Xuất hiện nhiều truyền đơn chống chính quyền quân sự Thái Lan
Theo Đài TNHK, ngày 15/8, hàng trăm tờ truyền đơn chống chính quyền quân sự đã được rải trước Bộ Tổng Tham mưu quân đội Thái Lan – động thái hiếm hoi trong bối cảnh mọi chỉ trích chế độ quân phiệt đều bị đàn áp kể từ sau cuộc đảo chính quân sự hồi tháng Năm vừa qua.
Một người dân giơ biểu ngữ chống đảo chính quân sự ở Bangkok ngày 23/5. (Nguồn: AP)
Những truyền đơn được rải sau khi một tòa án quân sự hôm 14/8 tuyên án 3 tháng tù treo và phạt tiền một nhà đối lập vì tội đã tổ chức một cuộc biểu tình không được phép vào ngày 25/5 ở tỉnh Chiang Rai, miền Bắc Thái Lan.
Ngoài các mạng xã hội, hiện ở Thái Lan hầu như không có hành động phản kháng nào, mọi hoạt động tụ tập chính trị đều bị cấm. Ngay cả những hành động mang tính biểu tượng cũng bị đàn áp.
Video đang HOT
Giới lãnh đạo quân sự ở Thái Lan giải thích rằng họ đã phải tiếm quyền để chấm dứt 7 tháng biểu tình bạo động chống chính phủ của cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra.
Tuy nhiên, một số người tố cáo quân đội lấy cớ này để xóa bỏ ảnh hưởng của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, người bị lật đổ trong cuộc đảo chính năm 2006 và nay vẫn bị phe bảo hoàng ở Thái Lan xem là một mối đe dọa./.
Theo Vietnam
Thái Lan xây dựng đường sắt cao tốc hướng đến Trung Quốc
Chính quyền quân sự Thái Lan mới đây đã thông qua khoản ngân sách khổng lồ để xây dựng đường sắt cao tốc về hướng bắc, có thể kết nối với Trung Quốc.
Chính quyền quân sự Thái Lan thông qua ngân sách 741,16 tỷ baht (23,3 tỷ USD) để xây dưng 2 hệ thống đường sắt cao tốc kết nối khu vực công nghiệp miền đông với khu vực phía bắc và đông bắc Thái Lan.
Tàu cao tốc Trung Quốc
Chính quyền của Thủ tướng Yingluck Shinawatra bị lật đổ trong cuộc đảo chính ngày 22/5 cũng từng có kế hoạch tương tự, nhưng tiêu tốn khoảng 63 tỷ USD cho ngành vận tải và nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Theo kế hoạch, hệ thống đường sắt cao tốc do chính quyền quân sự Thái Lan phê duyệt sẽ có tốc độ khoảng 160km/giờ, chậm hơn nhiều so với kế hoạch ban đầu của chính phủ dân cử Thái Lan. Hệ thống đường sắt cao tốc này thậm chí sẽ có thể nối liền với Trung Quốc, Lào ở hướng bắc và Malaysia, Singapore ở hướng nam, theo ông Soithip, quyền Bộ trưởng Giao thông Vận tải Thái Lan cho biết.
Trung Quốc ngày nay đang ngày càng đẩy mạnh thương mại kinh tế với các quốc gia Đông Nam Á trogn khu vực mặc dù tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông vẫn chưa có dấu hiệu được giải quyết. Hệ thống đường sắt cao tốc nếu được xây dựng sẽ tăng cường giao thương và thương mại giữa Thái Lan, Lào và Trung Quốc.
Đường sắt cao tốc sẽ chia làm 2 đường, một dẫn đến điểm cực bắc của Thái Lan ở tỉnh Nong Khai và đường còn lại dẫn đến tỉnh Chiangkhong ở phía bắc. Kế hoạch dự kiến sẽ bắt đầu kể từ năm 2015 và hoàn tất vào năm 2021.
Các quan chức quân sự Thái Lan không tiết lộ lý do mà kế hoạch ban đầu xây dựng tuyến đường sắt cao tốc nối liền từ Bangkok đến Chiang Mai bị hủy bỏ. Chiang Mai từ lâu được biết đến là khu vực có số đông người ủng hộ Thủ tướng bị lật đổ Yingluck Shinawartra.
Bên cạnh đó, chính quyền quân sự Thái Lan sẽ đẩy mạnh việc phát triển hệ thống xe lửa liên thành phố, cải thiện giao thông công cộng, giảm bớt tình trạng tắt nghẽn ở Bangkok và các khu vực đô thị khác. Kế hoạch cũng mở rộng các tuyến đường quốc lộ để nâng cao kim ngạch thương mại tại khu vực biên giới cũng như nâng cấp các hải cảng và sân bay.
ĐĂNG NGUYỄN
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Cựu thủ tướng Yingluck được ra nước ngoài Chính quyền quân sự Thái Lan hay còn gọi là Hội đồng vì hòa bình vầ trật tự Quốc gia (NCPO) hôm 17-7 tuyên bố cho phép cựu thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra ra nước ngoài, sau gần hai tháng bị phế truất. Cựu thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra - Ảnh:AFP Hãng tin AFP cho biết bà Yinlick có thể sẽ...