Xuất hiện trên MXH rao bán “Thuốc điều trị Covid-19 nên có khi chưa được tiêm vắc-xin”: Chuyên gia nói gì?
Quảng cáo thuốc với tiêu đề khá hấp dẫn, đánh vào tâm lý của người chưa được tiêm vắc-xin Covid-19 nhưng thuốc điều trị Covid-19 quảng cáo trên mạng xã hội có thực sự hiệu quả và an toàn?
Đối mặt với dịch Covid-19, làm sao để phòng bệnh tốt nhất có thể là tâm lý của tất cả mọi người. Cũng xuất phát từ tâm lý này của người dân mà trên mạng xã hội xuất hiện một số thông tin rao bán các loại thuốc được quảng cáo là để phòng Covid-19, bao gồm cả thuốc trị sốt rét (chloroquin), thuốc kháng sinh (aspirin), xuyên tâm liên, Corticoid, hay Tylenol… Điều này khiến người dân hiểu lầm về tác dụng của các loại thuốc. Sở dĩ có hiện tượng này là do những thông tin thiếu chính xác trên mạng xã hội, cùng với sự hoảng sợ về dịch bệnh, hoặc là với tâm lý tích trữ để dự phòng khi dịch bùng phát thì “không có mà mua”.
Xuất hiện quảng cáo “thuốc chữa bệnh Covid-19″ được rao bán trên mạng xã hội
Mới đây, trên mạng xã hội, một tài khoản chia sẻ hình ảnh thuốc điều trị Covid-19 với lời chào mời: “Trước khi đến được với vắc-xin thì nên để em nó bên mình các anh chị em nhỉ?”. Được biết, hình ảnh đăng tải là một loại thuốc có xuất xứ từ Nga. Và để tăng tính thuyết phục cho sản phẩm, người rao bán không quên đính kèm ảnh chụp màn hình bài đăng chính phủ nước Nga đã tặng huân chương cho Chủ tịch công ty bào chế ra loại thuốc điều trị Covid-19 này.
Tài khoản K.T chia sẻ hình ảnh thuốc điều trị Covid-19 với lời nhắn: “trước khi đến được với vắc-xin thì nên để em nó bên mình các anh chị em nhỉ?”.
Theo như những hình ảnh chủ tài khoản này đăng tải thì có 2 loại thuốc khác nhau, một loại màu xanh dương (Areplivir) và một loại màu đỏ (Arbiaol). Chủ tài khoản này giới thiệu là nên có sẵn để “chống covid” trước khi được tiêm chủng. Trong khi loại thuốc màu xanh được đính kèm thêm bài báo để cho biết đó là thuốc chữa COVID-19 thì sản phẩm thuốc màu đỏ lại không có lời giải thích rõ ràng.
Tên sản phẩm nhìn qua lại khá giống nhau khiến người mua có thể dễ dàng bị nhầm lẫn. Việc tung sản phẩm điều trị đính kèm “bằng chứng” ghi công đã đánh trúng tâm lý người tiêu dùng chưa được tiêm vắc-xin Covid-19 và những người đang sống trong vùng có dịch khiến họ rục rịch tìm mua sản phẩm. Nhiều người dân đã bỏ tiền ra mua sản phẩm này để dự trữ sẵn trong nhà như một cách cứu sống chính mình và người thân nếu chẳng may mắc phải.
Video đang HOT
Vậy, thuốc điều trị Covid-19 đang được rao bán trên mạng xã hội này có thực sự hiệu quả trong điều trị bệnh Covid-19 hay không? Trong lúc chờ đợi được tiêm phòng vắc-xin Covid-19, đây có phải là cách bảo vệ bạn tốt nhất?
Thuốc điều trị Covid-19 đang được rao bán trên mạng xã hội này có thực sự hiệu quả trong điều trị bệnh Covid-19 hay không?
Hãy cẩn trọng trước những thông tin thuốc điều trị Covid-19!
Theo BS Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM), không có thuốc điều trị Covid-19 nào mà lại được bán tràn lan trên thị trường ở nước ta. Thế nên sản phẩm được quảng cáo rất có thể chỉ là sản phẩm mạo danh, thuốc giả, người dân không được phép tùy tiện mua sử dụng, có thể khiến tiền mất tật mang.
“Không có loại thuốc điều trị Covid-19 nào hiện nay được bán phổ thông ngoài thị trường nước ta” , chuyên gia khẳng định. Bởi lẽ, điều trị cho bệnh nhân Covid-19 không phải ai cũng giống ai. Mỗi người có phác đồ điều trị riêng, dùng thuốc gì, sản phẩm nào… đều phải được bác sĩ căn cứ vào tình hình cụ thể rồi mới kê đơn điều trị. Hiện tại, tuyệt đối không có chuyện cứ mua sản phẩm thuốc điều trị Covid-19 nào đó ngoài thị trường và uống để hết bệnh.
“Không có loại thuốc điều trị Covid-19 nào hiện nay được bán phổ thông ngoài thị trường nước ta”!
Do đó, thông tin quảng cáo thuốc điều trị Covid-19 trên mạng dù là loại nào cũng đều không đáng tin. Chưa kể, việc tùy tiện dùng thuốc, không có khuyến cáo của bác sĩ, có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Tốt nhất, người dân lúc này nên thực hiện tốt khuyến cáo 5K của Bộ Y tế, ở những khu vực đang thực hiện giãn cách xã hội nên nghiêm túc thực hiện để có kết quả chống dịch tốt nhất, dù cho bạn là ai, đã được tiêm hay chưa tiêm vắc-xin Covid-19.
