Xuất hiện đối thủ `nặng kí` của Tesla tới từ Trung Quốc
Công ty khởi nghiệp ô tô điện của Trung Quốc Nio đã giới thiệu chiếc sedan đầu tiên của mình vào hôm 9/1 với các tính năng công nghệ tự lái mà công ty này tự tin tuyên bố là vượt mặt cả Tesla.
Sedan et7 có giá bắt đầu từ 448.000 nhân dân tệ (khoảng 69.000 USD) với gói pin 70 kilowatt/giờ. Nếu khách hàng chọn thanh toán dịch vụ ắc quy dựa trên phí thuê bao hàng tháng là 980 nhân dân tệ, chiếc xe giảm còn 378.000 nhân dân tệ.
Người sáng lập kiêm chủ tịch Nio, William Li, tại sự kiện ra mắt ở Thành Đô, Trung Quốc cho biết, chiếc ô tô sẽ được giao đến khách hàng vào quý đầu tiên của năm 2022. Khách hàng được đặt hàng trước, bắt đầu từ ngày 9/1/2021.
William Li, người sáng lập kiêm chủ tịch của Nio, chia sẻ các tính năng của chiếc sedan et7 tại một sự kiện ra mắt ở Thành Đô, Trung Quốc, vào ngày 9 tháng 1 năm 2021
Chiếc sedan et7 của Nio có thể hoạt động với hệ thống lái xe tự lái mới của công ty có camera độ phân giải 8 megapixel – so với 1,2 megapixel của Tesla và chip xử lý Nvidia cung cấp sức mạnh xử lý mạnh hơn gấp 7 lần hệ thống xử lý tự lái hoàn toàn của Tesla, William Li tuyên bố.
William Li cho biết hệ thống lái xe tự động có giá 680 nhân dân tệ một tháng.
Theo trang web của Nio, Model Y do Tesla sản xuất tại Trung Quốc dự kiến sẽ bắt đầu giao hàng vào đầu tháng 4 với mức giá 339.900 nhân dân tệ.
Chiếc sedan et7 của Nio có thể hoạt động trên quãng đường dài khoảng 1.000 km. Mẫu sedan mới của Nio cũng có mui bằng kính nhiều lớp, ghế sưởi ở cả hai hàng và 23 loa.
Video đang HOT
Trong khi các công ty sản xuất xe điện khác của Trung Quốc nhận thấy nhu cầu mạnh mẽ đối với các mẫu sedan mới ra mắt gần đây của họ, thì Nio chỉ có dòng xe SUV trên thị trường. Nio đã giới thiệu một nguyên mẫu sedan tại Triển lãm ô tô Thượng Hải vào tháng 4 năm 2019, nhưng gặp khó khăn về tài chính vào cuối năm đó.
Chiếc sedan et7 của Nio có mái che bằng kính nhiều lớp, ghế sưởi ở cả hai hàng và 23 loa
Sau khi nhận được khoảng 1 tỷ USD từ các nhà đầu tư và được nhà nước hậu thuẫn vào đầu năm 2020, cổ phiếu niêm yết tại New York của Nio bắt đầu phục hồi và kết thúc năm tăng hơn 1.000%. Công ty khởi nghiệp này dự kiến sẽ thâm nhập thị trường châu Âu ngay từ nửa cuối năm nay.
Vào năm 2020, Nio cho biết lượng xe bán ra của hãng đã tăng hơn gấp đôi so với một năm 2019 lên 43.728 xe.
Điều đó đã khiến nhà sản xuất ô tô này trở thành nhà sản xuất ô tô có thành tích tốt nhất trong số các công ty khởi nghiệp ô tô điện ở Trung Quốc.
Nhưng số lượng xe điện được Nio bán ra vẫn ít hơn BYD, một công ty sản xuất xe điện khác của Trung Quốc được hậu thuẫn bởi tỷ phú Mỹ Warren Buffett và Elon Musk của Tesla.
Honda khai mở công nghệ tự lái cấp 3 cho phân khúc xe phổ thông
Không ít hãng xe sang đã đưa vào ứng dụng công nghệ tự lái cấp 3 vào xe thành phẩm nhưng ở hạng mục xe phổ thông Honda mới là cái tên đi đầu tiên.
