Xuất hiện tuyết dày 60 cm bao phủ đỉnh Fansipan
Sáng 9/2 (tức 28 Tết), theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Đỉnh Fansipan ( tỉnh Lào Cai) tiếp tục có tuyết rơi, phủ dày 60 cm, nhiệt độ hiện tại trên đỉnh Fansipan là -3 độ C.
Từ đêm nay lượng mưa giảm nhanh, nhưng nhiệt độ ở các tỉnh miền núi phía Bắc vẫn giá buốt.
Trước đó, ngày 8/2, tại đỉnh Fansipan (Sa Pa, Lào Cai) ghi nhận hiện tượng thời tiết mưa lẫn tuyết mặc dù nhiệt độ tại đây vẫn ở mức trên 0 độ C. Cụ thể, lúc 7 giờ 8/2, trạm khí tượng Sa Pa quan trắc được nhiệt độ thấp nhất là 9,9 độ C.
Theo tính toán thì nhiệt độ trên núi Fansipan vẫn ở mức trên 0 độ C, với nền nhiệt như vậy thì không thể có tuyết rơi. Nguyên nhân được xác định, mưa tuyết xảy ra trên đất Trung Quốc nhưng bị gió trên cao thổi bay xuống phía Nam. Khi tuyết di chuyển xuống vùng núi phía Bắc nước ta gặp dãy núi Hoàng Liên Sơn chặn lại, tốc độ gió giảm đi khiến tuyết rơi xuống núi Fansipan. Trường hợp này cũng giống với hiện tượng tuyết rơi trên sa mạc mà thế giới đã ghi nhận được.
Ngoài ra, hiện tại, mưa diện rộng đang bao phủ các địa phương của Lào Cai. Lượng mưa thu được tính từ 19 giờ ngày 7/2 đến 7 giờ ngày 8/2 phổ biến từ 10-30mm. Một số nơi mưa nhiều hơn như: Xã Trịnh Tường (Bát Xát) 35mm, xã Lùng Phình (Bắc Hà) 37,6mm; xã Trung Lèng Hồ (Bát Xát) 49,4mm.
Thị xã Sa Pa 48mm, xã Ngũ Chỉ Sơn (Sa Pa) có mưa to với lượng 54,6mm. Đợt mưa này được nông dân Lào Cai coi là “mưa vàng”, “mưa bạc” vì mưa đã cung cấp một lượng nước dồi dào cho mạ, lúa mới được cấy, hoa màu và cây trồng các loại. Các hồ chứa, hồ thủy điện tích thêm được một lượng nước để dùng dần.
Video đang HOT
Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Lào Cai, ngày và đêm 8/2, vùng hội tụ gió trên cao vẫn tồn tại, kết hợp với tác động của không khí lạnh từ phía Bắc tăng cường xuống. Các khu vực trong tỉnh Lào Cai vẫn có mưa, mưa rào trên diện rộng, một số nơi có mưa vừa, mưa to và dông.
Các cơ quan chức năng Lào Cai khuyến cáo người dân các địa phương, nhất là khu vực miền núi cần đề phòng mưa đá, lốc tố xảy ra gây thiệt hại; cảnh giác với mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất đá bất ngờ trong mùa khô.
GS-TS Trần Hồng Thái - Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ TNMT): Luôn ưu tiên đầu tư cho con người
Ngày 17/12/2019, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 3/10 hàng năm là Ngày truyền thống ngành khí tượng thủy văn (KTTV) Việt Nam.
Đây là dấu mốc quan trọng ghi nhận những nỗ lực của ngành đóng góp vào sự phát triển bền vững đất nước.
Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống ngành KTTV, phóng viên Báo NTNN đã có cuộc phỏng vấn GS-TS Trần Hồng Thái (ảnh) - Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV (Bộ Tài nguyên và Môi trường).
Không ngừng vươn lên
Trong hành trình 75 năm qua đó, ngành KTTV gặp phải những khó khăn, thách thức gì, thưa ông?
