Xuất hiện thông tin Iran đã gửi cho Nga 400 tên lửa đạn đạo
Theo các nguồn tin nước ngoài, Iran đã gửi cho Nga 400 tên lửa đạn đạo có độ chính xác cao.
Vụ thử tên lửa đất đối đất Fateh 110 thế hệ thứ ba ở Iran năm 2010. Ảnh: EPA
Một bài viết trên tờ The Telegraph ngày 21/2 cho biết các tên lửa đất đối đất đã được Iran gửi cho Nga gồm nhiều loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn Fateh-110, ví dụ như Zolfaghar – có khả năng bắn trúng mục tiêu cách xa 300 – 700km.
Trong khi đó, các nguồn tin nói với hãng Reuters rằng Iran bắt đầu chuyển tên lửa cho Nga vào đầu tháng 1, sau khi hai nước chốt thỏa thuận này trong các cuộc họp cuối năm 2023 tại Tehran và Moskva.
Một quan chức quân sự giấu tên của Iran tiết lộ đã có ít nhất 4 lần giao tên lửa và sẽ có nhiều đợt hơn trong những tuần tới. Một số tên lửa được vận chuyển bằng máy bay, trong khi một số được vận chuyển bằng tàu đi qua Biển Caspi.
Quan chức Iran nói: “Sẽ có nhiều đợt giao hàng hơn. Không có lý do gì để che giấu. Chúng tôi được phép xuất khẩu vũ khí tới bất kỳ quốc gia nào mà chúng tôi muốn”.
Gần đây, Nga đã nhận được một số lượng lớn tên lửa từ Iran.
Video đang HOT
Bộ Quốc phòng Iran và Vệ binh Cách mạng Iran từ chối bình luận về thông tin trên. Bộ Quốc phòng Nga cũng chưa có phản hồi gì.
Những lệnh cấm do Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc áp đặt đối với việc xuất khẩu tên lửa, máy bay không người lái và công nghệ quân sự khác của Iran đã hết hạn vào tháng 10/2023, nhưng Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) vẫn duy trì các lệnh trừng phạt chương trình tên lửa đạn đạo của Iran với lý do lo ngại Iran xuất khẩu vũ khí cho các lực lượng thân Iran ở Trung Đông và sang Nga.
Trước đó, hồi tháng 1, Mỹ đã bày tỏ lo ngại. Người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Nhà Trắng John Kirby cảnh báo rằng Nga sắp mua tên lửa đạn đạo tầm ngắn từ Iran, cũng như tên lửa có nguồn gốc từ Triều Tiên.
Một quan chức Mỹ nói rằng không có dấu hiệu nào cho thấy Iran đang chuyển vũ khí nhưng có bằng chứng cho thấy các cuộc đàm phán đang tiến triển tích cực.
Hợp tác quốc phòng giữa Iran và Nga đã tăng cường kể từ khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2/2022.
Truyền thông nhà nước Iran đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã gặp Tư lệnh Lực lượng Hàng không Vũ trụ thuộc Vệ binh Cách mạng Iran, ông Amirali Hajizadeh, tại Tehran vào tháng 9/2023. Ông đã xem các máy bay không người lái, tên lửa và hệ thống phòng không mà Iran trưng bày.
Vào tháng 1, theo Bộ Ngoại giao Nga, Tổng thống Vladimir Putin và người đồng cấp Iran Ebrahim Raisi sẽ sớm ký một hiệp ước hợp tác mới sâu rộng sau cuộc hội đàm tại Moskva vào tháng 12/2023.
Một quan chức quân sự Iran bình luận: “Quan hệ đối tác quân sự với Nga đã cho thế giới thấy khả năng phòng thủ của Iran. Điều đó không có nghĩa là chúng tôi đứng về phía Nga trong cuộc xung đột Ukraine”.
