của những người cho. Tại sao “họ” không đến những cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được Bộ Y tế công nhận để hiến tặng mà lại thông qua hình thức này? Mặc dù trên những lời giới thiệu bản thân, họ giới thiệu mình làm những việc này với mục đích hết sức “cao cả”: Muốn giúp đỡ chị em hiếm muộn, đơn thân hoặc không muốn lập gia đình…
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, người phụ nữ có thể sẽ bị “lợi dụng” để thực hiện các hành vi như cưỡng dâm mà không thể phản kháng. Hành động này sẽ gây tổn thương không ít cho người phụ nữ. Bởi, bản thân người cho không phải là người yêu nên rất khó để đòi hỏi sự ân cần, nhẹ nhàng. Chính vì vậy, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Và đặc biệt là ảnh hưởng đến tình cảm, các mối quan hệ của người nhận về lâu dài.
Trong trường hợp này, nhiều đối tượng có thể lợi dụng để thực hiện các mục đích cá nhân, thỏa mãn tâm sinh lý. Về lâu dài, sẽ biến tướng trở thành “tệ nạn”, ảnh hưởng đến đạo đức xã hội.
Nguy cơ lây các bệnh truyền nhiễm
Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung (Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp) cho biết: “Việc mua bán tinh trùng tràn lan trên mạng sẽ gây ra nhiều hệ luỵ. Thứ nhất, người cho sẽ không thể kiểm tra được các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, nguy cơ bị giang mai, HIV, viêm gan B…”.
Ngoài ra, việc mua bán ở hình thức trực tiếp này sẽ gây tổn thương không ít cho người phụ nữ. Bởi, bản thân người bán không phải là người yêu nên rất khó để đòi hỏi sự ân cần, nhẹ nhàng và đặc biệt là ảnh hưởng đến tình cảm, các mối quan hệ. Không thể khuyến khích hành động này, vì nguy hiểm đến tính mạng”.
Rối loạn tình trạng hôn nhân gia đình
Nhìn nhận vấn đề dưới góc độ văn hoá, PGS.TS Phạm Ngọc Trung, nguyên Trưởng khoa Văn hóa và Phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền khẳng định việc mua bán tinh trùng là thị trường chui. Bởi lẽ, trong lĩnh vực y tế những ai bị vô sinh, hiếm muộn sẽ được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn, làm thụ tinh nhân tạo theo đúng quy định của pháp luật.
Phân tích thêm về hệ luỵ dưới góc độ văn hoá xã hội, ông Trung cho rằng việc mua bán tinh trùng tràn lan sẽ dẫn đến rối loạn tình trạng hôn nhân gia đình.
“Một đứa trẻ sinh ra cần có đầy đủ cả cha cả mẹ thì mới phát triển bình thường, gia đình là tế bào của xã hội. Thế nhưng, hiện nay có nhiều người phụ nữ muốn làm mẹ đơn thân, sống độc thân. Vì không muốn có con với ai đích danh nên sẽ mua tinh trùng và thuê cấy ghép…
Điều này, dẫn đến tình trạng sẽ có rất nhiều những đứa con không cha. Nếu tình trạng này còn diễn ra phổ biến, trở thành xu thế trào lưu thì sẽ là một tấn bi kịch của cuộc đời trẻ em. Những đứa trẻ sinh ra chúng cũng sẽ tự ti, mặc cảm vì mình không cha thậm chí rơi vào tự kỷ, trầm cảm… rất đáng lo ngại”, ông Trung nhận định.
Đi "xin giống" người đàn ông trên mạng, cặp đồng tính nữ sững sờ khi phát hiện cùng dính bầu
Hai vợ chồng đã cùng mang thai và sinh con cách nhau 13 ngày.
Sau khi gắn bó với nhau, hầu hết các cặp đôi đều mong muốn sinh con chung để tình cảm thêm khăng khít, gia đình được hạnh phúc vẹn tròn. Với những cặp đôi nam - nữ, nếu có sức khỏe tốt thì mang thai, sinh con sẽ không thành vấn đề. Còn với các cặp đôi đồng giới, hành trình để có được con chung của họ sẽ khó khăn, vất vả hơn nhiều.
Georgia Ashford-Singer (27 tuổi, sống tại Anh) và vợ là Becky (28 tuổi) đã luôn mong muốn được có con kể từ khi chính thức đến với nhau.
"Becky đã khao khát có con từ năm 18 tuổi. Vào thời điểm đó, chứng kiến chị gái của mình có hai đứa con và Becky cảm thấy rất hạnh phúc mỗi khi ở bên những đứa trẻ. Chính điều này đã thôi thúc ý định muốn có con của Becky", Georgia chia sẻ về người bạn đời của mình.
Georgia và Becky là một cặp đồng tính nữ.
Vì vậy sau hơn 1 năm yêu nhau, hai người phụ nữ này bắt đầu thực hiện kế hoạch sinh con. Lúc đầu, họ dự định sử dụng một người hiến tinh trùng thông qua một phòng khám sinh sản. Vì Georgia đã gặp phải một số vấn đề sức khỏe liên quan đến tuyến giáp nên kế hoạch sẽ là lấy trứng của cô, thụ tinh với tinh trùng của người hiến tặng và cấy vào Becky.
Tuy nhiên, chi phí cho toàn bộ quá trình sẽ rơi vào khoảng 6000 bảng Anh (khoảng 192 triệu VNĐ) và nó vượt quá khả năng kinh tế của hai người. Vậy là Georgia cùng Becky quyết định chuyển sang tìm kiếm những người hiến tặng tinh trùng thông qua mạng xã hội. Trong lúc này, cả hai cũng đã đăng kí kết hôn và tổ chức đám cưới để có thể cùng có tên trong giấy khai sinh của con.
