Xuất hiện tên lửa mới có thể chọc thủng rồng lửa khét tiếng S-400 của Nga
Tên lửa Precision Strike Missile (PrSM) lớp “đất đối không” do tập đoàn Lockheed Martin chế tạo dành cho Không quân và Hải quân Mỹ dường như “đủ khả năng” vượt qua hệ thống phòng không của Nga. Tờ Breaking Defense dẫn tuyên bố như vậy của tướng Mỹ John Rafferty.
Tên lửa Precision Strike Missile (PrSM) được cho là có thể chọc thủng phòng không Nga.
Theo lời ông Rafferty, trong kịch bản thực chiến tiềm năng ở châu Âu, tên lửa Mỹ sẽ được sử dụng chủ yếu để chọc thủng hệ thống phòng không của Nga. Trong khi đó ở Thái Bình Dương loại vũ khí này có chức năng chống các tàu chiến của Trung Quốc.
Video đang HOT
Nhà quân sự Mỹ nhấn mạnh rằng việc phát triển vũ khí mới như vậy đang được xúc tiến nhằm mục đích thay thế cho hệ thống tên lửa chiến thuật ATACMS. Tên lửa mới có kích thước nhỏ hơn so với tiền bối. Đặc điểm này cho phép bố trí số lượng đạn lớn hơn tại các trạm tên lửa.
Thử nghiệm tên lửa Precision Strike Missile
Ấn phẩm thông báo rằng cuộc thử nghiệm PrSM đã diễn ra thành công trên thao trường “White Sands” ở New Mexico vào ngày 10/12. Tên lửa vượt qua khoảng 240 km và bắn trúng tất cả các mục tiêu.
Đáng chú ý là tên lửa Precision Strike Missile có thể đuợc đưa vào hệ trang bị khoảng năm 2023. Sau hai năm có kế hoạch đổi mới, tên lửa sẽ sở hữu chức năng theo dõi và tiêu diệt cả những mục tiêu di động tùy thuộc vào mức phát sóng vô tuyến của các đối tượng này.
Dù PrSM được đánh giá rất cao nhưng việc tên lửa này có thể vượt qua được phòng thủ Nga với những tổ hợp S-400 lại là chuyện khác bởi trong lần khai hỏa đầu tiên (đầu tháng 12/2019) kể từ khi triển khai tại Syria, hệ thống S-400 được cho là đã đánh chặn thành công tên lửa đạn đạo Jericho Israel từ khoảng cận tối đa (gần 400km).
Theo danviet.vn
Sau phi vụ rồng lửa S-400 với Nga,Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ lấp lửng với Mỹ
Tổng thốngThổ Nhĩ Kỳ Erdogan nói với các phóng viên rằng vấn đề mua vũ khí từ Mỹ vẫn còn mang tính thời sự.
Hệ thống phòng không Patriott của Mỹ.
"Nếu các điều kiện của chúng tôi được đáp ứng thì chúng tôi có thể xem xét khả năng mua hệ thống này", ông Erdogan nói. Tổng thống Erdogan không cho biết rõ mình đang để cập tới điều gì cụ thể.
Tổng thống nói thêm rằng chủ đề này vẫn nằm trong chương trình nghị sự ở Mỹ. Việc cung cấp hệ thống S -400 Năm 2017, Moscow và Ankara đã ký hợp đồng cung cấp hệ thống phòng không S-400 với giá 2,5 tỷ USD. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tự trả một phần số tiền, một phần sẽ được Nga cho vay tín dụng.
Thổ Nhĩ Kỳ trở thành quốc gia thứ ba sau Belarus và Trung Quốc được Moscow cung cấp hệ thống S-400. Sắp tới đây sẽ có thêm sự tham gia của Ấn Độ. Washington yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ mua các hệ thống Patriot thay vì các hệ thống phòng không S-400 của Nga. Sau khi Ankara mua hệ thống vũ khí từ Nga, Mỹ đe dọa sẽ trì hoãn hoặc hủy bỏ việc bán máy bay chiến đấu F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngoài ra, Mỹ có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ theo CAATSA (Luật chống lại các đối thủ của Mỹ thông qua các lệnh trừng phạt). Tuy nhiên, Ankara đã từ chối nhượng bộ. Việc cung cấp S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu vào tháng 7, giữa tháng 9 giai đoạn của quá trình này đã hoàn tất. Như ông Erdogan lưu ý, các hệ thống phòng không mới nhất sẽ hoạt động đầy đủ vào tháng 4/2020.
Theo danviet
Nga tố TQ sao chép trái phép hàng loạt vũ khí suốt 17 năm Việc cung cấp loạt thứ hai các hệ thống phòng không S-400 của Nga cho Thổ Nhĩ Kỳ dự trù cả kế hoạch sản xuất chung và chuyển giao công nghệ, hợp đồng về điều này có thể sẽ được ký trước tháng 4 năm 2020, - như nguồn tin từ ngành công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ vừa tuyên bố với...