Xuất hiện trò chơi điện tử “IS tiêu diệt phương Tây”
Những kẻ ủng hộ khuynh hướng của tổ chức nhà nước Hồi giáo cực đoan IS vừa “tung” ra một trò chơi điện tử ( video game) “man rợ”. Theo đó, người chơi đóng vai là những kẻ khủng bố IS có nhiệm vụ sát hại những người phương Tây.
Chính những kẻ ủng hộ nhóm khủng bố đã thực hiện những vụ hãm hiếp và thảm sát ở vùng lãnh thổ rộng lớn của Syria và Iraq đã sửa đổi video game phổ biến ARMA III để tạo ra những nhân vật dựa trên nguyên mẫu về những chiến binh IS.
Người chơi được phép giết hại những người phương Tây và những nhân vật dựa trên hình mẫu của những binh lính Syrian, những chiến binh Peshmerga, người Kurd.
Những kẻ ủng hộ ISIS tung bản chỉnh sủa game ARMA III để lôi kéo trẻ em và những người quá khích dễ bị tổn thương để tiêu diệt phương Tây.
Những kẻ ủng hộ IS đang lôi kéo trẻ em và những người quá khích dễ bị tổn thương. Chúng phát hành game miễn phí trên các diễn đàn game tới những người tuyên bố ủng hộ Đế chế Hồi giáo “caliphate” tự xưng của nhóm khủng bố.
Theo Vocativ, bản chỉnh sửa game này vốn là một cập nhật phần mềm chống IS, trong đó người chơi đóng vai những nhân vật chiến đấu chống lại những chiến binh IS.
Tuy nhiên, những kẻ ủng hộ IS đã nhanh chóng “ăn cắp” bản mod và chỉnh sửa lại, trong đó người chơi đóng vai những kẻ thánh chiến có nhiệm vụ giêt chết những người phương Tây và những kẻ nào chống IS.
Theo một trang web, một trong những kẻ ủng hộ IS đã đăng trên một diễn đàn nổi tiếng ủng hộ chủ nghĩa khủng bố thông tin: “Trong phiên bản game mới nhất của ARMA III, có nhiều bản mod mà trong đó người dùng có thể đóng vai chiến binh IS tiêu diệt Peshmerga và quân đội Syria”.
Video đang HOT
Đây không phải là lần đầu IS ăn cắp bản quyền video game của phương Tây để tuyên truyền, trước đó chúng cũng đa dùng dòng trò chơi Grand Theft Auto 5 để lôi kéo trẻ em và những người quá khích dễ bị tổn thương.
“Ăn căp” bản chỉnh sửa game ARMA III chỉ là động thái mới nhất của những kẻ ủng hộ ISIS trong việc sử dụng sức ảnh hưởng ngày càng tăng của video game để lôi kéo trẻ em và những người quá khích dễ bị tổn thương vào những hành vi sai trái của chúng.
Tháng 9-2014, ISIS đã đăng trên Youtube một video quay cảnh bạo lực trong trò chơi, trong đó các sỹ quan cảnh sát bị bắn gục và nhiều xe tải bị phá hủy do các vụ đánh bom liều chết.
Ngọc Như
Theo_PLO
IS thực hiện mưu đồ chia rẽ bằng khủng hoảng con tin
Cuộc khủng hoảng con tin Nhật Bản cho thấy cộng đồng thế giới cần phải hợp tác để đối phó với mối đe dọa càng gia tăng từ IS.
Giới phân tích đã vạch rõ mưu đồ chia rẽ của IS với Nhật Bản và Jordan trong vụ hành quyết con tin người Nhật cuối tuần trước. Tuy nhiên, các nước cùng khẳng định sẽ không khoan nhượng với chủ nghĩa khủng bố, tăng cường các biện pháp an ninh và bảo vệ công dân, cũng như hợp tác quốc tế để đối phó với lực lượng cực đoan.
Giới phân tích tại Jordan cho rằng, nhóm phiến quân IS đã lợi dụng vụ giết hại con tin người Nhật Bản Kenji Goto để gieo rắc chia rẽ giữa Jordan và Nhật Bản. Mưu đồ của chúng lớn hơn nữa là nhằm vào liên minh quốc tế chống IS hiện nay.
Lá cờ rủ để tưởng nhớ hai con tin người Nhật bị IS hành quyết trước cửa văn phòng Thủ tướng Shinzo Abe (Ảnh Reuters)
Theo nhà phân tích Marwan Shehadeh, IS ban đầu đưa ra yêu cầu tiền chuộc 200 triệu USD cho các con tin Nhật Bản, nhưng sau đó lại chúng lại chuyển mục tiêu đàm phán sang chính phủ Jordan. Mục tiêu của chúng chính là buộc Nhật Bản phải gây sức ép với Jordan.
Nhà phân tích Shehadeh nói: "Chúng muốn gây ra tranh cãi giữa Nhật Bản và Jordan, vì ưu tiên hàng đầu của 2 nước này đều là giải cứu công dân của mình. Do đó, đây sẽ là sự "xung đột lợi ích" giữa 2 quốc gia, vốn đều là những thành viên trong liên minh chống khủng bố".
