Xuất hiện tờ giấy hóm hỉnh nhắc nhở về chuyện “sinh hoạt vợ chồng” tại chung cư, khổ chủ lên tiếng kêu oan nhưng cư dân mạng lập tức tìm ra điều vô lý
Mới đây, một tờ giấy ghi chú nhắc nhở về chuyện sinh hoạt vợ chồng được dán ngay thang máy đi lại của một chung cư khiến ai đi qua cũng “đỏ mặt”. Ngay sau đó một màn giải oan cho hộ gia đình về những tiếng ồn kia, tuy nhiên cư dân mạng ngay lập tức chỉ ra điều vô lý.
Chung cư ngày càng trở thành lựa chọn của đa số người dân sinh sống thành thị, nhưng sống ở chung cư cũng lắm chuyện “dở khóc, dở cười” ngay trong mối quan hệ của cư dân với nhau.
Mới đây, cộng đồng mạng nói chung và cư dân chung cư V. nói riêng được phen “đỏ mặt” chỉ vì một tờ giấy ghi chú dán ngay bên trong thang máy đi lại. Nội dung tờ giấy như sau:
“Gửi gia đình 4xx, tầng 4.
Xin anh chị sinh hoạt vợ chồng nhẹ nhàng thôi cho chúng tôi được ngủ một giấc yên bình.
Ký tên: Tầng 3″.
Lời nhắc nhở “nhẹ” của hàng xóm với cặp vợ chồng hoạt động quá mức ở tầng trên.
Quả thật, khi đọc được tờ giấy này khiến không ít người ái ngại vì nội dung được ghi trên đó. Trong khi câu chuyện trên chưa được chứng thực đúng sai như thế nào không ít cư dân mạng đã tỏ ra khá bức xúc với gia đình sống ở căn hộ 4xx và có những bình luận khiếm nhã dành cho họ.
Nhưng ngay sau đó, một tài khoản facebook có tên là H.C.P đã đăng một chia sẻ và tự nhận mình là chính chủ của tiếng ồn trên chứ không phải gia đình căn hộ 4xx như tờ giấy dán trong thang máy đã ghi.
Nguyên văn dòng chia sẻ của tài khoản H.C.P đăng tải trên mạng xã hội như sau:
“Dạ thưa. Thay mặt cho gia đình anh chị 4xx, em xin gửi đến căn hộ 3xx đôi lời như thế này: Em đang thi công trên tít căn hộ 19xx. Trong quá trình thi công có đục đẽo, mong anh chị tầng 3 cứ bình tĩnh và khoan vội manh động đổ oan cho anh chị căn 4xx ạ. Em cũng xin lỗi vì đã gây ra sự hiểu lầm không đáng có trên ạ. Em xin cảm ơn ạ!”.
Dòng chia sẻ được cho là của chủ nhân tiếng ồn gây ra cho tầng 3 khu chung cư.
Nhưng sau khi những hình ảnh về tờ giấy nhắc nhở được dán trong thang máy cũng như dòng chia sẻ đính chính này được đăng tải, không ít cư dân mạng cho rằng đây là hình thức câu like của các chủ tài khoản. Bởi, hình ảnh về tờ giấy ghi chú nhắc nhở dược dán tại một chung cư V., trong khi những thông tin về căn hộ cũng như khu chung cư được ghi trong chia sẻ của chủ bài đăng tải lại là ở 1 chung cư khác.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, người đăng lời nhắc nhở ở tầng 3 khu chung cư, nhưng người đính chính lại nói rằng mình đang sửa nhà tầng 19. Khoảng cách xa như vậy liệu có thể nghe được tiếng đục tường và hộ dân các tầng khác tại sao không phản ánh với ban quản lý chung cư mà chỉ có tầng 3 phản ánh. Chỉ với những điểm này đã thấy sự vô lý của những thông tin được đăng tải từ cả người đăng tin nhắc nhở cũng như người đính chính, giải oan.
“Người nhắc nhở định vị tại TP.HCM, còn người đính chính là Hà Nội, ai tin được không”, một cư dân mạng có tên H.K.L thắc mắc.
Một người khác đưa ra ý kiến: “Người nhắc nhở tầng 3, người sửa nhà tầng 19, sao các tầng khác không nghe tiếng mà nhà tầng 3 lại nghe được, có gì đó sai sai”.
“Một là người nhắc nhở muốn câu like, hai là người đính chính có ý tốt, muốn giúp đỡ gia đình tầng 4 đỡ ngại”, bạn H.G đưa ra phán đoán.
Phải chăng đây chỉ là chiêu trò câu like của các chủ tài khoản nhằm mục đích cá nhân nào đó. Khi sự việc chưa được làm sáng tỏ, không ít bình luận tiêu cực, thậm chí là khiếm nhã dành cho gia đình trú tại căn hộ 4xx.
