Xuất hiện dịch chó dại làm 2 người chết tại Thanh Hóa
Tính đến ngày 12/2, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chó dại đã cắn chết 2 người.
Tiêm phòng chó dại (Ảnh minh họa)
2 nạn nhân là ông Vi Văn Phúc sinh năm 1959 ở xã Xuân Bình (huyện Như Xuân) và cháu Dương Đình Ngọc Sơn sinh năm 2010 Thiệu Dương (thành phố Thanh Hóa). Tại xã Anh Sơn, huyện Tĩnh Gia cũng xuất hiện dịch cúm gia cầm H5N1 làm 186/354 con gia cầm bị của gia đình ông Lương Tú Hoàng ốm chết.
Trước thực trạng trên, ngành thú y tỉnh Thanh Hóa đã khẩn trương tiêm phòng được gần 1.800 con chó có nguy cơ nhiễm bệnh chó dại tại xã Xuân Bình và thị trấn Yên Cát (huyện Như Xuân). Tại xã Thiệu Dương, các bộ thú y cũng đang tiến hành tiêm phòng 1.000 liều vắcxin chó dại tại trên địa bàn xã.
Tại xã Anh Sơn, ngành thú y tỉnh Thanh Hóa đang khẩn trương bao vây dập ổ dịch cúm gia cầm tại gia trại của ông Lương Tú Hoàng. Toàn bộ số gia cầm trong gia trại của ông Hoàng đã được tiêu hủy, đồng thời ngành thú y cũng phun thuốc tiêu độc khử trùng và tiêm phòng lại 100% số gia cầm trên địa bàn xã Anh Sơn.
Tại các xã và các vùng giáp ranh có ổ dịch, cán bộ thú y cũng đã đến tận các thôn, bản, hộ gia đình để tăng cường giáp sát dịch bệnh. Khi phát hiện gia súc, gia cầm có dấu hiệu bị dịch bệnh, lực lượng cán bộ thú y sẽ tiến hành bao vây dập dịch theo quy định.
Video đang HOT
Theo Xahoi
Thả rông chó: Không thể cứ đè ra phạt
"Ngay lúc này mà đè ra phạt 300 hay 500 nghìn đồng là không được, phải tuyên truyền để dần thay đổi dần ý thức".
Ngày 26/2, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi và thức ăn chăn nuôi. Một quy định được đông đảo dư luận quan tâm là mức phạt tiền từ 300 - 500 nghìn đồng với hành vi thả rông chó ở nơi công cộng, nơi đông dân cư, khu đô thị. Ngoài phạt tiền người thả rông chó, những con chó thả rông sẽ bị buộc phải xích, nhốt lại.
Mục đích của quy định nhằm hạn chế việc chó dữ cắn người gây thương tích, có thể truyền bệnh dại cho người.
Trao đổi với PV bên lề cuộc Hội thảo, hầu hết đại biểu đồng tình với mục đích của quy định này. Tuy nhiên, làm sao để thực thi là điều các đại biểu rất băn khoăn. Theo ông Lương Thanh Hải, Chi cục trưởng Thú y tỉnh Hòa Bình, không chỉ có chó, nhiều động vật khác ra đường gây ảnh hưởng đến cộng đồng.
"Người ta nghĩ rằng con chó sẽ cắn người, gây bệnh dại nên người ta cho là quan trọng, phải xử lý. Nhưng theo tôi thả lợn, trâu, bò... cũng gây hại. Ví dụ như trâu bò đi lại nghênh ngang, ăn rác trong thành phố còn khó chịu hơn là chó thả rông", ông Hải nói.
Chưa thể phạt ngay chó thả rông (Ảnh minh họa)
Ông Đỗ Huy Long, Phó phòng thanh tra Cục Thú Y (Bộ NN&PTNT) cho biết, qua khảo sát, nhiều gia đình ở Hà Nội kiến nghị, chó thả rông làm họ không dám đi ra ngoài đường, nhất là trẻ em. Chưa kể, ban đêm chó rông sủa inh ỏi, nhiều người mất ngủ.
