Xuất hiện nguy cơ đối đầu ở Biển Đông
Tờ The Philippines Star vừa dẫn lời Tổng thống Rodrigo Duterte cho rằng, Manila cần có Washington ở Biển Đông. Tuyên bố này được ông Rodrigo Duterte đưa ra khi có bài phát biểu tại sư đoàn pháo binh số 10 ở thành phố Mawab, tỉnh Compostela Valley (20-9).
Theo đó, Philippines cần Mỹ hỗ trợ để chống lại hành động xâm phạm lãnh thổ ở Biển Đông. Trong khi đó, Ủy ban đặc biệt về chương trình biển Tây Philippines (Biển Đông) thuộc Hạ viện Philippines dự kiến mời cựu Tổng thống Fidel Ramos và Phó chánh án Tòa án Tối cao Antonio Carpio làm cố vấn, bởi họ đều là chuyên gia về tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
Đô đốc James Lyons
Sợ bóng sợ gió
Tờ Philippines Star cũng vừa dẫn lời Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay cho biết (tại cuộc gặp kiều bào trong Đại sứ quán Philippines ở Washington, Mỹ), Manila đang bí mật dàn xếp với Bắc Kinh để đàm phán song phương vô điều kiện về tranh chấp trên Biển Đông. Việc Manila thay đổi cách tiếp cận trong vấn đề Biển Đông kể từ khi Tổng thống Rodrigo Duterte lên nắm quyền khiến đồng minh và các nước ủng hộ lập trường của Philippines bối rối. Theo giải thích của ông Perfecto Yasay, do quân đội Philippines được trang bị kém nên không thể thắng Trung Quốc trong bất cứ trận chiến nào và đó là lý do tại sao Tổng thống Rodrigo Duterte ra lệnh cho hải quân Philippines không được tuần tra chung với Mỹ ở Biển Đông. Ông Perfecto Yasay từng khẳng định, sẽ không có chuyện Philippines đồng ý đàm phán song phương với Trung Quốc, nếu Bắc Kinh không chấm dứt các hành động khiêu khích trên Biển Đông. Quan hệ Trung Quốc và Philippines trở nên căng thẳng sau khi PCA ra phán quyết bác bỏ yêu sách vô căn cứ của Trung Quốc về cái gọi là “đường lưỡi bò” ở Biển Đông, nhưng Bắc Kinh không thừa nhận vấn đề này.
“Ở Biển Đông, một giải pháp hòa bình do luật pháp mang lại đối với các tranh chấp sẽ đem đến sự ổn định vững chắc hơn rất nhiều so với quân sự hóa vài bãi đá và rạn san hô”, Hãng Reuters dẫn tuyên bố hôm 20-9 của Tổng thống Mỹ, khi ông Barack Obama có bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ). Việc này diễn ra đúng thời điểm Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tuyên bố (tại diễn đàn kinh tế ở thành phố New York), Trung – Mỹ sẽ duy trì các mối quan hệ ngày càng phát triển tích cực và bền vững, bất kể ai là người giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới. Nhưng ông Lý Khắc Cường lại từ chối cho biết ủng hộ ứng cử viên nào trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng. Trước đó, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã gặp Tổng thống Barack Obama và 2 bên trao đổi ý kiến về quan hệ song phương, và các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm.
Video đang HOT
Khi bình luận trên tờ The Washington Times, với bài viết “Trung Quốc thách thức phương Tây như thế nào?”, Đô đốc James Lyons, cựu Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ (là đại diện quân sự cấp cao của Mỹ tại LHQ) cho rằng, Bắc Kinh đang tìm kiếm vai trò thống trị thế giới và Biển Đông là điểm đầu tiên. Theo ông James Lyons, Trung Quốc đang có hoạt động quân sự với Nga ở Biển Đông (2 nước vừa tập trận chung mang tên Joint Sea-2016, từ 12 đến 19-9) và mục đích thực sự của hoạt động này là gửi thông điệp tới Mỹ: Biển Đông thuộc về Trung Quốc và Moskva sẽ giúp Bắc Kinh bảo vệ các đảo nhân tạo đang tranh chấp, nếu cần. Đó là thách thức rõ ràng đối với truyền thống tự do hàng hải, tôn trọng luật pháp quốc tế mà Mỹ đang theo đuổi. Đô đốc James Lyons còn nhận định, Trung Quốc đang dẫn dụ Mỹ vào một cuộc đối đầu và khu vực phù hợp nhất để tiến hành là bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham.
