Xuất hiện công ty “lạ đời”, chuyên cung cấp “gia sư” để dạy trẻ em … chơi game
Trong khi game đang là đối tượng chỉ trích, đổ lỗi của nhiều người thì công ty này lại cho rằng trò chơi điện tử thực sự rất có ích cho sự phát triển của trẻ em.
Còn gì tuyệt vời hơn khi thay vì phải cầm bút giải những phương trình khó nhằn khô khan, chúng ta lại được cầm bộ điều khiển để chơi những trò chơi đầy thú vị? Trong khi một bộ phận giới chính trị và phụ huynh coi game là nguyên nhân khiến giới trẻ bạo lực, trầm mê quên đời, học hành sa sút thì Gemutore – một công ty gia sư vừa được thành lập có trụ sở tại Nhật Bản lại có cách nhìn hoàn toàn khác. Theo họ, không chỉ giải trí, game còn đem lại rất nhiều lợi ích cho trẻ em.
Cung cấp các “gia sư” với kỹ năng chơi game đỉnh cao, Gemutore không quan tâm đến việc liệu học sinh của họ có thể trở thành game thủ chuyên nghiệp hay không. Mục tiêu của họ sâu sắc và cao cả hơn rất nhiều – rèn luyện trí tuệ và kỹ năng giao tiếp cho trẻ em thông qua các trò chơi video. Thông qua các bài học kéo dài khoảng 1 giờ mà ở đó một giáo viên sẽ hướng dẫn 2-3 học sinh, Gemutore mô tả dịch vụ của mình là “naraigoto”, một thuật ngữ mô tả những hoạt động giáo dục giúp trẻ em phát triển kiến thức và kỹ năng.
Không chỉ những đứa trẻ có ước mơ thành game thủ chuyên nghiệp mà tất cả trẻ em đều là khách hàng tiềm năng của họ. Bởi, theo công ty này thì trò chơi điện tử thực sự có thể giúp phát triển tư duy của trẻ em như khả năng xử lý thông tin, phân tích và đưa ra quyết định. Trên thực tế, Gemutore đánh game có tác dụng rèn luyện trí tuệ và kỹ năng tương đương với cờ vua.
Với sự phát triển chóng mặt của Esports, nhiều công ty đang tìm nhiều cách để khai thác lợi nhuận từ ngành công nghiệp mới nổi này. Tuy nhiên, theo Kazuki Obata, nhà sáng lập Gemutore, mục tiêu của họ chỉ là muốn mang đến sự phát triển toàn diện cho trẻ em trong khi giảm bớt áp lực mà chúng phải đối mặt ở trường. Được biết, những “gia sư” của công ty đều là game thủ có kinh nghiệm, đã từng tham gia nhiều giải đấu trong nước và quốc tế.
Các buổi học thường diễn ra vào buổi sáng cuối tuần và được giảng dạy thông qua trò chuyện video để nạp năng lượng tích cực cho học sinh trước khi họ tiếp tục với phần còn lại của ngày. Hơn nữa, các bài học cũng được thiết kế hợp lý để học sinh không vì quá nghiện game mà thức suốt ngày suốt đêm.
Tỷ lệ trẻ em có thể trở thành tuyển thủ chuyên nghiệp và thành công là cực ít vì vậy việc Gemutore tập trung vào rèn luyện kỹ năng và trí tuệ của trẻ qua game là hướng đi đúng đắn và có thể mang lại lợi ích lâu dài.
Video đang HOT
Theo gamehub
Làm thế nào để kiểm soát cơn tức giận khi chơi game?
Làm thế nào để game thủ có thể nhận ra "cơn thịnh nộ" này và quan trọng hơn là làm thế nào để kiểm soát nó.
Trò chơi điện tử - game là một cách tuyệt vời để thư giãn, game cho phép người chơi khám phá những thế giới mới và trải nghiệm một loạt các thử thách khác nhau mà cuộc sống hiện thực tầm thường không có được. Chơi game có thể đưa bạn đến những nơi mới và cho phép bạn kiểm tra cũng như rèn luyện phản xạ của bộ não mỗi khi bạn tránh đòn hoặc giải những câu đố trong game. Game tương tác hơn rất nhiều hơn là chỉ xem TV, điều này thu hút nhiều đối tượng chơi game như trẻ em, học sinh, sinh viên thậm trí là những người trưởng thành đã đi làm.
Tuy nhiên trong quá trình chơi game, khi game thủ gặp phải những câu đố hoặc con boss khó đánh bại (VD những tựa game siêu khó như Dark Souls) khiến game thủ cảm thấy vô cùng bực bội, stress sau nhiều ván đấu lặp đi lặp lại không thể đánh bại boss, hoặc giả câu đố khó nhằn. Khi đó game thủ sẽ bị cuốn vào vòng xoáy của sự bực bội và tức giận, có thể dẫn đến mất kiểm soát và bỏ cuộc, đôi khi một số game thủ còn thậm trí ném tay cầm, bàn phím, chuột trong sự tức giận, điều này được gọi là "Gamer Rage". Vậy làm thế nào để game thủ có thể nhận ra "cơn thịnh nộ" này và quan trọng hơn là làm thế nào để kiểm soát nó.
