Xuất hiện nhiều thẻ cào Viettel giả
Ngày 23/11, ông Phan Văn Hóa (SN 1940) và con gái là chị Phan Thùy Ngân (SN 1973, cùng trú ở thôn 2, xã Ea Tu, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) đã đến đại lý sim card Bảo An (ở đường Y Jút, TP Buôn Ma Thuột) phản ánh việc phát hiện một số thẻ cào Viettel bị làm giả.
Theo ông Hóa, trong 2 ngày 13 và 21/11, ông đã mua tại đại lý sim card Bảo An 10 thẻ cào Viettel mệnh giá 100.000 đồng và một số thẻ cào mệnh giá khác. Ông Hóa đã giao lại số thẻ cào này cho chị Ngân bán lẻ. Trưa ngày 23/11, chị Ngân đã bán một thẻ cào mệnh giá 100.000 đồng cho một khách hàng. Khi khách hàng này nạp thì tài khoản báo chỉ có 20.000 đồng.
Sau khi khách hàng phản ánh, chị kiểm tra 4 thẻ cào mệnh giá 100.000 đồng còn lại đều phát hiện bị làm giả. Các thẻ cào này đã được nạp từ trước, sau đó dán lên vị trí cào một tài khoản mệnh giá 20.000 đồng. Chị Huỳnh Thị Ngọc Ánh (chủ đại lý sim card Bảo An) xác nhận: Ông Hóa đã mua số thẻ cào này tại đại lý mình và số thẻ cào này đại lý đã nhập từ chính Chi nhánh Viettel Đắk Lắk.
Bố con ông Hóa phản ánh sự việc với PV
Thiếu tá Nguyễn Anh Minh, Phó giám đốc Nội chính của Chi nhánh Viettel Đắk Lắk, cho biết: “Hiện chúng tôi chưa xác định được số thẻ cào trên xuất phát từ đâu, nhưng chắc chắn không phải do Chi nhánh Viettel Đắk Lắk cung cấp. Trên thực tế một đại lý đã ký kết hợp đồng cung cấp thẻ cào với chúng tôi nhưng không phải lúc nào họ cũng lấy thẻ cào từ Chi nhánh Viettel Đắk Lắk. Rất có thể lô hàng này được đại lý lấy từ một mối nào đó.Chúng tôi sẽ làm việc với khách hàng, đại lý để tìm hiểu và báo cáo về tập đoàn xử lý”.
Video đang HOT
Xuất hiện nhiều thẻ cào giả
Cũng theo Thiếu tá Minh, khoảng 2 tháng gần đây, một số tỉnh khác cũng đã phát hiện tình trạng thẻ cào của Viettel bị làm giả bằng phương pháp cắt dán như trên. Vì vậy, khi khách hàng mua các thẻ cào nên nạp tại cửa hàng, nếu phát hiện bị làm giả cũng dễ xử lý.
Theo 24h
Xuất hiện thẻ điện thoại giả
Viễn thông là một trong những ngành có tốc độ phát triển khá nhanh tại nước ta. Hiện nay, lượng thuê bao di động của các mạng viễn thông đã lên đến con số hàng triệu.
Điều này đồng nghĩa với việc số lượng thẻ cào điện thoại được cung cấp ra ngoài thị trường cũng khá lớn. Gần đây, một số khách hàng và người bán sim thẻ phản ánh, trên thị trường có xuất hiện những chiếc thẻ cào giả và thẻ cào photo.
Thẻ cào bị làm "giả"...
Thông thường, mỗi chiếc thẻ cào đều được in màu khá đẹp và ghi rõ mạng viễn thông, mệnh giá, cách nạp tiền và kiểm tra tài khoản, số seri thẻ và lớp "tráng bạc" che mã seri nạp tiền. Thời gian gần đây, nhiều đại lý và cửa hàng điện thoại đã xuất hiện thẻ cào ĐTDĐ giả của tất cả các mạng di động, khiến không chỉ người tiêu dùng (NTD) mà cả người bán sim thẻ cũng phải thận trọng hơn trong việc mua, bán.
Theo anh Nguyễn Tiến Dũng, chủ một cửa hàng điện thoại trên đường Láng quận Quận Đống Đa thì, anh đã từng một lần nhập phải gần 10 chiếc thẻ cào điện thoại giả của Vinafone. Mệnh giá được ghi trên thẻ là 50.000 đồng nhưng khi bán cho khách mới biết những chiếc thẻ cào này đã qua sử dụng. Thì ra, một số kẻ đã "khéo léo" phủ lớp "tráng bạc" lên những chiếc thẻ cào đã được sử dụng để đánh lừa người mua. Bây giờ, cứ mỗi lần mua thẻ cào anh đều phải kiểm tra rất kỹ phần "tráng bạc".