"Có nơi làm tốt việc bắt chó thả rông như TPHCM, có đội chuyên bắt chó. Đội này khi đến tác nghiệp đến địa phương nào báo cho công an ở đó, có cả còi hú, phân biệt với bọn ăn trộm. Tuy nhiên, đó là ở miền Nam, còn miền Bắc chưa thể thực hiện ngay. Trước tiên phải tuyên truyền vận động tốt để thay đổi ý thức người dân. Các phương tiện truyền thông, chính quyền xã phường, giải thích, vận động người dân, chứ không phải cứ đè ra phạt 300 hay 500 nghìn đồng là được ngay".
Trả lời câu hỏi của PV về quy định cấm nuôi gà, lợn trong Thành phố, ông Đỗ Huy Long, phó phòng thanh tra Cục Thú Y nói: Việc này được thực hiện tùy theo lộ trình của từng tỉnh, thành phố. Ví dụ tỉnh A có lộ trình năm 2014 đưa nuôi lợn ra khỏi thành phố, năm 2016 đưa gà ra... tùy thuộc vào quy hoạch của chính quyền các cấp tự điều chỉnh.
Ông Long cũng không đồng tình với việc phạt những loại động vật khác ra ngoài đường như trâu, bò... bởi những nhóm hành vi nào có tính khả thi mới có quy định xử phạt. Nước ta là nước nông nghiệp, trâu, bò nuôi nhiều nên khó tránh khỏi trâu bò chạy rông. Trước mắt chỉ nên phạt chó thả rông, chó có thể cắn người, truyền bệnh dại.
Ông Lương Thanh Hải cũng băn khoăn: Ai đi bắt chó? "Ở TPHCM làm được, nhưng xử phạt ở miền Bắc là rất khó. Như địa phương tôi, khi có dịch bệnh, người ta tổ chức đi bắt chó không tiêm phòng, ông chủ của con chó bị xử phạt hành chính. Tỉnh Hòa Bình đã làm được việc đó. Nhưng lưu ý là trong điều kiện địa phương có dịch. Bình thường, tính nể nang của người Việt lớn. Theo tôi, phải chờ thời gian rất dài, chờ sự chuẩn bị về ý thức của người dân, quy định này mới thành hiện thực".
Phó GD Sở NN&PTNT tỉnh Hải Dương, ông Nguyễn Văn Tịnh cùng quan điểm phạt hành vi thả rộng chó không thể thực hiện ngay. Theo ông Tịnh, phải thực hiện dần đần, có thời gian mới đi vào nề nếp. "Tôi ví dụ, quy định của UBND tỉnh, chó không tiêm phòng vắc xin chống bệnh dại bị đập diệt. Nhưng nào đập diệt được con nào đâu, lúc đầu cũng định đập diệt om ỉ, nhưng sau đó cũng không thể thực hiện được".
Theo ông Tịnh, Nghị định này đưa vào quy chế, hương ước địa phương tuyên truyền dần cho người dân "dần dần" thực hiện.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang lấy ý kiến góp ý Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi.
Nghị định này quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi.
Các điều khoản đang được dư luận quan tâm đóng góp cho ý kiến như phạt tiền từ 300 - 500 nghìn đồng với hành vi thả rông chó ở nơi công cộng, nơi đông dân cư, khu đô thị.
Những hành vi vi phạm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi sẽ bị xử phạt với mức khá nặng. Dự thảo Nghị định nêu rõ, phạt tiền từ 30-40 triệu đồng đối với hành vi sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi khi chưa có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mặt hàng thức ăn chăn nuôi hoặc Giấy chứng nhận đầu tư sản xuất, kinh doanh, mặt hàng thức ăn chăn nuôi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Các hành vi kinh doanh thức ăn chăn nuôi không có cửa hàng hoặc không có biển hiệu cũng bị phạt từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng...
Hội thảo góp ý dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi tại Hà Nội ngày 26/2/2013 và tại TP. Hồ Chí Minh ngày 01/3/2013.
Theo 24h
Nhiều địa phương có đàn chó nghi dại cắn người Không chỉ có người dân ở huyện Sóc Sơn (Hà Nội) bị đàn chó nghi dại cắn mà trong tháng 8 vừa qua, nhiều địa phương khác như Thái Nguyên, Hòa Bình, Phú Thọ, Yên Bái... cũng xuất hiện tình trạng chó hoang nghi dại cắn người. Cần có cơ chế quản lý vật nuôi khắt khe hơn để tránh tình trạng không...