Xuất hiện những tờ giấy “lạ” trên thân cây ở Hà Nội
Chiều tối 19/3, người dân đi trên đường Giảng Võ, Hà Nội bất ngờ phát hiện những tờ giấy có nội dung “lạ” được treo trên các thân cây.
Theo người dân khu vực, những tờ giấy này được một nhóm thanh niên tình nguyện bắt đầu thực hiện từ lúc 18 giờ ngày 19/3.
Trên mỗi tờ giấy A4 được ghim vào thân cây đều có những nội dung “van xin” để được sống.
Hầu hết các thân cây trên đường Giảng Võ đều được treo một tờ giấy trong đó có thông điệp.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhóm người thực hiện công việc này là những sinh viên một số trường đại học, cao đẳng.
Video đang HOT
Có những thông điệp được viết bằng tiếng Anh.
Tuy nhiên, đến khoảng 21 giờ cùng ngày đã xuất hiện một người đàn ông đi xe máy đến từng gốc cây “giật phăng” các tấm biển lạ này này xuống.
Theo Trí Thức Trẻ
Tại sao "dân thường" Ngô Bảo Châu phải lên tiếng?
Vậy là, không chỉ có một vài "dân thường" như ông Trần Đăng Tuấn quan tâm đến việc Hà Nội chặt hàng loạt cây, mà còn có nhiều "thường dân" khác lên tiếng.
Một trong những thường dân ấy là GS Ngô Bảo Châu.
Đúng với tư duy của một nhà toán học, GS Châu đưa ra hàng loạt câu hỏi khó gần bằng...Bổ đề cơ bản. Những câu hỏi mà cư dân mạng cho rằng Hà Nội rất khó có thể trả lời thấu đáo:
"Nếu mỹ quan phố phường là việc quan trọng, thì việc chặt cây trồng cây mới có phải là việc cần ưu tiên hay không? Cây xanh có phải là cái làm xấu nhất bộ mặt thành phố không?".
"Nhiều khu phố, nhà Hà Nội xây cất thiếu quy hoạch, phản mỹ quan, liệu có cần ủi đi xây lại không?".
"Phát triển thành phố đã có quy hoạch, tại sao bỗng dưng lại phải có chiến dịch chặt cây?".
Bảng hỏi của "dân thường" Ngô Bảo Châu được nhiều thường dân khác bổ sung nhiều câu hỏi "không phải dạng vừa đâu":"Tại sao cây cột điện chằng chịt dây rợ khắp các tuyến phố thì chả chịu chặt mà vùi dây xuống đất?".
"Có phải bên Mỹ lạc hậu hơn Việt Nam, nên những cái cây quá già, sắp chết cũng được băng bó từng li từng tí để vớt vát thêm chút tuổi thọ? Tại sao mỗi cây xanh ở Mỹ được theo dõi và ghi chép như một quyển nhật ký, việc chặt cành cũng có hướng dẫn cụ thể?".
"Nhân chuyện "Chặt cây xanh ở Hà Nội không phải hỏi dân", mình thấy xấu hổ thay cho Hội đồng Thành phố Brisbane, nơi mình đang ở tại Australia.
Tại sao mỗi chuyện cỏn con là sắp xây nhà trẻ mà chính quyền cũng phải hỏi xin ý kiến người dân xung quanh xem có ảnh hưởng gì không nhỉ?".
Một "thường dân" khác, Luật sư Trần Vũ Hải - Trưởng Văn phòng Luật sư Trần Vũ Hải - cũng đã có thư ngỏ gửi lãnh đạo Hà Nội.
Ông đề nghị dừng ngay việc thực hiện chủ trương chặt 6.700 cây xanh, tiếp nhận và phản hồi đúng Hiến pháp kiến nghị của công dân Trần Đăng Tuấn, sớm đối thoại với cử tri và các chuyên gia về chủ trương này.
Một thường dân nữa, đã khẩn cầu tất cả bạn bè chia sẻ bài viết của mình về tầm quan trọng của việc quản lý cây xanh, dù chị chưa biết sẽ làm gì cụ thể tiếp theo để bảo vệ những cái cây ấy.
Có điều lạ là, dù chỉ là ý kiến của những thường dân, nhưng nó lại nhanh chóng được hàng nghìn thường dân khác like, cảm ơn và chia sẻ.
Chẳng lẽ thường dân thì mới biết thực sự lắng nghe nhau?
Một con ruồi nhỏ nhoi cũng đã có thể khiến một đế chế nước giải khát khổng lồ lâm vào cảnh bi đát.
Hàng nghìn cây xanh, những nhân chứng thầm lặng của Hà Nội, dĩ nhiên lớn hơn chuyện con ruồi rất nhiều lần. Xử lý không tốt, sự mất điểm sẽ là khó đong đếm được.
Nhà quản lý giỏi là những người biết đặt câu hỏi và trả lời thỏa đáng câu hỏi đó.
Tại sao, một người rất ít được thụ hưởng bóng mát và cảnh quan của cây xanh Hà Nội vì đang sinh sống tận Chicago, Mỹ như GS Ngô Bảo Châu cũng phải lên tiếng?
Tại sao, một người bận tối mắt tối mũi (cả cơm có thịt, cả công việc chuyên môn) như ông Trần Đăng Tuấn lại phải làm cái việc bao đồng gửi thư ngỏ lên Chủ tịch TP.Hà Nội?
Tại sao những bạn trẻ, mới chỉ đến Hà Nội vài năm, đã xót xa sưu tầm những tấm ảnh con đường xưa kia rợp bóng cây (nay đã bị đốn hạ trơ gan cùng tuế nguyệt)?
Tại sao dư luận lại phản ứng dữ dội đến như vậy khi có quan chức nói: "Chặt cây không cần hỏi dân"?
Bởi vì họ còn yêu Hà Nội lắm, "dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội..." nhưng đó là Hà Nội của những "phố Khâm Thiên rợp bóng cây, tiếng ve ru những trưa hè" chứ không phải những con phố cây vừa bị đốn hạ trơ trụi.
Bởi vì họ còn mang trong mình tinh thần hiệp sĩ "thấy chuyện bất bình chẳng tha".
Bởi vì họ còn muốn "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng".
Cũng là tình yêu ấy, nhưng với một góc nhìn khác, người ta sẽ coi như hành động phá đám: "Tại sao vẫn cứ theo đuổi, là cố tình không chấp nhận ý kiến người ta, người ta nói việc chặt cây xanh rất minh bạch như vậy, anh cứ cố tình theo đuổi không tin người ta".
Thế nên, nếu có góc nhìn đúng, những quan chức phải lấy làm mừng, khi đông đảo người dân còn muốn có ý kiến đóng góp. Đáng sợ nhất là lúc họ không còn muốn có bất kỳ ý kiến gì nữa.
Theo Tri Thức
Cây đã chặt xong, Chủ tịch Hà Nội lại nói: "Không hề có chiến dịch..." "Việc thông tin không đầy đủ khiến người dân hiểu rằng thành phố có một đề án, một chiến dịch chặt hạ hơn 6.700 cây xanh", ông Nguyễn Thế Thảo phát biểu. Những cây xà cừ cổ thụ có tuổi đời 60-70 năm, nhiều người dân sống xung quanh cũng như người đi đường cảm thấy vô cùng tiếc nuối. Sáng 19/3, tại...