Xuất hiện thêm một nguyên nhân khiến Covid-19 lây lan nhanh
Các nhà khoa học Argentina mới đưa ra nhận định rằng việc lây nhiễm virus corona (Covid-19) không đồng đều ở các quốc gia khác nhau phụ thuộc vào sự hiện diện của các nguồn siêu lây nhiễm – tức là những người truyền ra một số lượng lớn virus, Izvestia đưa tin.
Dịch Covid-19 lây lan nhanh trên thế giới.
Nhà nghiên cứu Pablo Beldomenico thuộc Đại học Quốc gia Litoral giải thích rằng những người nhiễm bệnh siêu lây lan có thể lây truyền bệnh nhanh hơn và lây cho nhiều người hơn so với người nhiễm bệnh trung bình. Theo nhà khoa học, đây là nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về tỷ lệ lây lan virus và tỷ lệ tử vong ở các quốc gia khác nhau.
Ông Beldomenico cũng cho rằng điều quan trong ở đây không chỉ là việc lây nhiễm, mà còn là số lượng virus mà người đó bị lây. Ông củng cố nhận định của mình thông qua kết quả nghiên cứu với loài bê. Trong thí nghiệm, những con bê này bị cho nhiễm bệnh tiêu chảy do virus theo ba liều virus khác nhau. Kết quả là ở những con bê được truyền virus ở liều cao nhất bị bệnh nặng nhất.
Phó giám đốc Viện Lý Hóa thuộc Viện HLKH Nga, ông Oleg Batischev nhất trí với kết luận của chuyên gia, nói rằng với tải lượng virus lớn, một người thật sự có thể trở thành một nguồn lây nhiễm Covid-19 siêu hạng.
Video đang HOT
Theo ông, virus lây nhiễm vào tế bào con người. Do đó, một virus sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ bắt đầu lây nhiễm cho một tế bào, tế bào này sau đó sẽ sinh ra một số virus mới.
“Nhưng nếu có 100 con virus xâm nhập vào một người, thì kết quả chúng ta sẽ có 10 nghìn con virus mới”, ông nói.
Đầu tháng 5, các nhà khoa học tại Đại học Liên bang Bahia ở Brazil đã nhận định du lịch là lý do chính khiến dịch Covid-19 lây lan khắp hành tinh. Theo các chuyên gia, trong cuộc chiến chống lại căn bệnh truyền nhiễm này, những nước áp dụng lệnh cấm các chuyến bay quốc tế tỏ ra thành công so với những nước cho đến nay vẫn chưa thực hiện bất kỳ biện pháp nào.
Hy vọng mới điều trị Covid-19 từ tổ hợp ba loại thuốc
Sử dụng kết hợp thuốc viêm khớp interferon, thuốc HIV lopinavir/ritonavir và thuốc viêm gan C ribavirin có thể giúp người nhiễm nCoV hồi phục nhanh chóng hơn.
Nghiên cứu được thực hiện ở Hong Kong, đăng tải trên tạp chí y khoa Lancet ngày 8/5.
Các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm trên 127 bệnh nhân trưởng thành, nhập viện tại 6 cơ sở y tế công kể từ ngày 10 đến 20/3. Trong số đó, 86 người được điều trị kết hợp, 41 người sử dụng độc lập thuốc kháng HIV. Kết quả cho thấy tổ hợp ba loại thuốc khiến bệnh nhân phục hồi và âm tính nCoV sau 7 ngày, nhanh hơn gần gấp đôi so với nhóm còn lại.
Tải lượng virus ở các bệnh nhân nhẹ và trung bình giảm đáng kể, triệu chứng bớt nghiêm trọng chỉ sau 4 ngày. Thời gian nằm viện của họ cũng ngắn hơn, khoảng 9 ngày, thay vì 14 ngày như ở nhóm đối chứng dùng thuốc kháng HIV.
Các bệnh nhân tham gia thử thuốc được điều trị sớm, trong vòng một tuần sau khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện.
Bệnh nhân Covid-19 tại một bệnh viện ở Argentina. Ảnh: NY Times
Giáo sư Yuen Kwok-yung, chuyên gia truyền nhiễm, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết: "Thử nghiệm của chúng tôi chứng minh rằng điều trị sớm cho người mắc Covid-19 nhẹ và trung bình bằng cách kết hợp ba loại thuốc có thể ngăn ngừa virus nhân lên trong cơ thể, làm giảm triệu chứng và nguy cơ phơi nhiễm đối với nhân viên y tế. Phương pháp này khá an toàn và hiệu quả".
Thuốc interferon vốn được phát triển để chữa đa xơ cứng, một căn bệnh về thần kinh. Trong khi đó, ribavirin thường dùng cho bệnh nhân viêm gan C. Lopinavir/ritonavir (Kaletra) là thuốc kháng HIV.
Kể từ tháng 1, các nhà khoa học Trung Quốc đã thử nghiệm Kaletra trên các bệnh nhân nhiễm nCoV nặng, song không cho thấy kết quả rõ rệt. Thuốc không giúp họ hồi phục nhanh chóng hay ngăn ngừa tử vong.
Hiện chưa có phương pháp chính thức điều trị Covid-19. Song Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ vừa qua đã phê duyệt thuốc kháng virus remdesivir để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
Tiến sĩ Peter Chin-Hong, Bệnh viện Đại học California San Francisco, nhận định thử nghiệm của Hong Kong đem lại niềm hy vọng mới trong đại dịch.
"Nghiên cứu chỉ ra rằng remdesivir không phải ứng cử viên tiềm năng duy nhất, chúng ta còn những sự lựa chọn khác", ông nói.
Tiến sĩ Sarah Shalhoub, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Đại học Western, Canada, cũng cho biết các nhà khoa học đã tạo ra "bước tiến lớn" trong công tác trị bệnh.
Song ông Hong nhận định cần thực hiện thêm nhiều nghiên cứu để đảm bảo phương pháp thực sự an toàn và hiệu quả.
Sản xuất thành công kháng thể diệt virus corona Các nhà nghiên cứu tại Hà Lan đã sản xuất ra loại kháng thể đơn dòng có thể kiềm chế virus corona trong phòng thí nghiệm, đem lại hi vọng về loại thuốc chống Covid-19. Các nhà nghiên cứu tại đại học Utrecht, trung tâm y khoa Erasmus và Harbor BioMed tại Hà Lan mới đây đã công bố nghiên cứu về kháng...