- Ngày 3/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 41 đưa Sở Thiên văn và Đài Thiên văn Phủ Liễn về trực thuộc Bộ Giao thông Công chính (sau đổi thành Nha Khí tượng - Tổ chức tiền thân của Tổng cục KTTV ngày nay). Từ đó đến nay, trải qua 75 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng, ngành KTTV đã không ngừng vươn lên đóng góp vào sự nghiệp cách mạng chung của cả nước, phục vụ ngày càng tốt hơn, có hiệu quả hơn đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ngành đã gặp không ít khó khăn khi thực hiện công tác điều tra cơ bản, dự báo, thông tin tư liệu KTTV, quan trắc môi trường không khí và môi trường nước trong điều kiện cơ sở vật chất, hệ thống mạng lưới kỹ thuật chưa đồng bộ, mạng lưới trạm quan trắc còn thưa nên nguồn số liệu đầu vào phục vụ công tác dự báo vẫn còn khó khăn. Trong khi đó, mô hình dự báo chuyên dùng cho Việt Nam đang trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện, do đó việc cải tiến và đa dạng hóa bản tin, chuẩn hóa mẫu bản tin đã được thực hiện nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của cộng đồng.
Hơn nữa, nhiều vấn đề khoa học công nghệ về dự báo trong nước và trên thế giới chưa thực hiện được như: Dự báo định lượng mưa lớn trong trường hợp cực đoan phạm vi hẹp; cảnh báo lũ quét, sạt lở đất mới chỉ đạt được ở mức cảnh báo có nguy cơ trên một khu vực rộng, chưa cảnh báo được ở một vị trí cụ thể...
Ngành KTTV đã làm gì để nâng cao năng lực mạng lưới quan trắc phục vụ dự báo và phát triển các ngành kinh tế và đời sống xã hội, thưa ông?
- Với hoạt động tác nghiệp của ngành từ những bản tin dự báo thời tiết hàng ngày phục vụ người dân trong sinh hoạt thường nhật, đến những bản tin dự báo chuyên dùng cho các ngành kinh tế, sản xuất, như nông nghiệp, công nghiệp hay vận tải hàng không KTTV và các sản phẩm dịch vụ đã trở thành một phần không thể thiếu trong sự phát triển bền vững và ổn định xã hội. Đến nay ngành KTTV đã và đang bảo quản tuyệt đối an toàn với 40 trạm có chuỗi số liệu dài 100 - 135 năm, hàng trăm trạm có chuỗi số liệu dài từ 20 - 50 năm, đó là tài sản vô cùng quý giá của quốc gia, là nền tảng cho việc nghiên cứu khoa học, phục vụ chiến lược xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, phòng chống thiên tai...
Các cán bộ Trạm khí tượng Sa Pa (Lào Cai) trao đổi nghiệp vụ quan sát và ghi thông số nhiệt quang ký (đo nắng hàng ngày). Ảnh: P.V
"Trong thời đại 4.0 này, để đưa ra những sản phẩm dự báo chính xác và kịp thời, các thiết bị máy móc đã được nâng cấp với công suất cao hơn, tự động hóa nhiều hơn, và vấn đề mấu chốt là đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao".
GS - TS Trần Hồng Thái
Đặc biệt, để phục vụ công tác phòng chống thiên tai, ngành KTTV định hướng hiện đại hóa các phần mềm, mô hình dự báo lũ, lũ quét, sạt lở đất trên cả nước; tối ưu mô hình hồ chứa bao gồm tích hợp quy trình vận hành liên hồ; tích hợp các mô hình vào hệ thống hỗ trợ dự báo thủy văn; thí điểm dự báo lũ dựa vào tác động; cảnh báo ngập lụt và ô nhiễm cho các đô thị lớn và khu vực đông dân cư...
Đào tạo nhân lực là giải pháp chủ yếu
- Cho đến nay hầu hết cac thanh tưu mơi cua nhân loại trong lĩnh vưc công nghê thông tin đa đươc ưng dung trong lĩnh vưc truyền tin KTTV: Hệ thống mạng LAN, Internet trong nôi bô, truyền tin vê tinh, GPRS... kết nối cac tram tư đông vơi trung tâm. Công nghê tính toan cung tưng bươc đươc phat triển như hê thống may tính hiêu năng cao, siêu may tính mini... Đến hôm nay, dự báo số trị luôn được phát triển và hiện nay là những mô hình dự báo được chạy trên nền tảng hệ thống siêu máy tính hiệu năng cao với tổng năng lực tính toán khoảng 16Tflops. Hàng ngày, hệ thống dự báo thời tiết số trị cung cấp từ 2 - 4 bản tin dự báo.
