Xuất hiện vở chèo tiền tỷ!
Nhà hát Chèo Hà Nội vừa cho ra mắt vở diễn về nhân vật anh hùng Hai Bà Trưng- “Vương nữ Mê Linh” với kinh phí đầu tư lên đến 1 tỷ đồng. Những hình ảnh đầu tiên của vở chèo tiền tỷ vừa được hé lộ.
Sau khi mạnh tay đầu tư số tiền lớn cho vở Oan khuất một thời tạo được tiếng vang, Nhà hát Chèo Hà Nội lại dựng vở chèo lịch sử về nhân vật anh hùng Hai Bà Trưng có tên Vương nữ Mê Linh với kinh phí 1 tỷ đồng.
Vở diễn nêu cao khí phách anh hùng của Hai Bà Trưng trong việc đánh quân Nam Hán thống nhất bờ cõi. Không mang tính sử thi đơn thuần, Vương nữ Mê Linh còn nhiều yếu tố lãng mạn qua câu chuyện tình yêu và lòng cảm phục của Trưng Trắc và Thi Sách.
NSƯT Thúy Mùi, Giám đốc Nhà hát Chèo Hà Nội chia sẻ với báo chí trước đêm diễn đầu tiên, bà hi vọng với sự đầu tư lớn về trang phục, thiết kế sân khấu, dựng cảnh hoành tráng… và sự quyết tâm, nhiệt huyết của dàn nghệ sĩ sẽ đem đến vở chèo lịch sử vừa lòng khán giả
Từng đầu tư lớn cho việc “cách tân” chèo khi dựng vở Oan khuất một thời, Cao Bá Quát, Nàng Sita…mang hơi thở đời sống đương đại từ nội dung, cách hát, thủ pháp nghệ thuật đến việc đầu tư sân khấu, thiết kế trang phục … rất hiện đại, cập nhật để các vở diễn vẫn rất chèo nhưng thổi vào đó luồng gió mới nhằm chinh phục khán giả hiện tại. Lần này, với Vương nữ Mê Linh Nhà hát Chèo Hà Nội cũng chịu tốn kém khi mời biên đạo múa Tấn Lộc cùng nhà thiết kế trang phục Sỹ Hoàng tham gia vở diễn.
NSƯT Thúy Mùi, Giám đốc Nhà hát Chèo Hà Nội tiết lộ, trong số kinh phí khoảng 1 tỷ đồng, riêng phần trang phục do nhà thiết kế Sỹ Hoàng đảm nhiệm đã “ngốn” vài trăm triệu đồng. Có thể nói, đây là vở diễn lớn nhất mà NSƯT Thúy Mùi trực tiếp đóng vai trò đạo diễn tính đến thời điểm này.
Các vai chính của vở diễn lần này cũng được lãnh đạo Nhà hát Chèo mạnh dạn giao cho những gương mặt tài năng trẻ như Thục Khánh, Quốc Phòng, Quang Dương, Thảo Quyên, Thúy Lành, Huyền Trang… Ngoài ra, vở diễn còn có sự tham gia của 2 nghệ sĩ chèo gạo cội NSƯT Quốc Anh và NSƯT Đình Thuận.
Diễn viên trẻ Quốc Phòng vào vai Thi Sách, Thục Khánh vào vai Trưng Trắc
Điểm thú vị của vở diễn còn nằm ở hai nhân vật nữ chính Trưng Trắc (Thục Khánh) và Trưng Nhị (Thảo Quyên). Trước đó, hai diễn viên trẻ chuyên vào các vai tiểu thư, công chúa “yểu điệu thục nữ” nên để hóa thân vào vai nữ tướng không tránh khỏi những khó khăn. Để tròn vai diễn, các nghệ sĩ trẻ đã không quản khổ công, tập luyện trong mấy tháng trời từ giọng nói, dáng đi đến động tác múa kiếm…
“Thời gian đầu tập luyện, tôi cũng thấy chán nản lắm, tập mãi mà chưa ra “chất” nữ tướng Trưng Trắc nên có ý định bỏ cuộc. Tuy nhiên, nhận được sự động viên của các anh chị đồng nghiệp, nhờ chăm chỉ tập luyện đêm ngày nên gần đến ngày vở diễn ra mắt, tôi đã thấy tự tin hơn”, Thục Khánh chia sẻ.
Một số hình ảnh trong vở chèo “Vương nữ Mê Linh”:
Video đang HOT
Thục Khánh với tạo hình Trưng Trắc
Quốc Phòng trong tạo hình Thi Sách
Thảo Quyên vào vai Trưng Nhị
Quang Dương vào vai Thi Sơn
Vở diễn “Vương nữ Mê Linh” sẽ ra mắt công chúng bắt đầu từ 21 -30/8
Theo Nguyễn Hằng
Thương mẹ bệnh tim, cô học trò quyết tâm đỗ thủ khoa đại học
Mẹ bị bệnh tim đã 20 năm khiến em Nguyễn Diệu Hằng luôn tự nhủ phải cố gắng học tập để mẹ vui lòng. Thành quả được đền đáp trong kì thi đại học vừa qua là em đã đỗ thủ khoa khối D4 Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội.