Chuyên gia cũng cho biết, trên thế giới số lượng ca mắc Covid-19 vẫn không ngừng tăng lên, việc xuất hiện thêm các biến thể mới khó lường thì nhiệm vụ tìm ra loại thuốc điều trị hiệu quả căn bệnh này được xem là giải pháp bền vững. Mặc dù vậy, công cuộc nghiên cứu thuốc điều trị Covid-19 hiện đang đặt ra nhiều thách thức, chưa thể giải quyết trong ngày một ngày hai.
Công cuộc nghiên cứu thuốc điều trị Covid-19 hiện đang đặt ra nhiều thách thức, chưa thể giải quyết trong ngày một ngày hai.
Trong khi đó Tổ chức Y tế Thế giới WHO cũng như Bộ Y tế cho biết, cho đến thời điểm hiện tại chưa có loại thuốc nào được chính thức khẳng định điều trị Covid-19 hiệu quả, những thông tin xuất hiện trên mạng xã hội liên quan đến thuốc điều trị Covid-19, nhiều thứ được tung hô như thần dược chữa bệnh chỉ là những tin đồn truyền miệng, lời đồn thổi hoàn toàn thiếu căn cứ khoa học.
“Người dân không nên tích trữ thuốc được đồn là điều trị bệnh Covid-19 rồi tự ý uống, tự ý chữa tại nhà bằng những sản phẩm này, có thể dẫn đến tiền mất tật mang. Tốt nhất, khi nghi ngờ hoặc xác định mình nhiễm bệnh nên khai báo y tế để được can thiệp cũng như có những hướng dẫn kịp thời, đầy đủ” , BS Trương Hữu Khanh khuyên.
Cũng phải nói thêm rằng, việc người dân tự tìm hiểu các thông tin, kiến thức liên quan đến dịch bệnh là đáng khuyến khích. Tuy nhiên phải tìm hiểu và hành động đúng, không nên tùy tiện áp dụng hay sử dụng bất kì loại thuốc nào theo đám đông hay lời mách của những người không có chuyên môn y dược.
Đặc biệt không nên thu gom, tích trữ thuốc tại nhà dẫn đến thiếu hụt thuốc tại các cơ sở y tế để điều trị cho các bệnh khác, đồng thời tạo cơ hội cho các gian thương đầu cơ, tăng giá thuốc.
Được yêu cầu viết đoạn văn giới thiệu bản thân, học sinh lớp 1 ghi vỏn vẹn 4 từ mà khiến ai nấy cười vỡ bụng
Bốn từ như đánh trúng tâm trạng của nhiều cư dân mạng lúc này, bảo sao "bài văn" nhận được nhiều sự yêu thích.
Nếu muốn xả stress sau mỗi lần làm việc căng thẳng thì một đề xuất cho bạn là tìm ngay và luôn các "tác phẩm" tập làm văn của học sinh tiểu học. Dường như trẻ con là những cây hài thực thụ bằng ngòi bút vì cứ viết ra điều gì là lại gây cười điều ấy.
Mới đây, dân mạng lại được phen "dở khóc, dở cười" khi xem qua một "đoạn văn" ngộ nghĩnh của học sinh lớp 1 được cô giáo một trường tư thục chia sẻ. Bài làm dù đầy lỗi chính tả, tẩy xóa nhiều chỗ nhưng phải công nhận độ chân thật đến từng chi tiết.
Theo đó, khi đề bài yêu cầu "Em hãy viết một đoạn văn ngắn (3 đến 5 dòng) giới thiệu về bản thân mình" , thay vì miêu tả ngoại hình, tính cách như thường lệ, học sinh này viết: "Em đã kiệt sức. Bài khó nhưng đọc dễ".
"Em đã kiệt sức rồi. Bài khó nhưng đọc dễ". Nguồn: Cô Phạm Thu Huyền
Không biết "Bài khó nhưng đọc dễ" là anh chàng này đang nói về bài nào, nhưng 4 từ "Em đã kiệt sức" khiến dân tình cười đau cả ruột. Khi đã mệt thì đừng nhắc bài tập hay gì nữa. Người ta chỉ "sống thật" với bản thân mình mà thôi.
Màn trả lời có 1-0-2 đã làm dân mạng sốt rần rần và cũng lia lịa gật đầu đồng ý. Không chỉ tấu hài mà còn đánh trúng tâm lý của nhiều bạn trẻ: "Trời ơi, sao biết tình trạng tui hay quá vậy. Học online liên tục đang kiệt sức rồi đây"; "Cả tháng ngồi trong nhà kiệt sức rồi chứ sao, con nít mà giỏi ghê, cái gì cũng biết"; "Tấu hài quá ông ơi, đọc mà cười đau cả ruột"; "Ước gì khi cô gọi trả bài tôi cũng dũng cảm nói 4 từ này được"...
Bà Phương Hằng livestream 'nóng', tuyên bố cho 'mượn' khu dân cư cả trăm ha để làm bệnh viện dã chiến, tiết lộ đã mua sẵn oxy tích trữ Tối 13/7, bà Phương Hằng xuất hiện trên sóng livestream với nội dung hết sức ma mị như đã thông báo trước đó. Tuy nhiên, mở đầu buổi phát sóng, nữ đại gia Đại Nam đã tuyên bố một thông tin vô cùng sốt dẻo khiến nhiều người ngạc nhiên. Sau nhiều lần tuyên bố ủng hộ hàng nghìn tỷ đồng cho quỹ...