Xuất hiện tựa game nhảm nhí nhất 2018: Nhân vật chỉ nằm ngủ cả ngày trên giường
Nghe có vẻ khó tin nhưng # Selfcare lại chính là một tựa game như thế.
Bạn nghĩ sao nếu như có một tựa game với nội dung thật sự là lười biếng là chỉ nằm trên giường và không rời khỏi đó? Nghe có vẻ khó tin nhưng #Selfcare lại chính là một tựa game như thế.
#Selfcare là một trò chơi được thiết kể bởi từ TruLuv Studio, một trong số những studio chỉ làm game cho những cá nhân chưa bao giờ chơi nó. Tựa game được thiết kế bởi một cựu nhà phát triển của Ubisoft là Brie Code với sự cộng tác của Eve Thomas – một nhà báo và biên tập viên từ Montreal.
Trò chơi dược thiết kế cho những người không thực sự thích những trò chơi điện tử và với nội dung là chỉ đơn thuần về việc quyết định không ra khỏi giường. Tuy nhiên, nhiều người từng chơi lại thực sự rất thích tựa game này. Gameplay đơn giản là không làm gì cả. Lấy không gian là một phòng ngủ đẹp, với tất cả những mảnh vụn của cuộc sống hàng ngày thể hiện qua những tờ giấy nháp, chiếc Iphone và laptop bị gạt sạt một bên, nhân vật của chúng ta nằm dưới một lớp chăn ấm áp, chơi một tựa game mini như giải đố, phân loại đồ giặt, vuốt ve con mèo, ngắm nhìn viên pha lê hoặc chơi bài tarot. Tựa game vốn không khó và thường hướng người chơi sáng tạo ra một thứ tự công việc nào đó mà họ thích. Mỗi hoạt động được thiết kế để giúp người chơi thấy thoải mái mà ít phiền phức. Tất cả những trải nghiệm trong game đều được gây dựng từ thực tế nên trông thực tế hơn so với thông thường. Ngoài ra tựa game cũng luôn nhắc nhở một cách vui vẻ rằng nhân vật nên uống một cốc nước mỗi giờ. Nói chung nhân vật của bạn sẽ lười đến mức nằm lì trên giường cả ngày và còn thẳng thèm tập thể dục nữa.
Nghe có vẻ khôi hài, nhưng việc phát triển tựa game có lý do của nó. Code – chi đạo kĩ thuật của Assassin’s Creed và lập trinh viên cho Child Of Light – đưa ra nhiều nghi ngờ về việc luôn có một giới hạn nào đó trong việc thiết kế game để mọi người có thể cùng chơi. Code đi nhiều nơi và gặp rất nhiều những người đang cố gắng hiểu và tập chơi games. Bản thân cô thông qua những nghiên cứu đều chỉ ra đa phần các tựa game ngày nay gần như chỉ được chơi bởi những nhóm kín mà ít được phổ biến rộng rãi. Cô cũng là người xây dựng xu hướng nghĩ khác biệt trong cách làm game dựa trên phản ứng của con người mà đa số các tựa game chưa thực sự giải quyết: đó là ý tưởng về việc “có xu hướng kết bạn và trở thành bạn” thay vì “chiến đấu và bay nhảy”. Tất nhiên chúng ta vẫn có những tựa game như Dear Esther, Journey và Everyone’s Gone với thiên hướng dịu dàng, kết nối, hiểu biết và không đấu tranh. Thế nhưng chúng vẫn chưa thể thay đổi được những đối tượng “khó chơi game”.
#Selfcare dường như đa và đang thay đổi điều này với hơn nửa triệu lượt tải xuống cùng rất nhiều những đánh giá tích cực. Tựa game luôn giữ mọi thứ luôn tối giản, nhẹ nhàng, chạm rãi và đồng thời trở thành thú tiêu khiển cho những phút giây rảnh rỗi, muốn thư giãn. Thay vì phải ngồi lướt báo mạng và đọc thấy những sự việc của thế giới đương đại, tựa game này lại cuốn chúng ta vào chính thế giới của nó, vào một căn phòng yên bình. Tựa game vẫn sẽ đi theo các yên bình nhất để giữ chân bạn cho đến khi bạn chán nó và rời đi. Thế nhưng, mỗi khi mỏi mệt, bạn lại có thể vào đây để có được những cảm giác yên bình nhất. Ngoài ra, tựa game được lập trình để không có quảng cảo hay trả phí trong game, vốn là điều mà mọi người chẳng mấy ưa thích. Do vậy, nếu như chúng ta mong muốn tìm được một tựa game nhẹ nhàng, #Selfcare chắc chắn sẽ là một lựa chọn tốt và tối giản nhất của những người không chỉ là game thủ, mà còn dành cho những người chưa bao giờ chơi game.