Trong khi đó, một nhà ngoại giao phương Tây đã xác nhận Iran chuyển tên lửa đạn đạo cho Nga trong những tuần gần đây nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết. Theo người này, các nước phương Tây lo ngại rằng việc Nga chuyển vũ khí cho Iran có thể củng cố vị thế của nước này trong cuộc xung đột có thể xảy ra với Mỹ và Israel.
Hồi tháng 11/2023, Iran thông báo đã hoàn tất các thỏa thuận để Nga cung cấp máy bay chiến đấu Su-35, trực thăng tấn công Mi-28 và máy bay huấn luyện phi công Yak-130.
Nhận định về quan hệ Nga – Iran, nhà phân tích Gregory Brew tại Tổ chức Á-Âu, nói: “Mối quan hệ mang tính chất giao dịch: để đổi lấy máy bay không người lái, Iran mong đợi có thêm hợp tác an ninh và các vũ khí tiên tiến, đặc biệt là máy bay hiện đại”.
Tổng thống Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran cùng đến Trung Á
Tổng thống Nga Vladimir Putin và 2 người người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ, Iran đều có lịch trình đến thăm các quốc gia Trung Á trong thời gian này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev tại cuộc gặp ở Saint Petersburg ngày 26/12/2022. Ảnh: AFP/ TTXVN
Hãng thông tấn AFP (Pháp) cho biết các chuyến thăm này diễn ra trong bối cảnh có mối quan tâm ngoại giao mới với khu vực Trung Á.
Tổng thống Putin đã đến Kazakhstan hôm 9/11, trong khi nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và người đồng cấp Iran Ebrahim Raisi dự kiến sẽ đến Uzbekistan.
Tổng thống Nga và người đồng cấp Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev đã ca ngợi mối quan hệ giữa hai nước trong các cuộc phỏng vấn trước cuộc gặp dự kiến ở Astana. Ông Putin nói: "Quan hệ đối tác chiến lược của chúng ta thực sự hướng tới tương lai". Còn Tổng thống Tokayev lại ca ngợi "liên minh có quá khứ giàu có và tương lai tươi sáng".
Theo AFP, nhiều cường quốc thế giới đang đầu tư vào Trung Á. Trung Quốc đã trở thành đối tác lớn trên toàn khu vực với Sáng kiến Vành đai, Con đường. Chuyến thăm của Tổng thống Putin đến Kazakhstan diễn ra một tuần sau chuyến thăm của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev (phải) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại lễ ký thỏa thuận hợp tác ở Astana ngày 1/11. Ảnh: AFP/TTXVN
Cách Kazakhstan hơn 1.000 km về phía Nam, hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Kinh tế (ECO) sẽ được tổ chức tại thủ đô Tashkent của Uzbekistan. Tashkent dự kiến tiếp đón Tổng thống Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như Thủ tướng Pakistan Anwaar-ul-Haq Kakar và các nhà lãnh đạo Trung Á.
Uzbekistan cho biết xung đột Israel-Hamas không nằm trong chương trình nghị sự của sự kiện này. Hầu hết các cuộc đối thoại dự kiến sẽ tập trung vào thương mại, hợp tác nhân đạo và giao thông.
Các quốc gia Trung Á không có biển đang cố gắng tiếp cận đại dương, trong đó có thể thông qua Pakistan.
Nga vẫn là đối tác quan trọng trong khu vực. Moskva đã triển khai các dự án năng lượng quy mô lớn, bao gồm cả việc cung cấp khí đốt cho Uzbekistan thông qua Kazakhstan. Nga cũng đang thảo luận về việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân và các dự án thủy điện ở một số quốc gia.
Vì sao Hành lang Giao thông Bắc-Nam Quốc tế lại quan trọng với Nga đến vậy? Hành lang giao thông này hứa hẹn là nhân tố chính thay đổi cuộc chơi thương mại toàn cầu. Mặc dù còn khá lâu nữa dự án mới đi vào hoạt động, tuy nhiên các quan chức hai nước đã xem hành lang này là giải pháp thay thế cho kênh đào Suez. Được biết Hành lang Giao thông Bắc-Nam Quốc tế (INSTC)...