Xuất hiện tảo giáp trong nước biển chuyển màu đen, có bọt vàng
Ngày 10/4, Sở Tài nguyên – Môi trường Đà Nẵng đã có báo cáo kết quả về việc nước biển ở bãi biển Nguyễn Tất Thành chuyển màu đen, có bọt vàng vào ngày 25/3 vừa qua.
Theo Sở Tài nguyên – Môi trường Đà Nẵng, ngày 25/3, nước biển ven bờ khu vực đường Nguyễn Tất Thành xuất hiện màu vàng, đen có chiều dài khoảng 5km, bề rộng 300 – 500m, khi sóng tấp dòng nước đen vào bờ, để lại những mảng bọt màu vàng, có mùi hôi. Tình trạng này xảy ra vào sáng sớm và kéo dài đến 14h chiều cùng ngày. Sau đó, nước biển ven bờ bắt đầu nhạt màu, giảm bọt và nước trong trở lại.
Từ ngày 26/3 đến nay, nước biển tại khu vực đường Nguyễn Tất Thành đã trở lại bình thường, không có bất thường.
Khi xảy ra hiện tượng trên, Sở Tài nguyên – Môi trường Đà Nẵng đã tiến hành lấy mẫu vào thời điểm nước biển đổi màu (ngày 25/3) và lúc nước biển trở lại bình thường (ngày 26/3).
Hiện tượng nước biển chuyển màu đen và có nhiều bọt vàng diễn ra ngày 25/3 vừa qua
Kết quả phân tích cho thấy, cả hai thời điểm trên không xảy ra ô nhiễm dinh dưỡng.
Tuy nhiên, tại thời điểm quan trắc, hai mẫu thu được ngày 25/3 do Trung tâm quan trắc tài nguyên và môi trường thực hiện, đã phát hiện loại tảo giáp. Kết quả này cũng trùng khớp với ghi nhận của Nhóm nghiên cứu – giảng dạy Môi trường và tài nguyên thuộc Đại học Đà Nẵng thu mẫu độc lập tại khu vực trên ngày 25/3.
Báo cáo cũng cho biết, chưa ghi nhận tảo giáp có khả năng sinh độc tố nhưng có thể gây hiện tượng nở hoa với sinh khối lớn gây thiệt hại thông qua tác động gián tiếp như giảm nồng độ ô-xy, có thể gây hại tới các loại sinh thủy vật khác như gây: nghẹt mang cá do suy kiệt nhanh nguồn ô-xy trong nước.
Những sự cố điển hình đã xảy ra ở một số nơi như: tháng 11/2011, hiện tượng tảo giáp nở hoa với sinh khối lớn tại vịnh Hạ Long gây chết cá mú, cá hồng nuôi lồng; tháng 10/2016, hiện tượng tảo giáp nở hoa với sinh khối lớn đã gây chết tôm hùm non và cá bớp tại vịnh Vân Phong (Khánh Hòa).
Video đang HOT
Theo Sở Tài nguyên – Môi trường Đà Nẵng, hiện tượng tảo giáp nở hoa liên tục trong 2 năm (2017 và 2018) trên vùng biển Đà Nẵng sẽ ảnh hưởng đến các hệ sinh thái thủy sinh nói chung, quần xã thực vật phù du nói riêng và phát triển du lịch của thành phố.
Để có cơ sở cho việc cảnh báo sớm nhằm chủ động ứng phó, giảm thiểu các tác hại gây ra do tảo nở hoa trong khu vực biển Đà Nẵng, Sở Tài nguyên – Môi trường Đà Nẵng đề nghị UBND TP Đà Nẵng đồng ý chủ trương giao Sở Khoa học – Công nghệ chuyển chọn đơn vị chuyên môn nghiên cứu thực hiện đề tài: “Điều tra, đánh giá hiện tượng nở hoa của vi tảo, xác định nguyên nhân của đối tượng thủy sinh khu vực ven biển Đà Nẵng và đề xuất biện pháp phòng ngừa”.
Khánh Hồng
Theo Dantri
"Thủ phủ" tôm hùm gượng dậy sau bão Damrey
5 tháng sau khi bị bão số 12 (bão Damrey) quét qua, "thủ phủ" tôm hùm Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) vẫn cảnh tan hoang. Bên bờ biển, một số hộ dân đang sửa lại lồng bè hư hỏng hoặc mua tre, gỗ để đóng mới lồng bè cho kịp vụ nuôi.
Lồng bè nuôi tôm hùm trên Vịnh Vân Phong (Khánh Hòa) tan hoang, mất trắng sau bão Damrey vào năm ngoái
Ngay bên bờ biển Bắc Vân Phong, gia đình anh Trần Văn Hải (xã Vạn Lương, huyện Vạn Ninh) đang huy động 5 nhân công đóng lại lồng bè để kịp vụ nuôi mới. Anh Hải cho biết, năm ngoái, khi bão Damrey đổ vào, 19 lồng nuôi cá bớp của gia đình mất trắng hoàn toàn, thiệt hại 500 triệu đồng.
Sau bão, cuộc sống gia đình dù rất khó khăn nhưng anh vẫn tất tả vay mượn, mua lại vật liệu cũ, đóng 9 lồng nuôi cá bớp để tìm kế sinh nhai. Anh Hải là một trong số ít hộ nuôi hải sản trên Vịnh Vân Phong bị bão Damrey cướp cả gia tài đã đứng lên sau bão, tái đầu tư vụ mới.