Theo GameK
EA bị Ubisoft "đá đểu" vụ scandal ầm ĩ năm 2017 trong Assassin's Creed Odyssey
Lại một Easter Egg khác được Ubisoft khéo léo lồng ghép trong Assassin's Creed Odyssey, lần này là nhắm vào vụ lùm xùm của Electronic Arts (EA) hồi cuối năm ngoái.
Trong Assassin's Creed Odyssey, bạn sẽ có dịp chạm trán với một conMinotaur, nhưng trước đó bạn cần thu thập 3 Token. Chúng có thể kiếm được bằng cách hoàn thành các thử thách, nhưng trong một số trường hợp, bạn có thể chỉ cần mua chúng từ các Trial Masters.
Nếu chọn cách tìm đến vị chủ nhân đằng sau thử thách của sức mạnh (trial of strength), ông ta sẽ thách đấu với bạn, hoặc yêu cầu bạn chi ra 1500 đồng Drachmae để đổi lấy Token. Nếu bạn mua cái đó và đi đến chủ nhân đằng sau thử thách về độ chính xác (trial of accuracy), ông ta sẽ giao nhiệm vụ tìm kiếm con trai mình cho bạn. Nhưng sau đó bạn sẽ nhận được một tùy chọn để hỏi về cái Token của vị này.
Trong đoạn video bên trên, vào mốc 6:40, bạn có thể thấy Kassandra hỏi:
"Chẳng phải ông nên hỏi liệu tôi có muốn mua Trial Token từ ông hay không sao?"
Điều này sẽ khiến cho vị Trial Master này cảm thấy... bối rối và đáp trả lại như sau:
"Cô muốn trả tiền để thắng à? Thật là... Cô không phải một chiến binh hay sao? Danh dự của cô đâu? Cảm giác tự hào và thành tựu của cô đâu rồi? "
Dành cho bạn đọc nào chưa biết thì đây rõ ràng là đang ám chỉ đến EA đối với những tranh cãi xung quanh các giao dịch mua bán vật phẩm bằng tiền thật (microtransactions) trong Star Wars Battlefront II. Sau khi trò chơi được phát hành vào tháng 11 năm 2017, công ty đã bị cáo buộc thêm các yếu tố trả tiền đáng kể vào trò chơi thông qua hệ thống thẻ của mình và bị chỉ trích nặng nề vì "ép" người chơi phải cày cuốc cật lực (grind) mới có cơ hội mở khóa các anh hùng mới.
Đáp lại, EA đã đưa ra lời tuyên bố về vấn đề này trên Reddit. Nhưng hóa ra nó lại trở thành bình luận bị đánh giá tiêu cực nhất trong lịch sự diễn đàn nổi tiếng này. Trong tuyên bố đó có một câu nói giải thích về việc bắt game thủ phải cày cuốc cực khổ như sau: "...mục đích là cung cấp cho người chơi cảm giác tự hào và thành tựu khi mở khóa thành công các anh hùng khác nhau." Cụm từ đó rõ ràng là thứ mà Ubisoft đã chọn để đưa vào Easter Egg của Assassin's Creed Odyssey bên trên .
Tuy nhiên, nhiều người cũng cảm thấy buồn cười vì Ubisoft cũng chẳng phải cái tên xa lạ với microtransactions. Chính bản thân Assassin's Creed Odyssey cũng dính chỉ trích tương tự, khiến những người chơi không thích grind phải cân nhắc mua XP boost để có thể tăng cấp nhanh và làm nhiệm vụ tiếp theo.
Theo PCGamesN
Assassin's Creed Rebellion game nhập vai AC mới sẽ ra mắt miễn phí vào tháng 11 Ubisoft tiếp tục mang thương hiệu game hành động nổi tiếng đến với các thiết bị điện thoại thông minh thông qua phiên bản mới có tên Assassin's Creed Rebellion, đi kèm với một số nội dung AC: Odyssey dành cho người đăng ký trước. Theo thông cáo báo chí, Assassin's Creed Rebellion sẽ thuộc thể loại nhập vai chiến lược (Strategy-RPG) và...