Xuất hiện game Đế Chế Online do người Việt phát triển
Đế Chế Online sẽ được phát hành trên cả Google Play và AppstoreVN. Sáng ngày 29/07/2013, công ty DivMob vừa đưa ra thông báo chuẩn bị trình làng phiên bản trực tuyến của trò chơi di động Đế Chế (Age of Darkness).
Đây là trò chơi di động do DivMob tự phát triển và phát hành. Sau hai tháng ra mắt bản offline, Đế Chế khá thành công với hơn 250.000 lượt tải và được người dùng trên Google Play đánh giá 4.4 điểm trên thang điểm 5.
Sự thay đổi đáng giá nhất của phiên bản online lần này là người chơi có thể thách đấu và tranh tài với nhau thông qua mạng internet chứ không chỉ wifi như bản offline trước đây. Ngoài ra, DivMob còn bổ sung thêm tính năng giúp người chơi có thể kiếm kim cương (gem) một cách dễ dàng mà không cần bỏ tiền mua. Hệ thống tài khoản đăng nhập cũng được DivMob trình làng và người chơi có thể sử dụng một tài khoản cho tất cả các game của DivMob.
Được biết, Đế Chế Online sẽ được phát hành trên cả Google Play và AppstoreVN. Phiên bản trên AppstoreVN sẽ hỗ trợ thanh toán qua tin nhắn và thẻ cào để phù hợp hơn với tình hình của thị trường Việt Nam.
Video đang HOT
Hiện tại, DivMob đang ráo riết chuẩn bị những bước cuối cùng để có thể trình làng Đế Chế Online vào cuối tuần này. Các bạn quan tâm tới Đế Chế Online có thể tìm hiểu thêm thông tin tại trang chủ:http://divmob.com
Theo VNE
Đến bao giờ làng game Việt mới có "VietnamJoy"?
Liệu cho đến bao giờ làng game Việt mới có được một sự kiện dành riêng cho cộng đồng game trong nước?
Như vậy là một trong những sự kiện về giải trí tương tác được quan tâm nhất tại châu Á là ChinaJoy 2013 đã chính thức khép lại. Có thể nói, sự kiện ChinaJoy năm nay đánh dấu một bước phát triển mới trong chặng đường phát triển của sự kiện này. ChinaJoy kết thúc để lại không ít những cung bậc cảm xúc: Vui có, háo hức có, và tiếc nuối cũng có.
Thế nhưng đó là câu chuyện ở phía bên kia biên giới. Vậy còn Việt Nam thì sao? Tính đến thời điểm hiện tại, những sự kiện có các nhà phát hành game online góp mặt tại Việt Nam hiện nay đều chỉ là những hội chợ về tin học hay điện tử tiêu dùng.
Chắc hẳn các bạn độc giả còn nhớ vào khoảng tháng 10 năm 2011, khi 7554, tựa game FPS đình đám của Emobi đã khiến số lượng người tham dự Triển lãm Quốc tế Điện tử Tiêu dùng và Tin học Viễn thông tăng vọt, một phần vì cộng đồng game thủ muốn có mặt tại đây để chơi thử tựa game hứa hẹn sẽ thay đổi bộ mặt làng game Việt vào lúc bấy giờ.
Tuy nhiên xét cho cùng, đối tượng phục vụ của những triển lãm điện tử viên thông và những sự kiện về game là không giống nhau. Có thể bạn sẽ thấy trong những bức ảnh nhóm phóng viên GameK gửi về từ Thượng Hải, Trung Quốc vẫn có những gian hàng của các tập đoàn máy tính hay thiết bị, tuy nhiên chúng vẫn là những món đồ cần thiết cho game thủ thưởng thức những game online như chuột, bàn phím, tai nghe, phần cứng máy tính, v.v...
Một trong những chia sẻ của CEO Lê Hồng Minh trong cuộc hội thảo về công tác quản lý trò chơi trực tuyến được tổ chức tại Hà Nội vào đầu tháng 07 vừa qua chính là về số lượng người chơi game tại Việt Nam, cũng như doanh thu của thị trường giải trí tương tác Việt Nam. Chia sẻ này đã khiến không ít người phải giật mình vì doanh thu mà game mang lại là quá lớn, nếu xét đến việc cộng đồng phần đông vẫn coi nó là "trò chơi trẻ con".
Cụ thể hơn, Việt Nam là một thị trường với tổng doanh thu hàng năm ước tính lên tới 6.000 tỉ, với "tổng số lượng người chơi game trên tất cả các phương tiện ở Việt Nam là 20 triệu người", đi kèm với số lượng "40 công ty phát hành game, và 20 công ty phát triển game", đại diện VNG đánh giá "thị trường game Việt Nam, cũng như khả năng sản xuất và phát triển game Việt Nam có thể đứng số 1 Đông Nam Á".
Bên cạnh con số 6.000 tỉ Đồng doanh thu trực tiếp của cả làng game Việt, thì ngành game Việt Nam còn đem lại "doanh thu gián tiếp cho các bên như máy tính, internet, điện thoại di động đến cả công ăn việc làm cho những người nằm trong chuỗi cung cấp giá trị cho ngành game." Thậm chí phần doanh thu gián tiếp này, theo VNG, là khoảng "gấp ba đến bốn lần doanh thu trực tiếp".
Vậy thì lý do gì khiến cho một thị trường với giá trị lớn như vậy lại không có được một sự kiện của riêng mình, chí ít là một hội chợ hay một sự kiện nơi game thủ có thể tham quan gian hàng quảng bá những tựa game của nhà phát hành, cũng như có được sân chơi với những giải đấu game được tổ chức tại chỗ.
Đầu tiên, như đã đề cập trong một bài viết gần đây về việc những nhà phát hành game Việt Nam đang bỏ quên mảng thiết kế game mà chỉ tập trung vào mảng mua game và phát hành. Đó cũng là lý do khiến cho những sự kiện về game nếu có tại Việt Nam cũng sẽ chỉ là cuộc chơi của những nhà phát hành lớn, đem những game online họ mua về để quảng bá.
Lý do kể trên cộng với cái nhìn thiếu khách quan về game tại Việt Nam hiện nay của xã hội, thì vị trí của một sự kiện về giải trí tương tác tại nước ta sẽ rất khó khả thi, ít nhất là trong tương lai gần.
Theo VNE
Game thủ than phiền Ngọc Rồng vừa mở cửa đã lại mất tích Ngọc Rồng chỉ thực sự mở cửa test trong 2 tiếng đồng hồ.Như chúng tôi đã đưa tin trước đây, game online thuần Việt do SSGroup sản xuất Ngọc Rồng đã mở cửa thử nghiệm Alpha Test lần đầu tại nước ta vào ngày hôm qua 25/07. Vốn là sản phẩm do chính đội ngũ phát triển người Việt Nam phát triển và...