Kích cỡ lớp "tráng bạc" của các mệnh giá như nhau
Còn một số kẻ "xấu" khác thì lại bóc tách mặt giấy ghi mệnh giá ra rồi dán lên thẻ có mệnh giá thấp hơn nhằm hưởng phần chênh lệch. NTD khó mà phân biệt được thật giả. Anh Quang Vinh, một kỹ sư xây dựng, cho biết: "Tôi đã từng mua phải một thẻ Viettel "đểu" có mệnh giá là 100.000 đồng. Khi cào và nạp tiền thì tài khoản chỉ báo số tiền đã nạp là 20.000 đồng". Một nhân viên chăm sóc khách hàng của Viettel cho biết sau khi kiểm tra số seri thẻ cào thì đây chỉ là thẻ mệnh giá 20.000 đồng.
Hiện nay, những chiếc thẻ cào giả loại này đang xuất hiện khá phổ biển trên thị trường, từ các hộ kinh doanh nhỏ lẻ đến các đại lý cấp 1, cấp 2. Với việc "ngụy trang" khéo léo bằng các thủ đoạn tinh vi, cả NTD lẫn đại lý sim thẻ đều rất dễ bị đánh lừa. Nhân viên của một hãng viễn thông khuyến cáo, các đại lý sim thẻ nên tìm mua thẻ ở các nhà phân phối chính hãng, tránh vì ham rẻ mà mua ở những nơi không rõ nguồn gốc. Còn NTD (nếu không vội) thì nên cào và nạp thẻ ngay tại cửa hàng mua, để tránh mất tiền oan vì mua phải thẻ giả.
Thông thường, có một số chú ý để nhận biết thẻ cào giả như sau: Thứ nhất, khi dùng tay sờ vào lớp nhũ bạc sẽ thấy nổi gờ lên do được dán "thủ công". Thứ hai, một chiếc thẻ thật thì được in 2 mặt còn thẻ giả do được "bóc dán" nên sẽ bị bong, hở giữa mặt sau và mặt trước.
Nhà mạng không hề sản xuất thẻ cào photo nhưng loại thẻ này vẫn được bày bán tràn lan trên thị trường
Nguồn gốc của thẻ cào photo
Tại một số đại lý, cửa hàng bán sim thẻ có xuất hiện khá nhiều thẻ cào photo, không được in trên nền giấy màu thông thường của các loại thẻ mà các nhà mạng di động cung cấp. Quả là "khó hiểu" với những chiếc thẻ cào này, không biết nguồn gốc nó ra sao?
Qua tìm hiểu, những chiếc thẻ photo kiểu này chủ yếu được cung cấp bởi một số "girl showcard" (cho xem hình ảnh khỏa thân qua webcam để lấy thẻ cào điện thoại). Đây là một hình thức mới, hiện đang khá phổ biến và được một số teen girl ưa thích, dùng vào việc "kiếm tiền" nhằm thỏa mãn nhu cầu ăn chơi của mình. Chỉ cần một chiếc thẻ cào (thời gian show phụ thuộc vào mệnh giá của chiếc thẻ) là các girl showcard có thể sẵn sàng cởi đồ và "gợi dục" trước webcam.
Một nickname cho biết, mỗi ngày "làm việc" của em thường kiếm được vài trăm nghìn, đủ tiền mua sắm cho bản thân. "Khách hàng" ngoài việc nhắn thông tin nạp thẻ thì còn phải ghi thêm số seri thẻ để em còn bán lại cho đại lý quen. Thường thì "thông tin thẻ" mà những girl showcard này mang bán được một số đại lý, điểm bán sim thẻ nhập lại bằng 60 - 75% mệnh giá thẻ. Ví dụ thông tin về mã số nạp thẻ và số seri thẻ có mệnh giá 20.000 đồng sẽ được mua với giá 15.000 đồng (75% mệnh giá thẻ), trong khi giá chiết khấu nếu mua của các mạng viễn thông thường dưới 8%. Những đại lý sim thẻ, NTD khi mua và sử dụng lại "thông tin thẻ" kiểu này vô hình trung đã tiếp tay cho vấn nạn showcard của giới trẻ, đặc biệt là các teen girl.
Có thể thấy, hiện tượng thẻ cào điện thoại giả và thẻ cào photo có xu hướng gia tăng một phần cũng là do lỗi của nhà sản xuất trong việc phổ biến, tuyên truyền và khuyến cáo NTD để phân biệt thật giả của thẻ cào điện thoại chưa được chú trọng. Mặt khác, việc kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương về hoạt động kinh doanh sim thẻ vẫn chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến tình trạng buôn bán sim thẻ giả không rõ nguồn gốc. Có lẽ, nhà sản xuất nên quan tâm hơn nữa về vấn đề này để bảo vệ quyền lợi của NTD.
Theo 24h
Tiền giấy 10.000 đồng được bán gấp 2,5 lần mệnh giá Được coi là "hoa hậu" tiền cotton và đem lại may mắn, mệnh giá 10.000 đồng sắp bị "khai tử" là hàng hiếm, được mua với giá cao. Thông tin từ 1/1/2013 sẽ ngừng lưu hành hai mệnh giá tiền cotton10.000 đồng và 20.000 đồng nhận được sự quan tâm đặc biệt. Thậm chí, rất nhiều người không biết, hai mệnh giá này...