Xuất hiện lừa tiêm phòng COVID-19, lừa từ thiện chống hạn mặn
Một gia đình ở Bình Thuận đã bị kẻ gian giở chiêu trò lừa gạt mời tiêm vắc-xin ngừa bệnh dịch COVID-19.
Dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp với số ca lây nhiễm tăng cao. Hạn mặn ở miền Tây, đặc biệt là tỉnh Bến Tre đang có chiều hướng trầm trọng khiến đời sống người dân khó khăn, thiếu nước ngọt. Lợi dụng tình hình này, một số kẻ gian đã bày ra nhiều chiêu trò lừa tiền người dân…
Đánh vào tâm lý dụ tiêm phòng COVID-19.
Trước đó, ngày 19-3, đạo diễn NHN, đạo diễn của nhiều bộ phim quen thuộc với công chúng đã thông báo trên trang cá nhân của mình về việc gia đình chị bị kẻ gian dụ dỗ tiêm vắc-xin phòng ngừa dịch COVID-19 và kêu gọi người dân cảnh giác.
Nghệ sĩ Hoài Linh cảnh báo có người giả danh anh trong mùa dịch COVID-19 có thể có mục đích lừa đảo. Ảnh chụp màn hình.
PLO đã trao đổi với đạo diễn NHN về vụ việc, chị cho biết ba mẹ chị đã lớn tuổi, đang ở quê nhà tại Tân Thiện, Hàm Tân, Bình Thuận.
Vào sáng ngày 19-3, ba chị đã gọi cho chị hỏi xem có chích ngừa bệnh dịch COVID-19 hay không. Chị hỏi rõ sự tình thì ba chị cho biết sáng nay, có một người tới nhà mời gọi họ chích vắc-xin ngừa dịch COVID-19.
Họ nói ba mẹ chị là người già sẽ dễ bị lây nhiễm, dễ bị quật ngã khi bị lây nhiễm dịch này, nhất thiết phải chích ngừa. Trong thời điểm này, dịch COVID-19 cũng diễn biến phức tạp nên ba chị có vẻ bị thuyết phục. Khi hỏi chích ngừa có tốn tiền không, người này nói có, nên ông đã gọi điện thoại vào hỏi ý kiến chị.
Do có đầy đủ thông tin và hiểu biết rằng COVID-19 chưa có thuốc chữa trị cũng như vắc-xin phòng ngừa nên đạo diễn N.H.N đã kịp thời ngăn cản ba mẹ chị không mắc lừa. Khi ba mẹ chị từ chối không tiêm phòng, người này đã bỏ đi.
Trước đó, ngày 16-3, nghệ sĩ Hoài Linh cũng đưa lên trang Facebook của anh cảnh báo có người lấy hình và tên anh lập Facebook giả để rao một chương trình phát miễn phí 10.000 hộp khẩu trang, không thu phí ship, với điều kiện để lại tên, địa chỉ, số điện thoại và theo dõi trang.
Nghệ sĩ Hoài Linh đã viết: “Đây là trang giả mạo, mọi người cẩn thận. Không nên cung cấp số điện thoại và chuyển khoản cho các tài khoản giả mạo này nhé cả nhà, report trang này giúp Linh nhé. Cảm ơn mọi người, cẩn thận không khéo bị lừa!”.
Ăn theo nghệ sĩ kêu gọi từ thiện để giả danh lừa tiền
Trong ngày 19-3, ca sĩ Thủy Tiên là người trong giới nghệ sĩ kêu gọi hiệu rất quả về việc quyên góp giúp người dân miền Tây lắp đặt máy lọc nước mặn thành nước ngọt để có sử dụng cho nấu ăn, tắm rửa hằng ngày. Chính vì vậy đã có kẻ giả danh cô để lên tiếng kêu gọi tiền từ thiện.
Ca sĩ Thủy Tiên cảnh báo cô bị mạo danh để lừa kêu gọi từ thiện. Ảnh chụp màn hình.
Ngày 14-3, Thủy Tiên đã lên tiếng trên trang Facebook của mình như sau: “Cảnh báo lừa đảo. Tiên không có xài Zalo ạ , có một ai tạo nick Zalo tên Thủy Tiên và xin số thẻ visa để lấy thông tin hack tài khoản. Mọi người cảnh giác tuyệt đối đừng bao giờ để lộ thông tin số thẻ visa nha, khi chụp màn hình tin nhắn mình che số tài khoản cá nhân lại càng tốt nhé.
