Xuất hiện ’sinh vật hình nhân’ gây náo loạn trường học
Nhiều học sinh của một trường ở châu Phi bị hoảng loạn và phải đi cấp cứu vì thấy ’ sinh vật đầy lông hình người’.
Sự việc xảy ra tại Trường Tiểu học Mathiba, TP Maun, Cộng hòa Botswana vào khoảng 12h ngày 24/5 theo giờ địa phương.
Ông Acro Maseko, Giám đốc Cơ quan Giáo dục và Phát triển kỹ năng của thành phố, cho biết:
Nhiều học sinh lớp 6 và 7 thấy một sinh vật với lớp lông màu đen trên cơ thể, hình dạng rất giống người nhưng kích thước nhỏ hơn.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Hàng chục học sinh rơi vào tình trạng hoảng loạn và chạy khỏi phòng học, khiến những em còn lại không thể tập trung tâm trí cho việc học.
Giáo viên phải đưa 10 em tới trạm y tế của trường để điều trị. Sau đó, ban giám hiệu nhà trường quyết định cho các em nghỉ học để về nhà.
Ông Maseko đã yêu cầu các chuyên gia trợ giúp tìm hiểu sự việc, vì ông cho rằng các học sinh lớp 7 chuẩn bị thi cử nên có thể căng thẳng và gặp ảo giác.
Được biết, trước đây, những sự cố tương tự cũng đã từng xảy ra tại trường này.
Theo Datviet
Loài cá hiếm có khả năng tự tái tạo chân
Một loài cá hiếm, có tên gọi là &'kì nhông nước Axolotl', đang rất được các nhà khoa học quan tâm không những vì &'khuôn mặt đẹp với nụ cười hiền dịu' mà còn vì 1 khả năng khá đặc biệt của nó...
Là họ hàng với kì nhông hổ, Axolotl đôi lúc có cơ thể dài trên 30cm, nhưng cỡ trung bình của chúng thường chỉ khoảng từ 10-15cm, và chúng có thể sống trên 15 năm. Dù có khuôn mặt khá dễ thương, kì nhông Axolotl được mệnh danh là sát thủ trong môi trường sống của mình là các đáy hồ hay kênh đào sâu ở Mexico.
Kì nhông Axolotl gần như đã hoàn toàn tuyệt chủng bởi lượng ô nhiễm quá dày đặc ở các vùng nước nơi chúng sinh sống. Một lí do khác khiến loài cá mặt cười này luôn được đưa vào danh sách đỏ hàng năm của Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) đó là thịt cá này có vị rất ngon và đặc biệt.
Không chỉ đặc biệt bởi khuôn mặt dễ thương, kì nhông Axolotl còn có khả năng tự mọc lại chân mới khi bị cắt, và tái tạo lại các cơ quan bên trong và một phần não nhờ vào hệ thống miễn dịch của chúng.
Các nhà khoa học cho rằng loài cá này là chìa khóa để mở ra hi vọng tái tạo chân tay ở người.
Loài cá hiếm có khả năng tự tái tạo chân
Theo Metro
Phát hiện động vật biết nói chuyện như người Sau 25 năm nghiên cứu, tiến sỹ Con Slobodchikoff, Mỹ, đã giải mật được ngôn ngữ của loài cầy thảo nguyên Gunnison (Praisie dog) tại Mỹ. Cầy thảo nguyên và con người có khá nhiều điểm tương đồng: một cấu trúc xã hội khá phức tạp, có thói quen đứng thẳng trên 2 chân và giao tiếp bằng âm thanh khá tinh tế....