Tuy nhiên, trải qua cuộc khủng hoảng con tin tồi tệ, Nhật Bản và Jordan đều khẳng định hợp tác chặt chẽ với nhau để giải quyết cuộc khủng hoảng này. Hai công dân Nhật đã bị giết hại một cách tàn bạo, gây ra một cú sốc là sự phẫn nộ trong dư luận nước này, song không vì vậy mà IS đạt được mục đích gây chia rẽ.
Sau vụ hành quyết con tin Goto, Chính phủ Nhật Bản nói rằng Jordan đã hợp tác tích cực và gửi lời cảm ơn vì điều này. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng đã thề không tha thứ cho những kẻ khủng bố và sẽ hợp tác với cộng đồng quốc tế đưa những kẻ phạm tội ra trước công lý. Chính phủ Nhật Bản hôm nay đã triển khai một lực lượng chống khủng bố để tăng cường an ninh trong nước và bảo vệ công dân ở nước ngoài.
Bên cạnh việc thể hiện đoàn kết với Nhật Bản sau vụ khủng hoảng con tin, cộng đồng quốc tế cũng tiếp tục tăng cường các biện pháp hợp tác và đối phó với mối đe dọa từ lực lượng cực đoan.
Trong đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 2/2 đã yêu cầu khoản tài chính 8,8 tỷ USD trong ngân sách tài khóa năm 2016 của Mỹ để tài trợ cho cuộc chiến chống IS.
Còn Bộ Ngoại giao Mỹ hiện đang dẫn đầu các nỗ lực của chính phủ trong việc thiết lập một liên minh chống IS bao gồm một số quốc gia Trung Đông và phương Tây.
Tại Tây Ban Nha, chính phủ nước này và đảng đối lập chính vừa thống nhất thông qua một bộ luật mới nhằm đối phó với các vụ tấn công tự phát do những phần tử Hồi giáo cực đoan đơn lẻ tiến hành- còn được gọi là "sói đơn độc".
Bộ luật chống khủng bố mới này bao gồm việc kiểm soát mạng xã hội, việc cung cấp tài chính cho các hoạt động tội phạm và kiểm soát công dân Tây Ban Nha tới các vùng chiến sự. Phát biểu sau khi ký thỏa thuận với nhà lãnh đạo đảng Xã hội đối lập.
Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy nói: "Chúng ta sẽ chống lại chủ nghĩa khủng bố. Chúng ta sẽ luôn đoàn kết trong cuộc chiến này. Thỏa thuận được ký kết sẽ giúp chúng ta thực hiện hiệu hơn quả các mục tiêu: Sự tự do và an toàn của người dân Tây Ban Nha sẽ không thể bị đe dọa".
Trong khi đó, Ngoại trưởng Anh Philip Hammond đang ở thăm New Zealand cũng tập trung vào mục tiêu chống lại IS. Phát biểu trong cuộc họp báo chung với người đồng cấp nước chủ nhà, ông Hammond hy vọng New Zealand sẽ trở thành một thành viên tích cực tham gia các nỗ lực chống IS của liên minh quốc tế.
"Chúng tôi đã trao đổi quan điểm về những thách thức an ninh toàn cầu và thảo luận về sự hợp tác trong cuộc chiến chống IS tại Iraq và Syria. Mối đe dọa từ IS đã hiện diện trên khắp thế giới và chúng ta phải hợp tác để đối phó với chúng", ông Hammond nói.
New Zealand hiện đang cân nhắc các biện pháp để hỗ trợ liên minh chống nhóm phiến quân khủng bố IS do Mỹ dẫn đầu. Thủ tướng New Zealand John Key đã phải thừa nhận rằng mối đe dọa từ IS đang ngày càng gia tăng.
Hiện nay, các nước châu Âu đang đặc biệt nâng cao cảnh giác về an ninh khi có thông tin nói rằng các tay súng IS đang tìm cách tới châu Âu bằng cách trà trộn vào dòng người tỵ nạn.
Chúng di chuyển bằng tàu biển, cùng hàng ngàn người tỵ nạn từ Thổ Nhĩ Kỳ tới châu Âu với âm mưu tấn công khủng bố để trả đũa cho các vụ không kích của phương Tây tiêu diệt IS ở Iraq và Syria. Nguy hiểm hơn, những công dân châu Âu bị IS chiêu mộ cũng sẽ dễ dàng trở về hơn và thực hiện tấn công khủng bố trong lòng châu Âu./.
Hoàng Lê Tổng hợp
Theo_VOV
Trung Quốc kêu gọi hợp tác quốc tế sau vụ IS hành quyết con tin Nhật Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định, Bắc Kinh phản đối tất cả các hình thức của chủ nghĩa khủng bố. Sau vụ việc Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng tại Syria (IS) tuyên bố đã giết chết thêm một con tin người Nhật Bản, gây rúng động quốc tế, Chính phủ Trung Quốc hôm nay (2/2) lên...