Xuất hiện vòi rồng ‘nối’ trời với đất: Liệu có bất thường?
Mới đây, hiện tượng vòi rồng xuất hiện ở Florida (Mỹ) đã khiến người dân vô cùng hoảng sợ vì nó có kích thước vô cùng khổng lồ, như nối liền mặt biển với bầu trời.
Từ bao đời nay, vòi rồng luôn là một hiện tượng thiên nhiên khiến con người phải sợ hãi. Mới đây, một đoạn video ghi lại hình ảnh vòi rồng xuất hiện ở gần bờ biển Destin (Florida, Mỹ) đã gây xôn xao mạng xã hội bởi nó vô cùng lớn và như nối mặt biển với bầu trời xám xịt.
Xung quanh nó là sấm chớp, càng khiến cho hình ảnh trở nên đáng sợ. Vòi rồng này được xác định là lớn hơn hẳn bình thường. May mắn là nó không đi vào đất liền mà sau đó đã hướng ra xa khỏi bờ biển.
Theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia, lúc thời tiết bình thường, vòi rồng cũng có thể xuất hiện, lúc đó nhìn nó bớt đáng sợ hơn. Còn vòi rồng ở gần bờ biển Florida vừa rồi là “ vòi rồng bão”, xuất hiện trong những cơn giông bão lớn, thường có những đặc điểm của lốc xoáy.
Video đang HOT
Vì vậy, Dịch vụ Thời tiết Quốc gia Mỹ đã phải đưa ra cảnh báo cho tàu thuyền khi vòi rồng nói trên xuất hiện, vì nó rất nguy hiểm. Gần đây, vòi rồng hay xuất hiện ở Florida khiến nhiều người dân lo lắng.
Các chuyên gia khí tượng nói rằng ở Florida vốn hay có hiện tượng vòi rồng rồi, do điều kiện thời tiết hay có gió mạnh và bão nhưng với quy mô nhỏ hơn. Việc xuất hiện những vòi rồng lớn hơn mức thường thấy cũng có thể do biến đổi khí hậu, dẫn đến việc hay có bão mạnh và phức tạp.
Biến đổi khí hậu đang mang đến những hình thái thời tiết cực đoan trên toàn thế giới. Giữa tháng 7 vừa qua, người ta đã ghi lại được hình ảnh 3 vòi rồng đồng thời phát triển ở Đảo Isokari (Phần Lan).
Từ cuối thế kỉ 19 đến nay, việc nghiên cứu hiện tượng này đã cung cấp cho con người những hiểu biết thú vị về vòi rồng. Tùy theo vị trí mà vòi rồng được chia thành 2 loại: vòi rồng trên đất liền và vòi rồng trên biển.
Vòi rồng trên biển được chia tiếp làm hai loại: xảy ra khi thời tiết đẹp và lúc có bão lớn. Trong bức ảnh này, điều kiện thời tiết tương đối ổn định: mặt biển tương đối bằng phẳng và hầu như không có gió.
Từ điều kiện thời tiết nêu trên, vòi rồng biển trong ảnh thuộc loại “thời tiết đẹp”. Chúng phổ biến hơn và yếu hơn về cường độ so với loại vòi rồng biển lúc bão tố. Thông thường, chúng ít khi di chuyển hoặc di chuyển chậm trên mặt biển.
Vòi rồng loại “thời tiết đẹp” này thường xảy ra ở các vùng ven biển ấm ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chúng hình thành do tương tác giữa nước biển ấm và không khí lạnh bên trên. Vòi rồng trong ảnh được xếp vào loại yếu với tốc độ gió không quá 30m/giây và thời gian tồn tại không lâu hơn 20 phút.
Trên thang phân loại gió từ EF, nó chỉ được xếp vào mức EF0 (mức yếu nhất trong thang chia từ EF0 đến EF5). Nếu vòi rồng này chạm vào bờ biển, nó sẽ tan gần như ngay lập tức.