Công nghệ tự lái cấp 3 là cột mốc mà, ở thời điểm hiện tại, phần lớn các hãng xe tham gia chạy đua mảng này đều đã sở hữu. Tuy nhiên, những thương hiệu dám đưa chúng vào sử dụng tới giờ vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay và nằm toàn bộ ở phân khúc hạng sang, đơn giản vì ngoài độ chín của công nghệ vẫn còn nhiều yếu tố cần được cân nhắc chẳng hạn quy định an toàn của mỗi quốc gia và hơn cả, ai là người phải chịu trách nhiệm khi xe kích hoạt công nghệ tự lái gặp tai nạn.
Tesla vẫn đang gây tranh cãi từng ngày vì ứng dụng công nghệ tự lái sớm.
Trong thông cáo báo chí của mình, Honda cho biết họ đã được chính phủ Nhật bật đèn xanh đưa xe tự lái cấp 3 vào sử dụng, đồng nghĩa hãng có thể tích hợp rộng rãi công nghệ này vào các mẫu xe của mình và khách hàng của họ cũng sẽ được sử dụng công nghệ trên (tạm thời giới hạn ở một số trường hợp).
5 điều khoản cho phép người dùng kích hoạt công nghệ tự lái như sau:
- Việc tích hợp công nghệ tự lái lên xe phải không làm mất khả năng an toàn và bảo vệ người dùng của xe vốn có.
- Công nghệ tự lái chỉ có thể được kích hoạt khi môi trường bên ngoài đạt đủ chuẩn cho phép.
- Khi điều kiện bên ngoài không còn cho phép hệ thống tự lái vận hành tối ưu, hệ thống phải cảnh báo người dùng chiếm lại quyền điều khiển và hoàn tất công đoạn này, nếu không xe sẽ phải dừng lại tại làn an toàn.
- Hệ thống tự lái phải có công nghệ theo dõi người lái để đảm bảo họ có thể chiếm quyền điều khiển trở lại khi được cảnh báo ngay lập tức.
- Hệ thống tự lái phải được đảm bảo bảo mật để tránh các cuộc tấn công tin học từ bên ngoài.
Ngoài ra, xe Honda trang bị hệ thống tự lái phải có "hộp đen" ghi lại ít nhất 2.500 chuyến đi hoặc quãng thời gian 6 tháng gần nhất (để dàn xếp các kiện tụng trong trường hợp xảy ra va chạm sau này). Xe trang bị công nghệ tự lái cũng sẽ có sticker cảnh báo riêng gắn kính chắn gió trước.
Honda Legend là dòng tên đầu tiên của thương hiệu Nhật trang bị công nghệ tự lái cấp 3 hoàn chỉnh.
Do công nghệ tự lái cấp 3 cho phép người dùng không cần nhìn hay điều khiển nữa, việc xe yêu cầu họ lấy lại quyền điều khiển chính xác và kịp thời là vô cùng cần thiết, dẫn tới các quy định nói trên.
Thực tế, Audi đã hoàn tất công nghệ tự lái cấp 3 trên sedan chủ lực A8 nhưng không dám đưa vào bản thành phẩm cuối cùng vì có quá nhiều trở ngại pháp lý. Mercedes-Benz thì vượt qua được bước trên với S-Class đời mới (bằng cách giới hạn sử dụng công nghệ tự lái còn ở mức dưới 55 km/h và chỉ được kích hoạt ở một số cung đường đã được cấp phép nhất định tại Đức) nhưng xe vẫn chưa thể bắt đầu bàn giao (khởi động vào hè 2021).
Trong khi đó, công nghệ tự lái của Honda (hiện tạm dùng tên Traffic Jam Pilot) sẽ chính thức có mặt trên thị trường thông qua sedan Legend mới mở bán "trước khi năm tài khóa 2020 - 2021 kết thúc", nghĩa là trước 31/3 tới.
Tesla bị "sờ gáy" vì quảng cáo quá đà công nghệ tự lái Sau toà án tại Đức "giơ thẻ phạt" với cách khiến khách hàng hiểu lầm về việc Tesla sở hữu công nghệ tự lái Autopilot, giờ đây đến lượt một tổ chức nghiên cứu về an toàn xe hơi tại Anh nêu ra vấn đề tương tự Thatcham Research, một tổ chức nghiên cứu về an toàn xe hơi của Anh, đồng thời...