Hiện những hình ảnh này vẫn đang được cư dân mạng chia sẻ rầm rộ. Dù là chiêu trò câu like hay câu chuyện đúng sự thật thì câu chuyện nhắc nhở nhạy cảm đi kèm với màn minh oan này cũng khiến cộng đồng mạng xã hội cười ra nước mắt.
Theo Helino
Người đàn bà sống dưới chân cầu, thích nuôi mèo hoang: 'Tôi no thì lũ mèo no, tôi đói thì lũ mèo đói'
Từ lúc bắt đầu cưu mang lũ mèo, cuộc sống của bà rắc rối hẳn. Bà phải nhường cho chúng miếng ăn, chỗ ngủ, tốn công dõi mắt theo để mèo khỏi bị bắt, bị xe đâm.
Người xung quanh bị mùi hôi, tiếng ồn làm phiền đôi lúc cũng càm ràm sau lưng... Vậy mà kệ, bà cứ nuôi, cứ chăm bẵm và yêu thương vô điều kiện...
Chân cầu Ông Lãnh - góc giao giữa Nguyễn Thái Học và Võ Văn Kiệt không phải là một nơi dễ khiến người ta đi đến một lần và muốn quay trở lại. Nơi này ẩm thấp vì đọng nước, dơ bẩn vì bụi, khói xe, hôi thối vì rác và... nghèo.
Một thế giới mà việc mỗi người tự lo cho mình một cuộc sống tử tế đã là không dễ, việc nuôi thêm cái gì đó, bảo bọc thêm cái gì đó lại càng là thứ xa xỉ không ngờ. Thế mà, ở một góc hẹp nhất, cơ hàn nhất, mưa tạt gió lùa nhất, có một người phụ nữ kì lạ không chỉ nuôi một, mà rất nhiều mèo suốt năm nay.
Cuộc hội ngộ của những phận không nhà
Bà Sáu (58 tuổi) dùng phần lớn cuộc đời để gắn mình với nơi chân cầu cũ kỹ và phủ rêu này. Ngày mười mấy tuổi tóc còn xanh, bà đã dùng hết thời con gái ngồi chỗ này ngắm mây, ngắm nắng, giờ thoắt cái tóc đã chuyển sang màu khác.
Bà có một người con, ở nơi khác. Người mẹ già này từng vào một ngôi nhà đúng nghĩa để ở, nhưng thấy tù túng và ngột ngạt quá. Loay hoay mãi rồi cũng tìm về lại chỗ chân cầu này, biết bao nhiêu người chê, vậy mà bà lại không dứt nổi.
Mấy mươi năm qua, bà gọi nơi này là nhà. Một ngôi nhà không mái, không cửa, không vách che và... không hề giống một căn nhà.
Bà không nhớ nổi mình bắt đầu nuôi mèo bao nhiêu năm rồi, nhưng nhớ được lý do vì sao mình lại ôm cả mấy chục sinh mạng vào người thế này.
'Chỗ này bụi nhiều, lùm nhiều, mèo nó bị bỏ hoang tìm tới đây núp. Phần thì bị chủ đem đến bỏ, có khi một con, có khi cả bầy một lượt. Mà ở đây xe cộ qua lại nhiều, cứ lâu lâu nhìn thấy một con mèo bị xe cán nằm chết trên đường. Mình thấy tội quá nên gom tụi nó về cho ăn, cho uống, cho tụi nó có chổ nằm ngủ...', bà Sáu kể.
Đàn mèo bà cưu mang cứ duy trì ở mức tầm mười mấy, hai mươi con. Chuyện người ta đến xin với việc bà nhặt được một chú mèo khác cứ xoay như một vòng tròn. Hôm nay một chú mèo được về với chủ mới thì ngày mai, lại có một chú mèo tội nghiệp khác bị bỏ rơi được mang về đoàn tụ với gia đình nhỏ này.
Mỗi chú mèo đều được buộc dây ở cổ để không chạy lạc ra đường đầy xe cộ.
Bà Sáu làm nghề bán rau quả ở góc cầu này, chủ yếu là hành tây. Ngày nào lời nhiều thì được 80 - 100k, ngày nào mưa gió ể ẩm thì thôi chỉ biết thở dài. Thi thoảng, có người xin mèo gửi lại bà vài chục, một trăm, bà dùng số tiền ấy lo cho những con mèo còn ở lại.
Mèo được cho ăn thức ăn động vật, ăn cơm bụi lẫn cơm từ thiện từ người qua đường. Thu nhập ít ỏi, khi có khi không, miệng ăn lại quá đông nên thi thoảng vẫn hay túng thiếu. Có những ngày đúng nghĩa không đủ tiền để chạy đủ ba bữa cơm, bà với cả hàng chục con mèo cùng nhịn đói vào buổi sáng, đợi đến buổi chiều mới cùng ăn lót dạ.
'Tui no thì tụi nhỏ nó no, tui đói thì tụi nhỏ nó đói, thì chịu chung vậy á mà..', bà Sáu vừa cười vừa nói. Cái kiểu cười ấy không thể khiến người ta cười theo nổi, chỉ thấy thương và tội.
