Xuất hiện hơn 1.000 ca nCoV tại nhà máy thịt Đức
Hơn 1.000 ca nhiễm được xác nhận tại nhà máy thuộc hãng sản xuất thịt lớn nhất Đức, khiến toàn bộ 6.500 công nhân phải cách ly.
Giới chức quận Gutersloh, gần thành phố Bielefeld, tây bắc nước Đức, hôm qua cho biết ca nhiễm tại nhà máy chế biến thịt Rheda-Wiedenbruck đã tăng lên 1.029 so với hơn 600 ca hồi đầu tuần trước. Nhà máy do Tonnies, công ty chế biến thịt lớn nhất ở Đức, vận hành.
Sự bùng phát dịch tại nhà máy được công bố ngày 17/6 và Rheda-Wiedenbruck bị đóng cửa trong 14 ngày kể từ đó, người đứng đầu nhóm xử lý khủng hoảng Thomas Kuhlbusch cho biết. Quan chức địa phương Sven-Georg Adenauer nói tại một cuộc họp báo hôm 20/6 rằng không có “sự xuất hiện đáng kể của Covid-19″ vào cộng đồng.
Toàn bộ 6.500 công nhân cùng quản lý và người nhà của họ đã được cách ly. Công nhân nhà máy chủ yếu đến từ Romania, Bulgaria và sống trong những nơi chật chội do công ty cung cấp. Tính đến ngày 21/6, hơn 3.000 công nhân đã được xét nghiệm.
Một cuộc xét nghiệm hàng loạt đã được tiến hành tại khu vực hôm 20/6 và khoảng 65 binh sĩ Đức được triển khai để hỗ trợ về giấy tờ và truy vết. Các binh sĩ này được chọn vì họ nói được các ngôn ngữ Đông Âu và có thể dễ dàng giải thích quy trình xét nghiệm cho công nhân.
Công nhân bên ngoài nhà máy chế biến thịt Rheda-Wiedenbruck đã đóng cửa ở thành phố Bielefeld, tây bắc nước Đức hôm 20/5. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Dù xét nghiệm tăng lên, giới chức gặp khó khăn trong việc thu thập địa chỉ của công nhân. Đến sáng 19/6, địa chỉ của khoảng 30% công nhân vẫn chưa rõ, buộc giới chức phải truy cập hồ sơ nhân sự của Tonnies. “Sự tin tưởng mà chúng tôi có ở Tonnies là bằng không, tôi phải nói rõ điều đó”, quan chức Adenauer nói.
Đại diện của công ty giải thích với giới chức rằng họ chậm trễ bàn giao dữ liệu nhân sự do tuân theo luật bảo vệ dữ liệu nghiêm ngặt của Đức.
Giám đốc điều hành Clemens Tonnies thừa nhận một “cuộc khủng hoảng đang tồn tại” trong công ty. Khoảng 60 người đã tập trung bên ngoài nhà máy của Tonnies cuối tuần qua để biểu tình phản đối việc tiêu thụ thịt và điều kiện làm việc không an toàn cho công nhân. Một số người bôi đầy máu giả, nhưng cảnh sát nói biểu tình diễn ra trong hòa bình.
Armin Laschet, thủ hiến bang North Rhine-Westphalia, nơi đặt nhà máy, nhận định việc phong tỏa toàn diện trong khu vực “cũng có thể trở nên cần thiết” để ngăn chặn dịch bệnh.
Sự bùng phát tại Rheda-Wiedenbruck là một trong nhiều báo cáo tại các nhà máy chế biến thịt của Đức trong hai tháng qua. Do đó, điều kiện sống và làm việc cho công nhân, vốn thường xuyên chật chội và mất vệ sinh, bị kiểm tra gắt gao.
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 9 triệu người nhiễm và gần 471.000 người tử vong. Bùng phát dịch liên quan đến thực phẩm đang là mối lo gần đây khi thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc cũng xuất hiện ổ dịch tại chợ đầu mối thực phẩm Tân Phát Địa. Virus được tìm thấy trên thớt chế biến của một người bán cá hồi nhập khẩu.