Vòi rồng có thể là mối nguy hiểm người đối với người quan sát. Khi gặp vòi rồng, chúng ta cần phải tìm nơi ẩn nấp trong các toà nhà kiên cố, hầm trú ẩn hoặc mương nước. Cách tốt nhất để tránh xa vòi rồng là đi theo chiều ngang, tức di chuyển một góc 90 độ so với chiều chuyển động của cơn lốc.
Pakistan đối mặt với thảm họa thiên nhiên quy mô lớn
Ngày 23/8, Bộ trưởng Pakistan phụ trách biến đổi môi trường Sherry Rehman nhận định những đợt mưa kỷ lục đã gây ra một thảm họa thiên nhiên quy mô lớn tại nước này, vốn khiến trên 800 người thiệt mạng kể từ tháng 6 vừa qua.
Người dân tại khu vực bị ảnh hưởng bởi mưa lũ ở Hyderabad, Pakistan ngày 19/8/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Các đợt mưa gió mùa hằng năm rất cần thiết cho việc tưới tiêu và bổ sung nước cho các hồ và đập trên khắp tiểu lục địa Ấn Độ, nhưng mặt trái cũng lại gây ra thiệt hại cho người dân. Trong ngày 24/8, mưa lớn tiếp tục xảy ra tại nhiều nơi tại Pakistan, khiến trên 10 người, trong đó có 9 trẻ em, thiệt mạng trong vòng 24 giờ qua.
Bộ trưởng Sherry Rehman cho biết các nhà chức trách sẽ kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế sau khi hoàn tất đánh giá về mức độ thiệt hại. Bà Sherry Rehman nhận định với quy mô của đợt lũ lụt hiện nay, Pakistan không thể đối phó với thảm họa khí hậu nghiêm trọng này.
Theo Chỉ số khí hậu toàn cầu do tổ chức phi chính phủ Germanwatch thực hiện, Pakistan đứng thứ 8 trong danh sách các quốc gia bị coi là dễ bị tổn thương nhất trước thời tiết khắc nghiệt do biến đổi khí hậu gây ra.
Hồi đầu năm nay, nhiều nơi tại Pakistan còn hứng chịu đợt nắng nóng, đặc biệt thành phố Jacobabad, tỉnh Sindh đã ghi nhận nhiệt độ lên tới 51 độ C. Tuy nhiên, giờ đây, thành phố này lại phải đương đầu với lũ lụt, khiến nhiều ngôi nhà bị chìm trong biển nước và hệ thống giao thông hư hại nặng nề.
Ông Zaheer Ahmad Babar, một quan chức cấp cao của văn phòng khí tượng, cho biết trận mưa lũ năm nay được đánh giá là lớn nhất kể từ năm 2010. Năm đó, trên 2.000 người thiệt mạng và trên 2 triệu người phải di dời do mưa lũ lụt bao phủ gần 20% diện tích cả nước.
Ông Zaheer cho biết lượng mưa ở tỉnh Balochistan ước tính cao hơn 430% so với mức bình thường, trong khi tại tỉnh Sindh là gần 500%. Riêng thị trấn Padidan ở Sindh đã chứng kiến lượng mưa lên tới hơn 1m kể từ đầu tháng 8 đến nay.
Thống kê của Cơ quan Quản lý thiên tai quốc gia Pakistan cho thấy mưa lũ đã phá hủy gần 125.000 ngôi nhà, gây hư hại cho 288.000 ngôi nhà khác. Gần 3.000 km đường bị hư hỏng nặng. Khoảng 700.000 gia súc ở Sindh và Balochistan bị chết trong khi gần 809.000 ha đất nông nghiệp bị phá hủy.
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu mưa kim cương xuất hiện trên Trái đất? Những viên kim cương sắc nhọn rơi nhanh có thể phá hủy nhà cửa và đường sá, khiến con người bị thương hoặc thậm chí tử vong.