Xuất hiện không khí lạnh, có khả năng gây mưa ở Bắc Bộ
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng – Thủy văn quốc gia dự báo, khối không khí gây nóng cho Bắc Bộ trong những ngày qua sẽ bắt đầu hoạt động yếu dần từ hôm nay (10-2). Vì vậy, hôm nay thời tiết tại Bắc Bộ sẽ giảm nhẹ khoảng 1 đến 2 độ C. Từ ngày 11-2, sẽ có một khối không khí lạnh nhỏ từ phía bắc bổ sung.
Bắc Bộ sẽ có quá trình giảm nhiệt đáng kể, trời chuyển mát. Ngoài ra, mưa cũng có khả năng xuất hiện trong ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Hưởng ứng Tết trồng cây tại Trường THPT Hùng Vương, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Ảnh: Báo Hưng Yên
Theo Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm dự báo Khí tượng – Thủy văn quốc gia, nguyên nhân thời tiết nóng như mùa hè trong những ngày nghỉ Tết vừa qua là do khối không khí lạnh chi phối thời tiết Bắc Bộ suy yếu và không có đợt không khí lạnh tăng cường bổ sung. Ngoài ra, một khối không khí nóng ở phía tây phát triển và tác động đến thời tiết các tỉnh miền bắc khiến cho tình trạng nóng kéo dài hơn trong dịp Tết này. Nền nhiệt độ tại Bắc Bộ trong những ngày qua phổ biến dao động quanh 28 đến 30 độ C. Ngày 8-2 (tức mồng 4 tháng Giêng) nhiều điểm lên hơn 30 độ C, với các tỉnh phía Tây Bắc Bộ có điểm như tại Mường La (Sơn La) 33 đến 34 độ C.
Hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”, sáng 9-2, nhân dân tiểu khu 19, thị trấn Hát Lót (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) đã ra quân dọn vệ sinh môi trường và trồng hơn 200 cây xanh dọc hai bên tuyến đường dài 300 m vào bản tái định cư. ây là tuyến đường thứ tư tại tiểu khu được xây dựng thành tuyến đường xanh – sạch – đẹp, góp phần tạo cảnh quan môi trường, xây dựng tiểu khu văn hóa.
Tại Hà Nội, sáng 9-2, huyện Thanh Trì phối hợp các sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, giáo dục và đào tạo tổ chức lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Kỷ Hợi 2019. Theo đó, UBND huyện kêu gọi các cơ quan, đơn vị, trường học và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia hưởng ứng Tết trồng cây. ược biết, trong năm 2018, huyện Thanh Trì đã trồng 18.500 cây xanh và 5 km đường hoa…
Video đang HOT
UBND huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết, năm 2019, huyện Sóc Sơn tiếp tục chăm sóc, bảo vệ diện tích rừng hiện có, đồng thời trồng mới, trồng nâng cấp 67 ha rừng. Tại các xã, thị trấn của huyện cũng sẽ trồng 8.000 cây xanh bóng mát…
UBND tỉnh Hưng Yên vừa tổ chức lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Kỷ Hợi 2019. ược biết, năm 2019, toàn tỉnh Hưng Yên phấn đấu trồng 180 nghìn cây, gồm 136 nghìn cây ăn quả, 44 nghìn cây lấy gỗ, bóng mát.
Sáng 9-2, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An phát động Tết trồng cây Xuân Kỷ Hợi 2019. Dự kiến trong dịp này, chiến sĩ lực lượng vũ trang toàn tỉnh sẽ trồng mới gần 24 nghìn cây lấy gỗ và hơn 5.000 cây ăn quả, cây phân tán các loại…
Các đơn vị trực thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh ác Lắc đã tổ chức phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Kỷ Hợi 2019.Tết trồng cây năm nay, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh đã trồng hơn 1.600 các loại cây xanh, cây lấy gỗ và ăn quả tại các thao trường huấn luyện và chung quanh doanh trại, đơn vị. Hoạt động này đã được duy trì thành nền nếp ở mỗi cơ quan, đơn vị trong toàn lực lượng vũ trang tỉnh nhằm góp phần xây dựng cảnh quan môi trường ngày càng “xanh -
sạch- đẹp”.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thừa Thiên – Huế cảnh báo, tình hình sinh vật gây hại trước, trong và sau Tết ở địa phương này đang diễn biến phức tạp. Trên cây lúa có 785 ha nhiễm ốc bươu vàng với mật độ một đến ba con/m2, có nơi lên đến 15 đến 20 con/m2; chuột phát triển mạnh với diện tích nhiễm 165 ha, tỷ lệ hại từ 3 đến 5%, nơi cao tỷ lệ hại 30 đến 50%, Các đối tượng sinh vật gây hại khác như: bệnh đạo ôn, dòi đục nõn, rệp muội,… gây hại mật độ và tỷ lệ bệnh thấp. Ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo người dân cần đẩy nhanh tiến độ chăm sóc, tỉa dặm và bón phân thúc, điều tiết nước hợp lý để cây lúa phát triển, tăng khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi và sinh vật gây hại…
ến nay, tỉnh Long An có hơn 5.400 ha lúa ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, trong đó, 100% diện tích sử dụng giống chất lượng cao, đạt chuẩn cấp xác nhận với lượng giống 80 đến 100kg/ha; gần 1.300 ha rau và 900 ha thanh long ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất. Tỉnh phấn đấu đến năm 2020 có bốn vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với cơ cấu lại nông nghiệp: Lúa 20.000 ha, thanh long 2.000 ha, rau 2.000 ha…
Trong khi du xuân ngày đầu năm, ngư dân xóm 10, xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An phát hiện hai con cá voi (thường gọi là cá ông). Một con nặng 70 kg, dài 1,5 m và một con còn rất nhỏ, dạt vào bờ biển, đã chết. Ngày 8-2, ngư dân và chính quyền xã Diễn Thịnh đã tổ chức an táng cho hai con cá voi theo nghi lễ phong tục của địa phương.