Quyết tâm học vì sợ làm mẹ buồn
Biết về hoàn cảnh của cô học trò Nguyễn Diệu Hằng - học sinh lớp 12E Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ - ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội, ai cũng khâm phục ý chí học tập của em. Gia đình em ở tổ dân phố số 3, thị trấn Quang Minh (huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc), bố em làm ruộng, hàng ngày mẹ đi chợ bán rau kiếm thu nhập. Mẹ em mắc bệnh tim đã hơn 20 năm nay nhưng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên không có điều kiện chữa trị thường xuyên. Thương mẹ, từ nhỏ cô bé Hằng đã tự hứa với bản thân phải ngoan và học giỏi để mẹ không phiền lòng.
Em Nguyễn Diệu Hằng đỗ thủ khoa khối D4 Trường ĐH Ngoại thương với 27 điểm.
Kỳ thi đại học vừa qua, Diệu Hằng trở thành thủ khoa khối D4 của Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội với số điểm 27 (Văn 8,25, Toán 9,25 và Tiếng Trung 9,5). Khối A, em còn thi vào Học viện Tài chính và được 21,5 điểm. Kết quả khiến Hằng mừng khôn xiết vì một lí do đơn giản là thấy mẹ cười. Bản thân em hiểu căn bệnh tim của mẹ nếu gặp chuyện buồn sẽ rất dễ dẫn đến đột quỵ, nên khi được hỏi "Điều gì tác động đến việc học của em nhiều nhất", Hằng thật thà chia sẻ: "Bản thân em cũng như các bạn ạ, học vì mình thích và vì tương lai sau này, nhưng với em điều quan trọng hơn cả là em muốn mẹ vui".
Tự học để rèn luyện bản thân
Chọn thi vào khoa Kinh tế đối ngoại của Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội, Diệu Hằng cho biết em muốn trở thành nhà kinh tế giỏi để sau này có thể góp phần công sức bé nhỏ của mình vào việc phát triển kinh tế đất nước. Bởi theo quan điểm của em: "Kinh tế vô cùng quan trọng, nó tác động và có ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống xã hội. Kinh tế mạnh thì mới thúc đẩy được những cái khác mạnh theo".
Hoàn cảnh gia đình khó khăn nên Diệu Hằng không có điều kiện đi học thêm, vì thế em luôn đề cao tính tự học. Những tài liệu mượn được từ thầy cô, bạn bè được em coi như một "báu vật" để rồi tự mày mò, nghiên cứu.
Thương bố vất vả sớm hôm với đồng ruộng, mẹ bệnh tim, Diệu Hằng càng quyết tâm học giỏi.
Theo em cái khó đối với người học tiếng Trung là nhớ mặt chữ, vì là ngôn ngữ tượng hình, có nhiều nét, khó nhớ nên đòi hỏi người học phải chăm chỉ học từ mới mỗi ngày.
Đối với phần Ngữ pháp, kinh nghiệm của Diệu Hằng là sau mỗi bài học, em tự tổng hợp lại kiến thức từ bài giảng trên lớp và sách vở dưới dạng sơ đồ cây cùng với các từ khóa sau đó làm nhiều bài tập. Việc này giúp cho em có cái nhìn tổng quát về kiến thức để dễ nhớ, dễ hiểu nhất.
Sắp nhập trường, Diệu Hằng chỉ mong muốn được ở kí túc xá để giảm chi phí sau đó sẽ đi làm thêm tự trang trải cuộc sống cho mình.
Đối với Ngữ âm, sau mỗi bài khóa, em chú ý nghe cô phát âm trên lớp và về nhà tự đọc lại thành tiếng đồng thời tích cực nghe đĩa để tự chỉnh sửa cách phát âm cho mình.
Chia sẻ về dự định sắp tới của mình, Diệu Hằng cho hay sẽ cố gắng học thật tốt ở Trường ĐH Ngoại thương sau đó tìm kiếm cơ hội đi du học. Tuy nhiên cô thủ khoa cũng chia sẻ điều trăn trở: "Em đi học nữa là bố mẹ sẽ nuôi 2 chị em cùng học đại học, mà nguồn thu nhập của gia đình phụ thuộc hoàn toàn vào quầy bán rau nhỏ của mẹ nên bố mẹ em sẽ càng vất vả hơn. Trước mắt, em chỉ mong muốn nhà trường tạo điều kiện cho em được ở kí túc xá đề đỡ chi phí, sau đó em sẽ đi làm thêm để tự trang trải cuộc sống".
Theo Xahoi
Bị đâm tử vong trước cửa quán karaoke Vừa bước chân ra khỏi quán, hai người đàn ông bị một nhóm người lạ mặt dùng dao đâm tử vong. Quán Karaoke Rock Việt nơi xảy ra vụ án Khoảng 14h chiều 21/7, một vụ hỗn chiến xảy ra trước cửa quán karaoke Rock Việt (đường Thi Sách, TP Kon Tum). Hậu quả, anh Trần Nhật Vũ (SN 1974, trú tại 03...