Georgia chia sẻ: " Chúng tôi đã mò mẫm khắp các nhóm hiến tặng tinh trùng trên facebook. Cả hai chỉ mong muốn tìm một người không có tiền sử bệnh tật, không mắc các bệnh lây qua đường tình dục và số lượng tinh trùng cao. Chúng tôi không quá quan tâm đến vấn đề ngoại hình vì tôi và Georgia có vẻ ngoài trái ngược nhau. Tôi lùn, tóc sẫm màu, da trắng còn Becky da màu ô liu, tóc vàng và mắt xanh. Tôi hiểu rằng sẽ khó có thể tìm người hiến tặng sao cho đứa bé sinh ra có nét giống cả hai chúng tôi. Vậy nên sức khỏe là trên hết".
Vậy nhưng tìm được người hiến tặng phù hợp mới chỉ là bước đầu trong chặng đường tìm con của hai người. Sau khi đã có tinh trùng, Becky đã thử thụ tinh trong nhiều tháng nhưng không thành công. Vậy là họ quyết định cả hai sẽ cùng thử để gia tăng cơ hội, đồng thời đổi một người "cho giống" khác.
Trong lần thử thứ 2 của Georgia với người hiến tặng mới và lần đầu tiên của Becky, cả hai đều đã mang thai thành công. " Becky phát hiện mình có thai trước khi trễ kinh 5 ngày. Tôi đã rất vui vì tin này và quên mất cơ thể mình cũng có khác lạ. 4 ngày sau, tôi thử thai và thật bất ngờ là chiếc que cũng hiện lên 2 vạch. Choáng váng là từ ngữ miêu tả cảm xúc của hai chúng tôi lúc đó. Không thể ngờ sau thời gian dài cố gắng thì cả hai lại cùng mang thai ", Georgia kể lại.
Cả hai sử dụng tinh trùng hiến tặng từ cùng một người và sau đó cùng mang thai.
Cùng mang bầu nên hai vợ chồng có thể chia sẻ, tâm sự và chăm sóc lẫn nhau. Tuy vậy, trong khi Georgia mệt mỏi và nghén nặng thì Becky có một thai kỳ khá nhẹ nhàng. Cả hai cũng chỉ có duy nhất một lần được đi siêu âm cùng nhau do quy định của bệnh viện trong mùa dịch Covid-19.
Trải qua 9 tháng cùng nhau mang thai, cả hai đã sinh con cách nhau 13 ngày. Becky sinh Willow vào ngày 11/4 và Georgia sinh Woody vào ngày 25/4. Hai em bé đều khỏe mạnh, đáng yêu và được về nhà sau vài ngày nằm viện.
Hiện tại, vợ chồng Georgia và Becky lại cùng nhau chăm sóc 2 đứa trẻ. Hai chiếc cũi được đặt hai bên giường của họ và ai cũng có thể cho con bú. Đến bây giờ khi nhìn hai con đáng yêu nằm cạnh nhau, Georgia cho biết cô vẫn không tin nổi điều kỳ diệu này đã đến với vợ chồng mình.
"Gia đình chúng tôi liên tục nói đùa về việc sẽ vui nhộn như thế nào nếu cả hai mang thai cùng một lúc. Đó là câu chuyện vui đùa liên tục được nhắc đến trong suốt thời gian qua. Chúng tôi không thể tượng tượng được điều đó đã thành hiện thực" , cô nói.
Hai em bé chào đời cách nhau 13 ngày.
Các lựa chọn cho người đồng tính nữ muốn có con
Một cặp đôi đồng tính nữ muốn sinh con chắc chắn phải sử dụng tinh trùng của người khác, đó có thể là tinh trùng hiến tặng tại ngân hàng hoặc của người quen biết tùy trường hợp. Sau khi xin tinh trùng, có ba cách chính mà các cặp đôi đồng tính nữ có thể lựa chọn để sinh con, bao gồm: thụ tinh nhờ người mang thai hộ, thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) hoặc thụ tinh trong tử cung (IUI).
- Thụ tinh nhờ người mang thai hộ: Tinh trùng hiến tặng sẽ được kết hợp với trứng của một trong hai người và đưa vào tử cung của người mang thai hộ. Cách này áp dụng với những cặp đôi đồng tính gặp vấn đề về chức năng sinh sản, có nguy cơ sảy thai cao.
- Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF): Tinh trùng hiến tặng sẽ được thụ thai với trứng của một trong hai người rồi bơm vào tử cung. Việc lựa chọn ai mang thai sẽ phụ thuộc vào sức khỏe và quyết định riêng của cặp đôi đồng tính.
- Thụ tinh trong tử cung (IUI): Đây là phương pháp tiêm tinh trùng vào tử cung bằng ống thông được dẫn qua cổ tử cung.
Ngoài ra, không ít cặp đôi đồng tính nữ ở nước ngoài còn chọn cách tự bơm tinh trùng xin được vào âm đạo nhưng tỉ lệ thụ thai thành công sẽ thấp hơn.
Cặp đồng tính nữ sang Mỹ mua tinh trùng và làm thụ tinh trong ống nghiệm, tốn hàng trăm triệu làm thủ thuật Để hiện thực hóa mong muốn có con, cặp đôi Bi Bảo và Múi Xù đã lựa chọn sang Mỹ mua tinh trùng và làm thụ tinh trong ống nghiệm. Bi Bảo (tên thật Tô Trần Di Bảo, sinh năm 1994) và Múi Xù (tên thật Hồ Quỳnh Nhi, sinh năm 1995) là cặp đôi đồng tính nữ nổi tiếng trong giới LGBT...