Xuất hiện game kinh dị mới lấy bối cảnh 300 năm sau PUBG
The Callisto Protocol, tựa game kinh dị mới sẽ lấy bối cảnh 300 năm sau PUBG.
Tại sự kiện The Game Award 2020, cha đẻ của trò chơi Dead Space đã hé lộ sản phẩm mới mang tên “The Callisto Protocol”.
Vào năm 2019, cựu phó chủ tịch của Visceral Games, ông Glen Schofield thành lập studio Striking Distance. Ông cho biết trò chơi đầu tiên của studio sẽ là “một câu chuyện mới lấy bối cảnh trong vũ trụ PUBG.”
Tại The Game Award 2020, đơn vị phát triển này đã tiếc lộ tên của sản phẩm là The Callisto Protocol, một trò chơi kinh dị – sinh tồn – khoa học viễn tưởng kế thừa tinh thần của Dead Space. Điều đáng chú ý đó là trò chơi này vẫn bám theo kế hoạch cùng vũ trụ với PUBG của ông Glen Schofield.
The Callisto Protocol – Cinematic Trailer Reveal
Cụ thể hơn, trong một cuộc phỏng vấn với IGN, Schofield nói rằng The Callisto Protocol sẽ diễn ra ở thời điểm 300 năm sau sự kiện của PUBG.
“Điều buồn cười là, câu chuyện này bắt đầu với việc tôi gặp gỡ các nhà phát triển của PUBG lần đầu tiên và nói về dự án The Callisto Protocol cùng việc xây dựng một studio,” Schofield kể.
“Tôi đã giới thiệu trò chơi này với họ và vì vậy những gì chúng tôi đã làm là khiến cho nó phù hợp với cốt truyện PUBG”
PUBG là một trò chơi không nặng về mặt cốt truyện, vì thế thật khó đoán xem trò chơi này sẽ ảnh hưởng đến The Callisto Protocol như thế nào.
Đây hẳn là một sự đối lập thú vị vì PUBG là một trò chơi battle royale có yếu tố hài hước, chẳng hạn như chảo nấu ăn có thể chống đạn. Trong khi đó mục tiêu của Glen Schofield chính là tạo ra một trò chơi kinh di bật nhất trên hệ máy next-gen và PC.
“Thật khó để nói về sản phẩm của mình mà nghe không có vẻ như đang tự khen, nhưng từ những gì tôi nghe được, Dead Space là một trong những trò chơi đáng sợ nhất ở thế hệ của nó và tôi muốn làm điều tương tự cho hệ máy next-gen, mà bây giờ có thể gọi là current-gen.”
Việc một trò chơi kinh dị lấy bối cảnh PUBG là một điều rất thú vị, chúng ta hãy cùng chờ xem studio Striking Distance sẽ thực hiện điều này như thế nào. Tuy nhiên cũng đã có ý kiến cho rằng Glen Schofield có ý định hợp tác với PUBG là để thu hút người hâm mộ trò chơi này vì vào năm 2019, PUBG có đến 50 triệu lượt chơi mỗi ngày, một con số rất cao.
Từ khi nào chúng ta lại quan tâm đến đánh giá của người khác để chọn chơi game?
Chiến thắng vang dội của The Last of Us Part II tại The Game Award 2020 đã gây ra nhiều tranh cãi.
Tại sự kiện The Game Award 2020 vừa qua, The Last of Us Part II đã giành giải thưởng GOTY cùng 6 giải khác. Điều này đã khiến cho cộng đồng game thủ thế giới và Việt Nam không ngừng tranh cãi với nhiều luồng ý kiến trái chiều.
Không ai có thể phủ nhận rằng The Last of Us Part II là một trò chơi hay và là thành quả từ nhiều năm kinh nghiệm mà Studio Naughty Dog đúc kết sau quá trình làm series game Uncharted và The Last of Us phần đầu. Tuy quá trình sản xuất game không diễn ra tốt đẹp và cốt truyện chưa thực sự tốt (độc giả có thể tham khảo bằng link này), không ai có thể nhìn vào trò chơi này và đưa ra lí do chứng tỏ rằng đây là một tác phẩm tệ hại.
Việc trò chơi này giành giải GOTY là một tin vui cũng như buồn với nhiều người, nhưng tại sao chúng ta lại quan trọng hóa vấn đề này?
Sự kiện game lớn nhất năm cũng là sự kiện gây ra nhiều tranh cãi nhất.
Chúng ta cần phải nhớ rằng giám khảo và các nhà phê bình cũng chỉ là con người, quy chuẩn đánh giá của họ mang tính cá nhân và được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố như sở thích, cuộc sống, kinh nghiệm chơi game và thời gian họ đã chơi các trò được đề cử là bao lâu. Chỉ vì giám khảo thích game TLOU2 hơn không có nghĩa rằng tất cả mọi người trên thế giới, trong đó có cả bạn, phải thích TLOU2.
Điều thực sự quan trọng đối với các game thủ là bạn thích chơi game gì, nếu trò chơi đó khiến cho bạn cảm thấy giải trí và được truyền cảm hứng, thì đó là trò chơi hay nhất trong lòng bạn. Nó có thể là Ghost of Tsushima, Persona 5 Royal, Genshin Impact, Fall Guys hay Final Fantasy 7 Remake, những giải thưởng như The Game Award hay Golden Joystick không quan trọng.
Suy cho cùng, cách hay nhất để ủng hộ các nhà phát triển và studio chính là chi tiền và thời gian - hai thứ hoàn toàn do bạn kiểm soát - cho họ. Đừng quá bận tâm việc người ta thích chơi gì, mà hãy quan tâm rằng bạn có thể ủng hộ studio bằng cách nào. Việc cãi nhau trên những forum hay mạng xã hội cũng chả khiến cho game của bạn bỗng dưng được người khác công nhận hơn.
Đừng tức giận vì TLOU 2 chiến thắng, trò chơi này có đạt giải hay không cũng không ảnh hưởng đến bạn hoặc khiến cho giá trị mà trò chơi bạn yêu thích bị mất.
Tuy không nhận được nhiều sự chú ý của các kênh truyền thông như hạng mục Game of The Year, có một sự thật đó là hạng mục fan bầu - Player's Voice - cũng quan trọng không kém. Sở dĩ có thể nói điều này là vì các fan chính là người bỏ tiền túi ra để Studio có thể phát triển những tựa game hay hơn nữa, vì vậy ý kiến của fan cũng nên được xem là không kém phần quan trọng so với ý kiến của các giám khảo, các nhà phê bình.
Vấn đề lớn nhất của các fandom lúc này là quan tâm quá nhiều đến những gì người khác nghĩ hoặc nói. Thay vì vậy, chúng ta nên ngừng lo lắng và cứ tận hưởng trò chơi.
Loạt game kinh dị đình đám khiến game thủ rợn tóc gáy mỗi lần chơi Những cái đã không còn quá xa lạ với giới gamer như Silent Hill, Dead Space hay Fatal Frame đều có được sức hút mạnh mẽ với các game thủ. 1. Silent Hill Silent Hill là một trong những tựa game có tên tuổi nhất của Konami, được sản xuất bởi Team Silent. Sản phẩm đầu tiên của nhóm làm game này đã...