Xuất hiện thông điệp bí ẩn ở Thái Lan
Cảnh sát Thái Lan phát hiện hàng chục miếng đề can có chữ “Sejeal” khắp các đường phố và nghi ngờ chúng liên quan đến vụ đánh bom ngày 14-2.
Miếng đề can đầu tiên được tìm thấy dưới yên xe máy bị nghi là của các nghi can người Iran. Sau đó, cảnh sát tiếp tục tìm thấy 52 miếng đề can “sejeal” dán trên cột điện, bảng hiệu dọc một con đường ở quận Khlong Toey, tuyến đường các nhà ngoại giao Israel thường đi ngang khi đến đại sứ quán.
Một nguồn tin cảnh sát cho biết: “Chúng tôi tìm thấy khoảng 300 miếng đề can tương tự trong căn nhà thuê của Leila Rohani, một trong số các nghi phạm đánh bom.”
Cảnh sát tháo bỏ các đề can bí ẩn (Ảnh: POST TODAY)
Các nhà chức trách đoán rằng đề can dùng để đánh dấu hướng thoát hiểm cho các nghi phạm sau khi hoàn thành nhiệm vụ ném bom, chứ không phải đánh dấu các mục tiêu tấn công như thông báo trước đây. Hiện các quan chức đang điều tra nguồn gốc xuất xứ của đề can. “Có khả năng Leila Rohani đã làm chúng ở nước ngoài và đem chúng vào Bangkok.”
Trong khi đó, Đại sứ quán Israel tại Bangkok yêu cầu cảnh sát tăng cường an ninh sau vụ đánh bom và cam kết hợp tác với chính quyền Thái Lan để nhanh chóng kết thúc vụ việc.
Báo The Bangkok Post chú giải rằng “sejeal” có thể xuất phát từ một đoạn trong kinh Koran. Chuyện kể rằng có một đàn chim từ thiên đàng đã thả những “hòn đá sejeal” lên đàn voi dữ của kẻ thù từ Yemen muốn giết nhà tiên tri Mohammed. “Hòn đá sejeal” đã đánh đuổi được đàn voi và cứu nhà tiên tri. Các chiến binh Palestine từng sử dụng từ “hòn đá sejeal” để ám chỉ một số loại vũ khí chống lại Israel của họ.
Theo Người lao động
NATO xin lỗi vì lính đốt kinh Koran
Ngày 21.2, hơn 3.000 người Afghanistan đã giận dữ biểu tình trước căn cứ không quân Mỹ ở Bagram, phản đối vụ binh sĩ NATO tiêu hủy các bản kinh Koran.
Người tham gia biểu tình.
Hãng thông tấn Hồi giáo Afghanistan - đặt trụ sở ở Pakistan - đưa tin những người biểu tình đã bắn súng caosu và ném bom xăng vào bên trong căn cứ Bagram, buộc lính gác phải đáp trả bằng bắn đạn caosu từ trên tháp canh. Một số trưởng lão Afghanistan còn bước hẳn vào trong căn cứ để chất vấn các sĩ quan NATO về vụ việc. Ngoài ra, một cuộc biểu tình khác với sự tham gia của 500 người cũng diễn ra tại quận Pul-e-charkhi của Kabul, gần một căn cứ NATO đặt tại đường Jalalabad.
Ông Sidiq Siddiqi - Phát ngôn viên Bộ Nội vụ - xác nhận các vụ biểu tình và cho biết lực lượng cảnh sát đã được tăng cường tại khu vực để ngăn chặn bất cứ làn sóng bạo lực nào phát sinh. Hồi tháng 4.2011, các cuộc biểu tình bạo lực tại Afghanistan phản đối vụ đốt kinh Koran tại Florida (Mỹ) đã làm ít nhất 10 người chết, 18 người bị thương.
Trong nỗ lực xoa dịu làn sóng chống phương Tây ở Afghanistan, Tư lệnh Mỹ John R.Allen đã yêu cầu tiến hành một cuộc điều tra đầy đủ về việc liệu binh sĩ tại Bagram có "tiêu hủy một số lượng lớn các tài liệu tôn giáo đạo Hồi, bao gồm kinh Koran" hay không. Tướng Allen cũng bày tỏ lời "xin lỗi chân thành về bất cứ sự xúc phạm nào mà hành động trên gây ra" đối với Tổng thống Afghanistan, chính phủ và người dân nước này.
Theo Lao Động
Biểu tình phản đối binh sĩ Mỹ, NATO đốt Kinh Koran Ngày 21/2, cảnh sát cho biết các cuộc biểu tình đã diễn ra bên ngoài căn cứ quân sự chủ chốt của Mỹ tại Afghanistan để phản đối các binh sĩ nước ngoài đã đốt các bản sao của cuốn Kinh Koran. Những người tham gia cuộc biểu tình. (Nguồn: Getty)Theo AFP, hàng nghìn người biểu tình đã tụ tập bên ngoài căn...