Xuất hiện một bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1 tại Hà Tĩnh
Ngày 19/2, Trung tâm Y tê dư phong Hà Tĩnh cho biêt tỉnh đã có bệnh nhân đầu tiên dương tính cúm A/H1N1.
Bệnh nhân là anh Bui Quang Tuyêt (46 tuôi), quê ơ xa Câm Duê, huyên Câm Xuyên, tỉnh Ha Tinh. Anh Tuyết là bệnh nhân nhiêm cum A/H1N1 đầu tiên trong năm 2011 tai tỉnh Ha Tinh.
Bệnh nhân Bui Quang Tuyêt (46 tuôi), quê ơ xa Câm Duê, huyên Câm Xuyên, tỉnh Ha Tinh
Qua xét nghiệm mẫu máu, Viên Vê sinh dich tễ Trung ương kết luận bệnh nhân dương tính với cúm A/H1N1. Trung tâm Y tê dư phòng Hà Tĩnh lâp danh sach 45 ngươi từng tiêp xuc vơi bênh nhân Tuyêt và giao Tram y tê xa Cẩm Duệ theo doi nhiêt đô hang ngay.
Video đang HOT
Nêu ngươi nao co dâu hiêu sôt se đươc chuyên đên cơ sơ y tê kip thơi. Ngoai ra, Trung tâm đa phun tiêu đôc khư trung Clo Vitamin B tai 18 hộ dân sống gân nha bênh nhân.
BS Nguyên Văn Nuôi – Trưởng khoa Truyên nhiêm, Bênh viên Đa khoa Hà Tĩnh cho biết, hiện nay sức khoẻ của bệnh nhân Bùi Quang Tuyết dần bình phục. Đồng thời khuyến cáo, với thơi tiêt diễn biến phức tạp như hiện nay, số người măc bệnh cum có chiều hướng gia tăng.
Khi xuất hiện các triệu chứng sôt cao, ho, tưc ngưc, đau bung, nôn ói,… cân phai đên ngay cơ sơ y tê đê kham, chup X – quang phôi kip thơi, phat hiên và điêu tri kịp thời.
Theo Dân Trí
Thuốc trị "đau bụng kinh"
Đau bụng kinh (còn gọi là thống kinh) là cơn đau ở vùng thắt lưng hoặc bụng xảy ra khi người phụ nữ hành kinh. Có hai loại đau bụng kinh: đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát.
Đau bụng kinh là gì?
Đau bụng kinh thứ phát xảy ra khi người phụ nữ bị các bệnh như: lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu kinh niên, viêm vòi trứng... Những trường hợp này cần đến khám ở các cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị. Khi chữa khỏi nguyên nhân gây bệnh sẽ hết đau bụng. Đau bụng kinh nguyên phát không có những tổn thương thực thể ở cơ quan sinh dục của người phụ nữ mà chỉ do tử cung co thắt không điều hoà khi hành kinh gây đau có khi cần phải dùng thuốc giảm đau.
Các thuốc thường dùng
Khi đau bụng kinh, nếu đau ít có thể chịu đựng được rồi sẽ khỏi, nhưng nếu đau nhiều đến mức không thể chịu đựng được phải dùng đến thuốc giảm đau.
Thuốc dùng để trị đau bụng kinh gồm nhiều loại nhưng tựu chung chúng tác dụng theo 2 cơ chế: làm giãn cơ trơn tử cung (tức làm giảm co thắt đưa đến giảm đau) hoặc trị nguyên nhân (ức chế sự tổng hợp prostaglandin trong cơ thể). Có thể kể các nhóm thuốc sau:
- Nhóm chống co thắt hướng cơ: dipropylin, alverin, drotaverin. Đây là thuốc trị triệu chứng làm giãn các cơn co thắt của tử cung để làm giảm đau.
- Thuốc nội tiết tố sinh dục nữ: có thể dùng thuốc phối hợp estrogen progesteron hoặc dùng các dẫn chất từ progesteron như dydrogesteron, lynestrenol . Ngoài ra có thể dùng thuốc viên tránh thai cũng cho tác dụng tốt (vừa giúp chữa đau bụng kinh, vừa tránh thai).
- Thuốc ức chế prostaglandin: đây chính là các thuốc chống viêm không steroid như: diclofenac, ibuprofen, naproxen, acid mefenamic. Cơ chế tác dụng của nhóm thuốc này là ức chế sự sinh tổng hợp prostaglandin trong cơ thể (là nguồn gốc đưa đến sự co thắt tử cung gây đau) nên có thể xem đây là thuốc điều trị nguyên nhân đau bụng kinh nguyên phát. Đặc biệt nhóm thuốc này dễ được chọn dùng ở thiếu nữ chưa có quan hệ tình dục.
Bên cạnh tác dụng làm giảm đau, thuốc có thể gây ra một số rối loạn khác, cũng như các tác dụng phụ của thuốc. Vì vậy, cần phải đi khám bệnh để bác sĩ chỉ định dùng thuốc thích hợp và phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Bên cạnh việc dùng thuốc có thể chườm nóng ở vùng bụng, kết hợp với việc nghỉ ngơi đầy đủ cũng cho kết quả tốt.
Theo SK&ĐS
Nỗi đau của người đàn bà 17 tuổi Tôi chấp nhận mình là một trong số những người con gái đi ngang qua đời anh (Ảnh minh họa) Người con trai hôn tôi, ôm ấp tôi, ăn cơm do tôi nấu, nằm trên chăn êm nệm ấm do tay tôi trải, nhưng lại đang thề non hẹn biển và ăn nằm với người con gái khác ở ngoài kia... 14 tuổi,...