Hải quan Trung Quốc hôm qua đình chỉ nhập các sản phẩm gia cầm từ một nhà máy chế biến thịt của Tyson sau khi Tyson xác nhận một cụm dịch Covid-19 tại nhà máy chế biến ở Springdale, bang Arizona, Mỹ. Tyson Food là một trong những công ty thịt lớn nhất thế giới. Bắc Kinh cũng đã đình chỉ các sản phẩm từ nhà máy nói trên của Tonnies.
Hàng trăm người tụ tập, ném gạch đá vào cảnh sát Đức
Một vụ bạo loạn nổ ra đêm 20/6 tại trung tâm thành phố Stuttgart, Đức, hàng trăm người tiệc tùng đã đập phá cửa hàng, tấn công cảnh sát.
Giới chức Đức ngày 21/6 bày tỏ bất ngờ trước "quy mô chưa từng có" của vụ bạo loạn. Hơn 20 người, một nửa là công dân Đức, đã bị bắt, trong khi 19 cảnh sát bị thương.
"Những cảnh tượng không thể tin nổi khiến tôi câm nín. Trong 46 năm làm cảnh sát, tôi chưa từng chứng kiến điều gì như thế", cảnh sát trưởng Stuttgart Frank Lutz nói.
Một cửa hàng bị đập vỡ cửa kính sau cuộc bạo loạn đêm 20/6 ở Stuttgart, Đức. Ảnh: AFP.
Căng thẳng leo thang nhanh chóng sau nửa đêm khi cảnh sát kiểm tra một nam thanh niên 17 tuổi bị nghi sử dụng chất kích thích. Đám đông đang tụ tập quanh quảng trường Schlossplatz lớn nhất thành phố lập tức phản ứng. Họ bao vây quanh thanh niên 17 tuổi và bắt đầu ném chai lọ, gạch đá về phía cảnh sát.
Các nhóm người, chủ yếu là nam giới, còn dùng gậy gộc đập cửa kính xe cảnh sát đang đỗ quanh khu vực.
Ở đỉnh điểm của cuộc bạo loạn, khoảng 400 - 500 người đã lao vào đụng độ với cảnh sát và các nhân viên cấp cứu. Khi cảnh sát trấn áp, đám đông chia thành các nhóm nhỏ, tiếp tục phá hoại xung quanh trung tâm thành phố, đập vỡ cửa kính và cướp đồ tại các cửa hàng dọc con phố mua sắm Koenigstrasse.
Tổng cộng, 9 cửa hàng bị lấy trộm đồ và 14 cửa hàng khác bị hư hại như vỡ cửa kính.
Những món đồ rơi vãi trên đường phố sau khi các cửa hàng bị cướp phá. Ảnh: AP.
Tuần trước, những cuộc đụng độ nhỏ giữa cảnh sát và các nhóm thanh niên cũng nổ ra tại trung tâm thành phố, khiến cảnh sát phải tăng cường lực lượng tuần tra đêm lên thêm 100 người. Tuy nhiên, bạo lực đêm 20/6 vẫn quá sức đối với cảnh sát. Họ phải gọi viện trợ từ những thành phố khác của bang và phải mất 4,5 tiếng để dập tắt bạo lực.
Cảnh sát đã loại bỏ khả năng bạo loạn bắt nguồn từ động cơ chính trị, cho biết thành phần tham gia gây rối đều là "người đi tiệc tùng hoặc đi sự kiện".
Thị trưởng Stuttgart Fritz Kuhn cho hay một lượng lớn người gần đây thường xuyên tụ tập vui chơi tại trung tâm thành phố do các câu lạc bộ, sàn nhảy vẫn đóng cửa do Covid-19.
Chuyên gia nêu biện pháp Việt Nam dần 'mở cửa' Giới nghiên cứu cho rằng Việt Nam nên duy trì cách ly, giãn cách xã hội, yêu cầu mang khẩu trang nhằm hạn chế tối đa rủi ro khi nối lại hợp tác với một số nước. Ngày 10/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc công bố chỉ đạo về việc Việt Nam cân nhắc mở một số đường bay quốc tế khi Covid-19...