Những tuyên bố khác nhau
Trước khi chính thức bắt đầu họp vào sáng 21-9, tại New York, Hội nghị Ngoại trưởng G-7 đã ra Tuyên bố chung, trong đó bày tỏ sự lo ngại đối với những vấn đề phát sinh gần đây tại Biển Đông và biển Hoa Đông, cũng như nhấn mạnh tới việc kiềm chế hành động của Trung Quốc tại Biển Đông. Tuyên bố chung yêu cầu Trung Quốc và ASEAN sớm đưa ra Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC). Tuyên bố chung cũng phản đối việc phủ nhận phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế tại La Haye (Hà Lan) mà Trung Quốc đưa ra trước đó. Ngoài ra, các nước G-7 còn phản đối mạnh mẽ hành động đơn phương gây căng thẳng của Trung Quốc, khi Bắc Kinh gia tăng quân sự hóa tại Biển Đông. Đồng thời phê phán Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng tại biển Hoa Đông bằng cách phá tàu thuyền của ngư dân, tàu hải cảnh tới quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, xây dựng đường băng tại khu vực khai thác dầu mỏ chung với Nhật Bản.
Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 17 của Phong trào Không liên kết (NAM) đã bế mạc tại đảo Margarita, Venezuela với việc thông qua văn kiện cuối cùng nêu rõ lập trường chung của NAM, trong đó kêu gọi các nước giải quyết mọi tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ bằng các biện pháp hòa bình, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực, thực hiện kiềm chế, ủng hộ các nguyên tắc của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), cam kết đảm bảo tự do hàng hải, hàng không phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, và sớm tiến tới COC.
Theo trang mạng National Interest, tại cuộc điều trần trước Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ mới đây, nhiều tướng lĩnh cấp cao quân đội Mỹ cho rằng, quân đội nước này sẽ phải chịu tổn thất rất lớn nếu bắt buộc phải tham gia vào một cuộc chiến với Nga hoặc Trung Quốc tại thời điểm hiện nay. Và họ đều nhất trí khuyến cáo: Quân đội Mỹ khó có thể giành chiến thắng cùng lúc với 2 cuộc chiến. Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ, Tướng Mark Mille cho rằng, Lục quân Mỹ không đủ nguồn lực và huấn luyện để đảm bảo thực thi chiến lược an ninh quốc gia. Tư lệnh Hải quân, Đô đốc John Richardson cũng cảnh báo, hải quân phải đối mặt với vấn đề tương tự và nếu một cuộc xung đột xảy ra, Mỹ sẽ chiến thắng nhưng mất nhiều thời gian, chi phí và thương vong cao hơn dự kiến. Tướng Robert Neller, Tư lệnh Lực lượng Thủy quân Lục chiến, cũng đồng ý với các quan điểm kể trên – Mỹ đang quá tập trung xây dựng lực lượng cho các cuộc chiến chống khủng bố và phiến quân, trong khi các đối thủ tiềm tàng của Mỹ đang xây dựng lực lượng ngày càng phát triển. Tham mưu trưởng Không quân, Tướng David Goldfein khuyến cáo, Lầu Năm Góc cần xác định loại hình xung đột mà Mỹ phải đối mặt, nếu không sẽ trở tay không kịp.
Tàu Hải Tuần 21
Nguy cơ va chạm cao
Ngày 20-9, tờ South China Morning Post đưa tin, những hình ảnh vệ tinh mới chụp các công trình xây dựng ở phần cuối đường băng trên đảo Ba Bình cho thấy, Đài Loan vừa xây dựng phi pháp ít nhất 4 công trình kiên cố. Và đó là một công trình cao 4 tầng xuất hiện ở bờ biển phía tây của đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Theo tờ South China Morning Post, đó có thể là “tháp phòng không”, nhưng không rõ được sử dụng với mục đích gì. Trước đó, Đài Loan đã chi 100 triệu USD để xây dựng một số công trình phi pháp trên đảo Ba Bình, trong đó có đường băng, bến tàu, cầu cảng, hải đăng, trường học, bệnh viện. Mỹ đã lên án các công trình này bởi nó góp phần làm phức tạp thêm tình hình vốn đang căng thẳng ở Biển Đông.
Ngày 19-9, tờ Up Media của Đài Loan cho biết, máy bay chiến đấu của Trung Quốc, Mỹ và Đài Loan đã “chạm trán” ở eo biển Bashi. Khi đó (khoảng 7 giờ ngày 12-9), một trạm radar quân sự của Đài Loan phát hiện có hơn 10 chiến đấu cơ của Trung Quốc lần lượt cất cánh từ sân bay ở khu vực Huệ Dương thuộc tỉnh Quảng Đông, bay về hướng eo biển Bashi. Lập tức Đài Loan hạ lệnh cho máy bay chiến đấu khẩn cấp cất cánh làm nhiệm vụ cảnh giới, giám sát hoạt động của số máy bay đến từ Trung Quốc bởi đó là máy bay tác chiến đa nhiệm Su-30MKK, ném bom chiến lược H-6 và H-6K, tiêm kích hộ tống J-11B, trinh sát điện tử Tu-135, cảnh báo sớm KJ-200 và tiếp dầu trên không Il-78. Tại thời điểm đó, tàu khu trục tên lửa USS Spruance (DDG 111) của Mỹ đang trên đường trở về căn cứ ở Nhật Bản đã phát lệnh yểm hộ trên không và 8 máy bay chiến đấu F-15 và 2 chiếc điện tử RC-135 được lệnh rời bay về phía đảo Orchid.