Ở tuổi của bà, đây vẫn là một công việc tốt, vì không phải đi, không quá nặng nhọc, và vẫn có thể kiếm được tiền, dẫu ít...
Chỗ ngủ của lũ mèo là hai cái thúng nhỏ, bà lót vào đó những lớp áo cũ chồng lên nhau, để vừa êm lưng vừa giữ ấm. Vừa may phía đối diện chân cầu là một lò bán cát, bà mỗi ngày chạy qua xin vài nắm về để có chỗ lấp phân cho chúng.
Duy chỉ có việc bệnh tật của mèo là bà không tự lo được. Bên quận 4 có một đội chuyên về thú y, mỗi khi mèo bệnh hay mệt, bà gọi cho họ để được đem về trạm chăm sóc, cho thuốc, hết bệnh lại đem trả lại nơi này.
Chai thuốc nhỏ mắt dùng dở, bà để dành. Vì nơi này khói bụi, mèo bị cườm, bị đỏ mắt khá thường xuyên.
Coi như làm phước...
Bà đã già, mắt đã mờ, chân đã chậm chạp nên khổng thể quản đàn mèo tốt nhất dù lòng bà muốn thế. Thi thoảng, vẫn có những chú mèo chết đi trước khi được một ai đó đón về, không kịp sống một phần đời sung sướng để bù lại những ngày tháng no, đói bấp bênh gắn với chân cầu này.
'Hồi đó tui có nuôi con mèo kia được 2 năm, ú nu à, hanh hanh nắng còn ra hong cho ấm, vậy mà không biết trưa đó tự nhiên cái ngã ngang ra chết. Rồi cũng có mấy con mèo mình bị tuột dây, tự chạy ra đường lúc mình không để ý, lúc sực đếm lại thấy thiếu thì đi tìm thấy bị xe cán rồi...', bà Sáu nhớ lại.
Suốt mấy năm cứu hết những con mèo này đến con mèo khác, cũng không thể 'cứu' bà khỏi những nỗi buồn về những lần chia ly như thế.
Con bà mỗi lần ra thăm mẹ cứ hay càm ràm, 'sao mẹ nuôi mèo chi cho cực dữ vậy'. Bà cũng muốn nghe lời con lắm, con vừa vui, thân mình cũng vừa đỡ cực mà không hiểu sao lại chẳng đành lơ những con mèo bị bỏ rơi. Nhiều người sống dưới chân cầu này, thấy bà già tha cả mấy chục con mèo về nuôi ở đó thì cũng vài lần tỏ ra khó chịu. Cái nghèo, thiếu thốn đã đủ khiến họ mỏi mệt rồi, nay lại còn bồi thêm những âm thanh léo nhéo, mùi hôi và sự bẩn thỉu.
Mấy lời sau lưng, bà nghe thấy nhưng giả vờ lơ đi. Mấy lời cằn nhằn trước mặt, bà im lặng nghe không nói lại. Người ta than đúng mà...
Bà Sáu cũng cực, lũ mèo phá phách cào rách hết mấy cái giỏ đựng rau, mùi hôi của chúng ám cả vào người bà, bữa ăn của bà cũng bị chúng mò mẫm đến làm phiền...
'Kiếp con mèo cũng là một kiếp, chắc kiếp trước cũng là người, làm gì quấy lắm, ác lắm nên kiếp này mới đầu thai thành mèo. Số sinh ra làm con vật đã là khổ rồi, bị bỏ rơi còn khổ nhiều hơn nữa. Thôi mình làm phước, nuôi nấng, chở che nó tạm một quãng đời...', người đàn bà tóc bạc vừa bồng một chú mèo, vừa thở dài kín kẽ.
Nhiều người nhìn từ ngoài vào thấy bà cho lũ mèo nhiều quá, duy chỉ có bà, bà thấy lũ mèo cho ngược lại mình: ' Chiều chiều buồn thì ẵm mấy nó lên nói chuyện, vạch lông bắt bọ chét này nọ, thấy cũng vui. Ít ra có một thứ gì đó quẩn quanh bên cạnh, chứ không phải thấy chỉ đơn độc một mình...'.
Ừ, Sài Gòn mà, tìm một thứ không bỏ mình đi, tìm một thứ để gắn bó dài lâu, đâu có dễ...
Theo tiin.vn
Hình ảnh 'lạ đời': Người phụ nữ nhét bông gòn vào tai đi xem bóng rổ và lý do ý nghĩa phía sau Người phụ nữ này đã thu hút ít nhiều sự chú ý từ những cổ động viên khác quanh đó. Trong trận đấu vừa diễn ra chiều tối qua (22/6) giữa Hochiminh City Wings và Hanoi Buffaloes, đông đảo fan bóng rổ Sài Gòn đã kéo đến sân Hồ Xuân Hương, lấp đầy các chỗ trống trên khán đài. Giữa hàng trăm cổ...