PV và CTV
Theo NDĐT
Sạch môi trường nhờ bể thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật
Những năm gần đây, ngành nông nghiệp Lai Châu đã tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân có hoạt động sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tiến hành thu gom bao gói sau sử dụng theo đúng quy định.
Cùng với đó, nhân rộng mô hình xây dựng bể thu gom bao bì thuốc BVTV sau sử dụng.
Nhu cầu sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh Lai Châu ngày càng tăng, đặc biệt là tại các vùng chuyên sản xuất cây trồng như: Chè, ngô, chuối... Phần lớn nông dân sau khi sử dụng thuốc thì bao bì, vỏ chai thường tiện đâu vứt đấy, đã gây khó khăn trong công tác thu gom, nguy cơ tác động đến môi trường ngày càng tăng. Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phương án xây dựng bể thu gom bao bì thuốc BVTV đã được ngành nông nghiệp Lai Châu áp dụng.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh Lai Châu đang có 110 bể thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng. ảnh: Hà Thuận
Trao đổi với chúng tôi, ông Hà Văn Um - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Lai Châu cho biết: Sở đã chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và BVTV tích cực tuyên truyền, hướng dẫn, vận động các tổ chức, cá nhân có hoạt động sử dụng thuốc BVTV thu gom bao gói sau sử dụng theo đúng quy định. Tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất và sử dụng thuốc BVTV an toàn được 23 lớp với 1.270 lượt hộ dân tham gia. Qua đó, nhận thức của nông dân đã dần thay đổi theo hướng sử dụng thuốc BVTV an toàn, bao gói thuốc BVTV sau sử dụng được người dân bỏ đúng nơi quy định.
Nhìn chung, công tác thu gom, xử lý vỏ bao bì thuốc BVTV đã được người dân quan tâm, thực hiện, đặc biệt là ở những vùng sản xuất hàng hóa tập trung như vùng chè tại Tam Đường, Tân Uyên, vùng lúa tại Than Uyên. Một số địa phương đã lồng ghép nội dung thu gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng với chương trình xây dựng nông thôn mới.
Tuy nhiên, một số địa phương chưa chủ động bố trí kinh phí để xây dựng bể chứa thu gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng; nhận thức của nông dân các vùng trên địa bàn tỉnh không đồng đều, do vậy ảnh hưởng tới công tác thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng.
Bà Trương Thị Nhàn - Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Lai Châu cho biết: Sau khi được tuyên truyền, việc sử dụng thuốc BVTV của người dân cơ bản thực hiện theo đúng hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước, các cơ sở kinh doanh và trên bao bì. Đặc biệt là những vùng nguyên liệu của các công ty, nhà máy được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo nguyên liệu cho chế biến an toàn vệ sinh thực phẩm.
Năm 2018, Chi cục đã thực hiện mô hình xây bể thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV với 6 bể thu gom. Trong đó, 3 bể tại vùng chè xã Bản Bo, huyện Tam Đường và 3 bể tại vùng chuyên canh lúa ở Than Uyên. Sau khi làm mô hình, nhiều địa phương đã tích cực nhân rộng xây dựng bể thu gom với khoảng 40 bể, nâng tổng số bể chứa thu gom bao bì thuốc BVTV đã sử dụng trên địa bàn tỉnh thành 110 bể. Chủ yếu các bể thu gom tập trung tại vùng sản xuất chè tại Tân Uyên, Tam Đường và vùng lúa tại Than Uyên.
Cũng trong năm 2018, tại các bể thu gom đã đã thu được khoảng 300kg bao gói thuốc BVTV sau sử dụng. Tuy nhiên, nguồn kinh phí bố trí cho việc thu gom và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng vẫn còn hạn hẹp. Hầu hết các địa phương mới chỉ dừng lại ở việc thu gom. Khâu vận chuyển, xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng còn gặp nhiều khó khăn.
Theo Danviet
Tây Nguyên: Nhiều hộ vỡ mộng vì nghe lời đồn trồng "cây bạc tỷ" Sachi, cà chua thân gỗ là những loại cây trồng mới, được đồn thổi cho thu nhập tiền tỷ, nên người dân Tây Nguyên đổ xô trồng dù chưa biết đầu ra như thế nào. Hệ quả, nhiều nơi sản phẩm làm ra không bán được, hoặc bán với giá không như kỳ vọng. Đổ xô trồng sachi Những năm qua, tại các...