Đặc biệt, với công nghệ dự báo tổ hợp, các bản tin dự báo xác suất được đưa vào nghiệp vụ phục vụ hiệu quả cộng đồng với các bản tin dự báo thời tiết cực ngắn, dự báo mưa lớn trong những tình huống thời tiết nguy hiểm được các dự báo viên Trung tâm Dự báo KTTV nghiên cứu phát triển. Bên cạnh đó việc tăng cường hợp tác quốc tế, ứng dụng khoa học, công nghệ trong nước khiến dự báo, cảnh báo của ViệtNam tiệm cận dần các nước tiên tiến trên thế giới, đặc biệt là dự báo bão, không khí lạnh, hạn hán, xâm nhập mặn...
Ngành KTTV đã và đang bảo quản tuyệt đối an toàn với 40 trạm có chuỗi số liệu dài 100 - 135 năm, hàng trăm trạm có chuỗi số liệu dài từ 20 - 50 năm.
Dự báo mưa, lũ ở mức khá trong khu vực và ở mức trung bình so với các nước tiên tiến. Minh chứng là WMO (Tổ chức Khí tượng thế giới - PV) đã giao Việt Nam hỗ trợ dự báo thời tiết nguy hiểm khu vực Đông NamÁ trong công tác dự báo, cảnh báo các hiện tượng KTTV nguy hiểm như mưa lớn, gió mạnh, lũ quét. Lần đầu tiên đại diện của Việt Nam được WMO giới thiệu và được tín nhiệm bầu là Phó Chủ tịch Hiệp hội Khí tượng khu vực II châu Á (RAII). Đây là những thành quả nỗ lực của ngành KTTV Việt Nam trong suốt chặng đường 75 năm lịch sử.
Trong thời đại 4.0 này, để đưa ra những sản phẩm dự báo chính xác và kịp thời, các thiết bị máy móc đã được nâng cấp với công suất cao hơn, tự động hóa nhiều hơn, và vấn đề mấu chốt là đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao. Do vậy, chúng tôi luôn dành sự ưu tiên cho đầu tư vào con người, liên tục ưu tiên tuyển dụng cán bộ giỏi, có năng lực đồng thời tạo điều kiện tham gia các khóa học nâng cao, trao đổi kiến thức và công nghệ với các đối tác đào tạo...
Ngành đặt mục tiêu gì trong chặng đường sắp tới, thưa Tổng Cục trưởng?
- Trong giai đoạn sắp tới, ngành KTTV sẽ tập trung các nguồn lực để phát triển ngành đồng bộ theo hướng hiện đại hoá và tự động hóa, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật KTTV trong phạm vi cả nước, nâng cao năng lực quan trắc, dự báo, cảnh báo KTTV, trọng tâm là dự báo, cảnh báo các thiên tai liên quan đến bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất... đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và phục vụ phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai được dự báo là ngày càng phức tạp, khó lường.
Với định hướng đó, ngành KTTV lấy việc đầu tư cho khoa học, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực làm giải pháp chủ yếu. Đồng thời, tiếp tục củng cố và hoàn thiện hệ thống mạng lưới quan trắc quốc gia, trong đó tập trung đầu tư phát triển hệ thống trạm quan trắc tự động, nhằm bảo đảm thu nhập đầy đủ và chính xác các số liệu, đáp ứng yêu cầu cảnh báo, dự báo KTTV, phục vụ phòng chống thiên tai, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, khai thác tài nguyên và môi trường.
Để thực hiện các mục tiêu đó, bên cạnh sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, ngành KTTV đặt mục tiêu đưa ra những chính sách kêu gọi sự tham gia của khối kinh tế tư nhân trong công tác KTTV. Từ đó, tạo ra thị trường dịch vụ KTTV, làm sao tiến tới mục tiêu quan trọng là xã hội hóa ngành KTTV.
Xin cảm ơn ông!
Bắc Bộ tiếp tục mưa to cục bộ, đề phòng lốc, sét, gió giật mạnh Đêm 9/9, dự báo các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện nay rãnh áp thấp có trục qua Bắc Bộ và vùng hội tụ gió trên cao duy trì trên khu vực Bắc Bộ nên đêm...