Trong khi đó, tờ China News đưa tin, Trung Quốc ngang nhiên đưa tàu cùng nhân viên Cục Hải sự tới tuần tra trái phép 5 ngày tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Theo đó, tàu Hải Tuần 21 cùng hơn 20 nhân viên chấp pháp của Cục Hải sự tiến hành tuần tra từ Hải Khẩu, đảo Hải Nam, tới khu vực đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Động thái này diễn ra trong bối cảnh nhiều công ty du lịch nhà nước Trung Quốc cố tình đẩy mạnh du lịch ra các đảo đá Bắc Kinh chiếm đóng bất hợp pháp để vừa tạo ưu thế chủ quyền, vừa kích động tinh thần dân tộc. Ngày 19-9, tờ South China Morning Post cũng có bài viết đề cập vấn đề này. Theo đó, Chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục khuyến khích các hãng lữ hành quốc doanh tổ chức tour đến Biển Đông và Bắc Kinh sẽ sớm công bố kế hoạch khai thác các tài nguyên du lịch từ các đảo nhân tạo mà nước này đã bồi đắp trái phép ở Biển Đông.
Ngày 19-9, Bộ trưởng Môi trường Australia Josh Frydenberg tuyên bố, Canberra sẽ sử dụng mọi phương tiện để bắt chủ tàu Trung Quốc bồi thường thiệt hại, với số tiền phạt lên tới 29,6 triệu USD. Phần lớn số tiền bồi thường sẽ dùng để làm sạch lượng sơn chống bẩn độc hại và dọn dẹp đống đổ nát, giúp rạn san hô tự phục hồi. Chiếc tàu này cách đây 6 năm đã gây thiệt hại đáng kể cho rạn san hô Great Barrier Reef, sau khi bị mắc cạn từ tháng 4-2010. Nhưng Tổ chức Hòa Bình Xanh của Australia lại coi quyết định của Canberra là “đáng thất vọng” bởi số tiền bồi thường quá ít so với con số 105 triệu USD đưa ra ban đầu.
Theo Petrotimes
Hải quân Việt Nam tham dự Hội nghị sức mạnh Thế giới lần thứ 22 tại Hoa Kỳ
Từ ngày 21 đến 23-9, tại trường Đại học Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ ở thành phố Newport thuộc bang Rhode Island đã diễn ra Hội nghị sức mạnh Thế giới lần thứ 22 (ISS 22).
Chuẩn Đô đốc Phạm Hoài Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Hải quân Việt Nam tham dự Hội nghị; chủ đề của ISS 22 là "Đối tác hàng hải mạnh hơn".
Các đại biểu tham dự hội nghị
Tham dự hội nghị có 110 đoàn đại biểu Hải quân các nước trên thế giới, gồm gần 200 đại biểu chính thức (trong đó có 70 tư lệnh) và 300 đại biểu không chính thức. Đây là Hội nghị thường niên do Hải quân Hoa Kỳ tổ chức; là diễn đàn Hải quân đa phương lớn nhất thế giới.
Tại hội nghị các đại biểu trao đổi quan điểm, thảo luận các nội dung về an toàn hàng hải, nhận thức về những vấn đề hàng hải chung; những triển vọng hợp tác Hải quân toàn cầu. Thông qua đó xây dựng lòng tin, phát triển mối quan hệ hữu nghị mới, tăng cường nền tảng của sự ổn định để Hải quân các nước sẽ trở thành "Đối tác hàng hải mạnh hơn" của nhau.
Bên lề ISS 22, Chuẩn Đô đốc Phạm Hoài Nam đã có các buổi gặp gỡ song phương với Tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ, Ấn Độ, Úc, Italia, Malaysia, Singapore, Indonsia, Trưởng Đoàn Hải quân Trung Quốc... và tiếp xúc với Tư lệnh Hải quân, trưởng đoàn Hải quân các nước khác, các học giả, diễn giả tham dự Hội nghị.
Theo Báo Hải quân Việt Nam
Trung Quốc đe "động thủ" nếu Nhật Bản tuần tra Biển Đông Bên cạnh khả năng hải quân Trung - Nhật xung đột với nhau, còn có kịch bản tàu Trung Quốc đâm vào tàu Nhật hay tìm cách chặn đường đối phương. Nguy cơ nói trên, theo chuyên gia Trương Bạc Hối là hoàn toàn có thể vì Trung Quốc e dè Mỹ chứ không sợ Nhật... Trung Quốc vừa kết thúc cuộc tập...