"Gia đình tôi khó khăn nên đi mua vật liệu lồng bè cũ bị vỡ do người ta nhặt được sau bão đem bán. Trong 2 tháng qua, một số bà con cũng đã thả nuôi mới tôm hùm, cá bớp, hàu...", anh Hải cho biết.
Theo báo cáo từ UBND huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa), tính đến cuối tháng 3/2018, cơn bão số 12 - Damrey vào cuối năm ngoái đã khiến hơn 58.300 lồng tôm, cá và hơn 860 ha ao, đìa nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại hoàn toàn; ước tính tổng thiệt hại do bão gây ra hơn 4.900 tỷ đồng.
Anh Trần Văn Hải (xã Vạn Lương, huyện Vạn Ninh) là một trong số ít hộ nuôi hải sản trên Vịnh Vân Phong thả nuôi mới sau bão
Ông Võ Lục Phẩm, Phó Chủ tịch UBND huyện Vạn Ninh cho biết, 5 tháng sau khi bị bão Damrey tàn phá, hiện công tác phục hồi nuôi trồng thủy sản, tái sản xuất gặp rất nhiều khó khăn. Lý do là người dân bị thiệt hại quá nặng nề khi đa phần bị mất trắng và hiện thiếu vốn tái đầu tư.
Theo ông Phẩm, sau bão thì vùng nuôi trồng thủy sản trên Vịnh Vân Phong tan hoang nên ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người nuôi trồng, lúc ấy người dân chưa xác định làm lại hay không. Hiện nay, có khoảng 15-20% số hộ nuôi trồng thủy hải sản như cá bớp, cá chim, tôm hùm, ốc hương... đã thả giống tái sản xuất trên Vịnh Vân Phong là một sự nỗ lực từ người nuôi.
"Sau bão thì nhiều hộ muốn nghỉ hẳn luôn, không nuôi trồng thủy hải sản nữa. Hiện nay nhìn ra biển chỉ thấy trống trơn, còn trước kia thì dày lắm, lồng bè nhiều lắm", ông Võ Lục Phẩm nói.
Theo Phó Chủ tịch huyện, phải mất 5-7 nữa "thu phủ" tôm hùm trên Vịnh Vân Phong mới có thể phục hồi ở một mức độ nhất định, chứ quy mô như trước cơn bão Damrey thì rất khó.
Bên bờ biển, một số hộ dân đang sửa lại lồng bè hư hỏng hoặc mua tre, gỗ để đóng mới lồng bè cho kịp vụ nuôi
Trong khi đó, ông Lê Hồng Phương, Bí thư Đảng ủy thị trấn Vạn Giã (huyện Vạn Ninh) cho biết, trên địa bàn có hơn 230 hộ nuôi trồng thủy hải sản trên Vịnh Vân Phong bị thiệt hại do bão Damrey.
Trong đó, hộ thiệt hại nhiều nhất là ông Trần Công (tổ dân phố 2) mất trắng 350 lồng với 30.000 con tôm hùm đang cho thu hoạch, giá trị lên tới 30 tỷ đồng; còn hộ bị thiệt hại ít nhất cũng hàng trăm triệu đồng. Hiện nay, đa phần các hộ dân đang gặp khó khăn về vốn tái sản xuất và đang được kiến nghị khoanh nợ cho các hộ nuôi trồng thủy sản sau khi bị thiệt hại do bão Damrey.
Được biết, sau khi bị bão số 12 - Damrey đánh sập hàng loạt lồng bè nuôi tôm hùm trên biển vào năm ngoái, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành quy định lồng, bè phải chịu được bão cấp 12.
Theo đó, trong Quy định tạm thời đối với các vùng nuôi trồng thủy sản lồng, bè trên biển vừa được UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành: quy định rõ thiết kế lồng, bè phải dễ làm vệ sinh, khử trùng, dễ di dời, lắp đặt, có khả năng đánh chìm khi có gió bão, đặc biệt là chịu được bão cấp 12.
Tôm hùm nuôi trên Vịnh Vân Phong (Khánh Hòa) nổi tiếng ở trong nước và được nhiều người ưa chuộng
Ngoài ra, lồng bè, dây neo, phao nổi phải được làm bằng vật liệu chắc chắn, bền, có khả năng chống chịu với môi trường sóng, gió và các chất khử trùng tiêu độc. Tùy theo đối tượng thủy sản nuôi để lựa chọn lồng có hình dạng hình chữ nhật, hình vuông hoặc hình tròn cho phù hợp.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Khánh Hòa khuyến khích, ưu tiên sử dụng vật liệu làm lồng bằng nhựa HDPE. Tuy nhiên, đối với khu vực biển hở, mặt nước lớn bắt buộc phải sử dụng các loại lồng bằng vật liệu HDPE để giảm các rủi ro từ thiên tai.
Được biết, hiện trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có nhiều vùng nuôi trồng thủy hải sản quy mô lớn chạy dọc theo bờ biển tại các huyện Vạn Ninh, thị xã Ninh Hòa, TP Nha Trang và TP Cam Ranh.
Viết Hảo
Theo Dantri
Chậm xử lý dự án "xẻ thịt" Hòn Rùa, lấp 12.800m2 Vịnh Nha Trang Liên quan đến dự án "Trồng rừng, nuôi rong biển kết hợp du lịch sinh thái đảo Hòn Rùa" (phường Vĩnh Hòa, TP Nha Trang, Khánh Hòa), Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Khánh Hòa cho rằng không thể bàn mãi được, nếu chủ đầu tư không chấp hành nghiêm thì thu hồi dự án. Dự án trên đảo Hòn Rùa (TP Nha Trang,...