Xuất hiện giải pháp biến trực thăng EC225 Việt Nam thành “sát thủ”
Với hệ thống vũ khí module GWC, trực thăng vận tải EC225 hay EC155B1 của Việt Nam có thể biến thành trực thăng vũ trang đáng gờm.
Theo tạp chí Jane’s Defence Weekly, hãng chế tạo máy bay Airbus vừa cho ra mắt hệ thống vũ khí modul thế hệ mới có thể được tích hợp trên mọi trực thăng dân sự do công ty này chế tạo theo một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn. Điều này cho phép Airbus cải thiện khả năng vũ trang hóa các dòng trực thăng dân sự của hãng này trên một nền tảng hệ thống chung duy nhất. Ảnh: Trực thăng vận tải EC225 của Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam do Airbus sản xuất, hiện dùng cho hoạt động bay du lịch, bay dầu khí.
Hệ thống vũ khí modul này có tên gọi là Generic HForce (GWC) được đại diện Airbus giới thiệu với giới truyền thông tại triển lãm công nghệ trực thăng HAI Heli-EXPO diễn ra từ ngày 29/2 đến 3/3 tại thành phố Louisville thuộc tiểu bang Kentucky, Mỹ. Ảnh: Trực thăng H125M tích hợp module vũ khí GWC.
“Hệ thống vũ khí modul GWC có thể được tích hợp vào mọi loại trực thăng dân sự do Airbus chế tạo, cho phép người sử dụng vũ trang hóa chiếc trực thăng của mình mà không cần bất cứ chương trình nâng cấp dài hạn nào”, Philippe Kohn – một trong những đại diện bộ phận quản lý thị trường của Airbus cho hay. Ông này còn ví von GWC giống như bộ dụng cụ đa năng của Quân đội Thụy Sĩ và bạn có thể có mọi thứ trong đó.
Theo giải thích của Kohn, hệ thống vũ khí modul GWC được phát triển dựa trên nền tảng hệ thống máy tính đa mục đích FMC-4212 do hãng Rockwell Collins Deutschland (RCD) chế tạo.
Hệ thống máy tính này được trang bị trên mỗi chiếc trực thăng cho phép nó có thể tích hợp nhiều loại modul vũ khí khác nhau của GWC gồm một pod súng máy hạng nặng 12,7mm, pháo tự động 20mm, các loại tên lửa không đối đất hay không đối không và các ống phóng rocket phóng loạt 68mm hoặc 70mm trên các dòng trực thăng như H125M, H145M và H225M.
Hiện tại Airbus có 4 gói nâng cấp hệ thống vũ khí GWC chính cho các khách hàng tiềm năng với lựa chọn đầu tiên là nâng cấp trực thăng với hệ thống máy tính FMC-4212 cho phép hỗ trợ mọi nền tảng vũ khí của GWC tùy theo nhu cầu sử dụng. Trong khi đó lựa chọn thứ hai là nâng cấp toàn diện một chiếc trực thăng với FMC-4212, bên cạnh đó phi công điều khiển cũng được trang bị thêm một mũ bay tích hợp với hệ thống điều khiển vũ khí gồm súng máy 12.7mm hoặc pháo tự động 20mm và hệ thống rocket phóng loạt.
Video đang HOT
Trong khi lựa chọn ba cũng tương tự như lựa chọn thứ 2 nhưng trực thăng sẽ được trang bị thêm hệ thống quan sát và định vị mục tiêu bằng quang ảnh nhiệt và lựa chọn cuối cùng là sự kết hợp của cả ba gói nâng cấp trên tuy nhiên trực thăng sẽ được trang bị thêm các pod modul cho phép triển khai tên lửa không đối đất và không đối không. Ảnh: Dàn trực thăng đa dụng EC225 của Việt Nam, có thể trang bị module vũ khí GWC.
Hiện nay, Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam, Bộ Quốc phòng Việt Nam (hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực dân sự) được trang bị số lượng lớn các máy bay trực thăng do Airbus sản xuất như Super Puma AS332L, EC225 Super Puma MkII , EC155B1… Ảnh: Super Puma AS332L của Việt Nam, trang bị hai động cơ Makila 1A2 cho tầm bay tới gần 1.000km.
Theo các thông tin từ Airbus thì các trực thăng vận tải trên của Việt Nam hoàn toàn có thể nâng cấp để biến thành trực thăng vũ trang một cách dễ dàng.
EC225 là phiên bản tiếp theo của dòng Super Puma, được trang bị hàng loạt công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Với hai động cơ Turbomeca Makila 2A1, hệ thống điều khiển tiên tiến bảo đảm cho máy bay hoạt động với tải trọng cao, phạm vi hoạt động rộng và tốc độ bay nhanh.
Trong ảnh là trực thăng đa năng EC155B1 được trang bị hai động cơ Arriel 2C2, có năm cánh quạt với độ rung động cực kỳ thấp, mức độ tiếng ồn dưới 4,6 dB (dưới mức quy định của ICAO). Ưu điểm tiếng ồn nếu được trang bị module GWC sẽ biến EC155B1 thành “sát thủ trên không” đáng gờm.