Rất là buồn luôn, đồng bào mình còn đang khó khăn, mỗi khi liên lạc được vùng khảo sát nghe người dân nói chuyện về việc thiếu nước phải khổ thế nào…”
Video đang HOT
Tương tự trường hợp của Thủy Tiên, vợ chồng ca sĩ Lý Hải – Minh Hà vốn đang nỗ lực kêu gọi quyên góp giúp đỡ dân miền Tây lắp máy lọc nước mặn thành nước ngọt trong mùa hạn mặn, cũng đã bị kẻ gian giả danh kêu gọi từ thiện nhằm lừa tiền.
Vợ chồng ca sĩ Lý Hải – Minh Hà cũng cảnh báo chuyện bị giả danh để lừa tiền từ thiện. Ảnh chụp màn hình.
Ngày 16-3, ca sĩ Lý Hải đã cảnh báo trên Facebook của anh: “Cảnh báo Zalo giả mạo Lý Hải – Minh Hà để lừa đảo. Hiện Hà được mọi người báo tin có một tài khoản zalo để tên Ly Hai Minh Ha (như hình), kết bạn và xin thông tin cá nhân, thẻ ATM của nhiều người. Mọi người đừng cung cấp bất kỳ thông tin gì hết nhé”.
Với những vụ việc trên, người dân cần đề cao cảnh giác trong mùa dịch bệnh này. Mỗi người nên cập nhật tin tức thường xuyên từ các kênh tin tức chính thống, hoặc tìm hiểu rõ thông tin trước những lời kêu gọi, khuyến cáo về tiền bạc liên quan đến dịch bệnh hay từ thiện để tránh mất tiền.
Bị bắt vì tiêm và làm giả vacxin, trong đó có COVID-19
Ngày 14-3, Công an an thành phố Quy Nhơn, Bình Định đã thực hiện lệnh bắt và khám xét nơi ở của bà Tiêu Thị Tuyết Sương ở xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, Bình Định để điều tra, củng cố hồ sơ xử lý về hành vi tiêm vắc-xin giả. Tại nhà bà Sương, cơ quan công an đã thu được nhiều vỏ thuốc mà bà Sương đã bơm vào nước cất, kháng sinh để giả các loại vắc xin: tiêm phòng cho trẻ, ngừa ung thư, ngừa đột quỵ và ngừa cả ngừa dịch COVID-19.
HÒA BÌNH (PLO)
Sức mạnh nào sẽ giúp nhân loại chiến thắng đại dịch Covid-19?
Theo nhà nghiên cứu sử học lừng danh Yuval Noah Harari, các biện pháp đóng cửa biên giới hay phong tỏa đất nước chỉ là điều kiện cần để nhân loại đẩy lùi bệnh dịch.
Theo bài viết trên tờ Times, Yuval Harari chỉ ra rằng tri thức, tầm hiểu biết và niềm tin toàn cầu là những vũ khí lợi hại nhất giúp các quốc gia cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh, còn phong tỏa đất nước, cách ly hay cô lập chỉ là biện pháp nhất thời, có thể gây ra hệ luỵ khôn lường cho nền kinh tế thế giới.
Covid-19 cướp đi sinh mạng của hàng chục ngàn người trên thế giới.
Bài học từ lịch sử
Không ít người đổ lỗi thảm họa Covid-19 cho toàn cầu hoá, nhưng từ khi nhân loại còn chưa kết nối chặt chẽ với nhau, đã xuất hiện những đại dịch giết chết cả trăm triệu người.
Thế kỷ 14, nhân loại chưa có máy bay, tàu thuyền, nhưng dịch hạch vẫn càn quét từ Đông Á sang Tây Âu trong hơn một thập kỷ, giết chết từ 75 triệu đến 200 triệu người, hơn một phần tư dân số lục địa Á - Âu thời ấy.
Tháng 3/1520, một người nô lệ tên Francisco de Eguia cập bến Mexico và mang trong mình căn bệnh đậu mùa. Thời điểm này, các nước Trung Mỹ chưa có tàu hoả, xe bus. Dù vậy, đến tháng 12 cùng năm, bệnh đậu mùa đã lây lan rộng khắp, khiến một phần ba dân số Trung Mỹ thiệt mạng.