Những dấu hiệu nhận biết
Mọi game thủ sẽ đều có những yếu tố kích hoạt cơn thịnh nộ khác nhau, có thể là không giải được câu đố, không đánh bại được boss, thu trận, hay gặp phải hack trong một trận đấu Battle Royale. Khi game thủ nhận ra được những nguyên nhân dẫn đến cơn thịnh nộ của mình, đó làm bước đầu tiên vô cùng quan trọng trong việc lấy lại quyền kiểm soát bản thân.
Hãy cố gắng và ý thức về các dấu hiệu của sự bực bội, stress sau khi chơi game, chúng bao gồm những suy nghĩ thất thường, nhịp tim tăng, thở nhanh hơn và đôi khi run rẩy, đổ mồ hôi và thậm chí chóng mặt đi kèm với cảm giác vô cùng tức giận nổi lên. Nếu đó là người chơi chung hoặc bạn bè đang chuẩn bị "kích hoạt cơn thịnh nộ", game thủ hãy giúp họ nhận ra những dấu hiệu này. Nếu những dấu hiệu như trên xảy ra, game thủ nên kiểm soát cơn thịnh nộ của mình, nó cần phải được xử lý trước khi nó đạt đến đỉnh điểm.
Giảm sự tức giận trong khi chơi game ngay lập tức
Một khi các dấu hiệu bắt đầu xuất hiện, game thủ cần phải nghỉ ngơi. Mặc dù điều này nghe có vẻ khá khó khăn đối với những game thủ chơi game online nhưng điều cần thiết nhất trước khi cơn thịnh nộ xảy ra là phải duy trì sự kiểm soát bản thân mình. Dừng chơi game ngay lập tức sẽ làm game thủ bình tĩnh lại, tránh những hành động đáng tiếc có thể xảy ra.
Nghỉ giải lao giữa game dù sao cũng được khuyến nghị và làm giảm mức độ stress trong khi chơi game hơn. Đứng dậy, cách xa màn hình máy tính một vài phút hoặc lâu hơn, thực hiện các bài tập cổ tay đều có lợi cho sức khỏe của game thủ, cả về thể chất lẫn tinh thần.
Phương pháp dài hạn
Đôi khi sự tức giận không đến từ người khác mà chính từ những thất bại trong game mà chính game thủ tạo ra. Nếu game thủ cảm thấy mình phải vật lộn qua lâu trong một cấp độ, câu đố hoặc boss thì đừng ngần ngại tìm kiếm sự trợ giúp trong việc đánh bại nó. Điều này có thể thực hiện bằng nhiều hình thức, game thủ có thể lên Youtube và xem các video người chơi khác đánh bại câu đố, boss. Hoặc đơn giản là hạ cấp độ khó xuống hơn.
Nhiều game thủ sau khi không thể giải đố, đánh bại được boss thì họ bắt đầu điều chỉnh cài đặt game. Game thủ không nên ngần ngại vì điều này khi không phải ai cũng có phản xạ nhanh nhạy hay khả năng giải câu đố tuyệt vời và ngay cả những game thủ giỏi nhất đôi khi cũng bị mắc kẹt bởi một câu đố siêu khó hay một con boss khủng. Sẽ tốt hơn nhiều nếu game thủ quyết định hạ cấp độ thử thách xuống , đánh bại nó và tiếp tục tiến về phía trước, thoát khỏi cơn thịnh nộ sắp xảy ra.
Hãy nhớ rằng chơi game chỉ là để giải trí, đem lại sự vui vẻ chứ chúng không tạo ra stress và sự tức giận. Nếu game thủ có thể thực hiện một số điều chỉnh để ngăn chặn điều đó thì tại sao bạn lại không? Nếu game thủ không làm điều đó cho chính mình, hãy nghĩ đến những người khác trong gia đình bạn. La hét và chửi rủa một chiếc tai nghe, máy tính, bàn phím, chuột, tay cầm,v.v...không bao giờ là điều tốt. Game thủ đôi khi tức giận nhưng học cách kiểm soát nó có nghĩa là chơi game trở nên thú vị hơn và bớt căng thẳng hơn.
Kiểm soát sự tức giận
Nếu game thủ là một trong những người nhanh chóng cảm thấy tức giận (người nóng tính) thì game thủ nên cần gặp bác sĩ tâm lý và học cách kiểm soát sự tức giận. Những điều này sẽ khuyến khích game thủ tự tìm tòi vì sao lại tức giận, nhận ra các tác nhân và kiểm soát cơn tức giận tốt hơn.
Chỉ là game thôi mà
Thất vọng và tức giận là những cảm xúc phổ biến của mọi game thủ trong chơi game. Một đội thể thao thua cuộc, không hoàn thành một cuộc đua và những sự cố tương tự khác cũng có thể gây ra sự thất vọng tương tự cho các game thủ. Đam mê một cái gì đó là tuyệt vời nhưng phải cần giữ mọi thứ đi đúng hướng. Điều quan trọng nhất cần nhớ là nó chỉ là một tựa game. Thông thường game thủ sẽ cho rằng tựa game mình chơi không phải là game thông thường, nhưng điều đó là sai. Cho dù yêu thích game đến mức nào thì một tựa game vẫn chỉ là một tựa game mà thôi.
Theo GameK
Google Stadia và viễn cảnh không thể kiểm soát được việc chơi game của trẻ em Với những người người đứng trên bục giảng, việc Stadia trở nên quá thịnh hành có thể là một mối lo khi nền tảng đó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc học của học sinh và sinh viên. Với những ưu điểm của Stadia đã được chúng tôi đề cập trong rất nhiều số trước, việc chơi những tựa game đỉnh...