Theo_Kiến Thức
Căn cứ trực thăng nguy hiểm bậc nhất Nga sát Trung Quốc
Căn cứ Cherginov nằm tại vùng Primorye giáp Trung Quốc và Triều Tiên được trang bị các trực thăng tấn công Ka52 đáng sợ và nguy hiểm bậc nhất của Nga.
Chernigov là một trong những căn cứ không quân lớn nhất của Nga tại vùng Primorye một trong những khu vực có vị trí chiến lược của Nga tại vùng Viễn Đông, khi tiếp giáp trực tiếp với Biển Nhật Bản, cùng đường biên giới với Triều Tiên và cả Trung Quốc. Nơi đây có thể được xem là đại bản doanh của phi đội trực thăng tấn công Ka-52 của Không quân Nga tại Viễn Đông. Bên cạnh đó căn cứ quân sự này còn được trang bị nhiều loại trực thăng vũ trang khác một trong số đó là trực thăng vũ trang Mi-8AMTSh.
Việc Nga xây dựng phi đội trực thăng tấn công Ka-52 tại Primorye là điều khá hiển nhiên khi khu vực vùng Biển Nhật Bản luôn nằm trong tình trạng bất ổn với hàng loạt mâu thuẫn giữa các nước có lợi ích tại đây và điều này chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến Nga.
Trực thăng tấn công Ka-52 là một trong những trực thăng vũ trang tiên tiến nhất của Không quân Nga hiện nay. Nga cũng là một trong số ít quốc gia đang đưa vào biên chế song song hai dòng trực thăng tấn công khác nhau là Ka-52 và Mi-28N. Ngoài biến thể dành cho Không quân Nga, Ka-52 còn được phát triển thành biến thể Ka-52K dành cho hải quân nước này với khả năng hoạt động trên các tàu sân bay hoặc tàu đổ bộ cỡ lớn.
Phóng sự ảnh về căn cứ không quân Chernigov được English Russia thực hiện ngay khi biên đội Ka-52 đóng quân tại đây chuẩn bị bước vào đợt huấn luyện bay chiến thuật đầu năm.
Dù Ka-52 mới được Nga đưa vào trang bị trong thời gian gần đây nhưng lịch sử phát triển của nó lại bắt đầu từ thời Liên Xô với người tiền nhiệm của mình là mẫu trực thăng tấn công Ka-50, tuy nhiên Ka-50 chỉ có biến thể một chỗ ngồi trong khi đó ở Ka-52 là hai. Trong ảnh là đội hỗ trợ mặt đất tại Chernigov đang trao đổi với phi công của một chiếc Ka-52 trước khi nó cất cánh.
Trước mỗi chuyến bay các phi công máy bay quân sự Nga đều phải tự mình kiểm tra mọi chi tiết bên ngoài máy bay nhằm phát hiện ra lỗi có thể ảnh hưởng đến chuyến bay cũng như bảo vệ chính mạng sống của mình lẫn tài sản của Quân đội Nga.
Ka-52 trang bị cánh quạt nâng đồng trục không chỉ giúp trực thăng hoạt động ổn định hơn mà còn cho phép nó hoạt động hiểu quả hơn trên biển kể cả trong điều kiện thời tiết xấu.
Một phi công Ka-52 mỉn cười trước ống kính của đoàn phóng viên tham quan căn cứ không quân Chernigov trước khi thực hiện chuyến bay của mình.
Theo Không quân Nga, Ka-52 có thể được xem như là một chiếc "xe tăng bay" với kho vũ khí đồ sộ mà nó có thể mang theo có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu mặt đất cho đến cả khả năng không chiến. Với biến thể Ka-52K mẫu trực thăng tấn công này còn có thể mang theo cả tên lửa chống hạm Kh-35.
Sẵn sàng xuất kích.
Tầm hoạt động hiệu quả của một chiếc Ka-52 có thể đạt tới 460km với khả năng mang theo 2 tấn vũ khí các loại trên sáu giá treo vũ khí. Tuy nhiên trong các đợt bay huấn luyện chiến thuật thông thường Ka-5 2 thường được trang bị 4 tổ hợp ống phòng rocket S-8 80mm cho hoạt động diễn tập bắn đạn thật.
Ka-52 trang bị hai động cơ VK-2500 cho phép nó có thể bay với vận tốc lên đến hơn 300km/h với trần bay tối đa 5.500m.
Trong ảnh là một nhân viên hỗ trợ mặt đất đang lắp mồi bẫy nhiệt chống tên lửa cho một chiếc Ka-52 trước khi nó cất cánh.
Từng bộ phận trên chiếc Ka-52 sẽ được kiểm tra kỹ trước khi nó cất cánh kể cả các bộ phận đơn giản nhất như vỏ che cho khẩu pháo tự động 2A42 30mm của Ka-52.
Toàn bộ phi đội Ka-52 tại Chernigov đã sẵn sàng xuất kích cho mùa huấn luyện mới. Theo Kiến Thức
1/15
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ đưa xe tăng M1 tới Bắc Cực để phòng ngừa ai? Việc Mỹ triển khai các xe tăng M1 Abrams tới Bắc Cực được đánh giá là nhằm đối phó với các hoạt động quân sự rầm rộ của Nga tại đây. Trong tháng trước Quân đội Mỹ và các quốc gia thuộc khối quân sự NATO đã có đợt tập quy mô lớn đầu tiên trong năm 2016 mang tên "Phản ứng Lạnh...