Năm 1918, một chủng cúm đặc biệt có độc tính mạnh lây nhiễm cho nửa tỷ người (hơn một phần tư dân số thế giới lúc đó) chỉ trong vài tháng, khiến hàng chục triệu người chết. Con số nạn nhân có thể lên tới 100 triệu chỉ trong chưa đầy 1 năm, khủng khiếp hơn số người chết trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
"Cái chết đen" là một trong những thảm hoạ dịch bệnh tồi tệ nhất lịch sử.
Một thế kỷ trôi qua từ sau năm 1918, con người ngày càng dễ tổn thương trước dịch bệnh, do sự kết hợp giữa dân số tăng nhanh và giao thông tốt hơn. Những đô thị hiện đại như Tokyo hay Mexico City cung cấp mầm bệnh phong phú hơn nhiều so với Florence thời trung cổ.
Mạng lưới giao thông toàn cầu ngày nay cũng nhanh hơn nhiều so với năm 1918. Một loại virus có thể di chuyển từ Paris đến Tokyo và Mexico City trong vòng chưa đầy 24 giờ. Chúng ta đang sống trong địa ngục truyền nhiễm, với tốc độ lây bệnh theo cấp số nhân.
Tuy nhiên, loài người không hẳn đón toàn tin xấu. Tỷ lệ mắc và ảnh hưởng của dịch bệnh đã giảm đáng kể. Bất chấp những đợt bùng phát khủng khiếp như AIDS và Ebola, trong thế kỷ 21, tỷ lệ tử vong do dịch bệnh nhỏ hơn nhiều so với bất kỳ thời điểm nào trước đây kể từ thời kỳ đồ đá.
Điều này có được là do con người có sự bảo vệ tốt nhất để chống lại mầm bệnh, không phải bằng sự cô lập hay cách ly, mà là thông tin. Nhân loại đã thắng trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh bởi vì trong cuộc chạy đua vũ trang giữa mầm bệnh và bác sĩ, mầm bệnh dựa vào đột biến mù trong khi các bác sĩ dựa vào phân tích khoa học về thông tin. Chúng ta có đủ dữ liệu để đón đầu và đánh bại kẻ thù.
"Giãn cách xã hội" được nhiều chính quyền khuyến cáo sử dụng để giảm thiểu lây lan Covid-19.
Khi "Cái chết đen" lây lan ở thế kỷ 14, người ta không biết nguyên nhân dịch bệnh và làm gì để ngăn chặn nó. Cho đến thời kỳ hiện đại, con người thường đổ lỗi bệnh tật cho cơn giận của các vị thần, ác quỷ hay vận khí, và thậm chí không biết sự tồn tại của vi khuẩn và virus.
Người ta tin vào những thiên sứ, mà không thể tưởng tượng một giọt nước có thể chứa toàn bộ vũ khí của những kẻ săn mồi khát máu. Do đó, khi "Cái chết đen" hoặc bệnh đậu lây lan, điều tốt nhất mà chính quyền có thể nghĩ đến là tổ chức những buổi cầu nguyện, vì họ tin thần thánh gây ra đại hoạ.
Tất nhiên, những buổi cầu nguyện không có tác dụng. Khi người ta tụ tập, bệnh dịch càng có cơ hội lây lan.
Video: "Miễn dịch cộng đồng" gây tranh cãi ở Anh
Cả thế giới phải xích lại gần nhau
Nhiều thế kỷ qua, các nhà khoa học, bác sĩ và y tá trên khắp thế giới đã tổng hợp thông tin và cùng nhau tìm hiểu cơ chế đằng sau dịch bệnh và phương pháp điều trị. Thuyết tiến hóa đã giải thích nguyên nhân bệnh mới bùng phát và các bệnh cũ trở nên độc hại hơn.
Di truyền học cho phép các nhà khoa học theo dõi tiến triển của mầm bệnh. Các nhà khoa học chỉ mất hai tuần để xác định được virus corona chủng mới, giải mã bộ gen của chúng và phát triển bộ kit thử để phát hiện người nhiễm bệnh.
Khi các nhà khoa học hiểu nguyên nhân gây bệnh, việc chống lại chúng trở nên dễ dàng hơn nhiều. Tiêm vaccine, kháng sinh, cải thiện vệ sinh và cơ sở hạ tầng y tế cho phép loài người chiếm thế thượng phong trước những kẻ săn mồi vô hình.
Vaccine ngừa Covid-19 đang được thử nghiệm lâm sàng.
Năm 1967, bệnh đậu mùa vẫn lây nhiễm 15 triệu người và giết chết 2 triệu người trong số họ. Nhưng trong thập kỷ tiếp theo, chiến dịch tiêm phòng bệnh đậu mùa toàn cầu mang lại thành công mỹ mãn. Đến năm 1979, Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố nhân loại đã chiến thắng, và bệnh đậu mùa đã bị xóa bỏ hoàn toàn. Năm 2019, không còn ai bị đậu mùa nữa.
Lịch sử mang tới bài học gì? Thứ nhất, chúng ta không thể tự bảo vệ mình bằng cách đóng cửa biên giới vĩnh viễn. Hãy nhớ rằng dịch bệnh lây lan nhanh chóng ngay cả trong thời Trung cổ, rất lâu trước thời đại toàn cầu hóa.
Thứ hai, lịch sử chỉ ra rằng tấm khiên vững chắc bảo vệ nhân loại đến từ việc chia sẻ thông tin khoa học đáng tin cậy và đoàn kết toàn cầu. Khi một quốc gia bị dịch bệnh tấn công, họ nên sẵn sàng chia sẻ trung thực thông tin về sự bùng phát mà không sợ thảm họa kinh tế, để các quốc gia khác có thể tin tưởng và giúp đỡ hơn là tẩy chay.
Ngày nay, Trung Quốc có thể chỉ cho thế giới nhiều bài học quan trọng về virus corona, nhưng điều này đòi hỏi sự tin tưởng và hợp tác quốc tế cao. Đừng tẩy chay, ta phải lắng nghe họ.
Trong cuộc chiến chống virus, loài người cần bảo vệ biên giới, nhưng không phải biên giới giữa các quốc gia, mà là biên giới giữa thế giới loài người và thế giới virus. Vô số loại virus mới đang liên tục phát triển do đột biến gen. Nếu loại virus nguy hiểm tìm cách xâm nhập biên giới này ở bất cứ đâu trên trái đất, nó sẽ khiến cả loài người gặp nguy hiểm.
Nhiều thế kỷ qua, nhân loại đã củng cố biên giới bằng hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện đại được xây dựng như một bức tường mà ở biên giới đó, các y tá, bác sĩ và nhà khoa học là những người bảo vệ tuần tra và đẩy lùi những kẻ xâm nhập.
Những thành phố sầm uất nhất thế giới giờ quạnh hiu thế này.
Tuy nhiên, một phần rất dài của biên giới này đang bị bỏ lại. Hàng trăm triệu người trên thế giới thiếu cả dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản. Điều này gây nguy hiểm cho tất cả chúng ta.
Đừng nghĩ sức khỏe là câu chuyện riêng của mỗi quốc gia. Đó là vấn đề toàn cầu. Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho người Iran và người Trung Quốc sẽ giúp bảo vệ người Israel và người Mỹ khỏi dịch bệnh. Chúng ta không được quên sự thật này.
Nền tảng y học và chăm sóc sức khỏe bền vững, văn minh ở các quốc gia mới là kim chỉ nam giúp loài người chống lại dịch bệnh, không chỉ Covid-19, mà còn là rất nhiều thảm họa toàn cầu trong tương lai.
Các biện pháp mà chính phủ nhiều nước thực hiện chỉ mang tính ngắn hạn. Về lâu dài, con người cần những giải pháp căn cơ, bền vững hơn. Đó là bài học virus corona để lại, dù cái giá để học nó là quá đắt.
HỒNG NAM (vtc.vn)
Phan Anh góp tiền từ thiện chống Covid-19 với con số khiến nhiều người tò mò Mới đây, MC Phan Anh đã chia sẻ lên Fanpage của mình hình ảnh chuyển khoản đến Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhằm hỗ trợ nhà nước, chính quyền trong phòng chống dịch Covid-19. Đây được xem như động thái "đáp trả" của MC nổi tiếng sau khi liên tục bị dân mạng "kêu réo" mỗi lần có...