Xuất hiện chó lạ cắn người nguy hiểm ở Lào Cai
Hơn một tuần nay, trên địa bàn huyện Si Ma Cai loài chó lạ xuất hiện rất nhiều. Hình dáng chúng không giống với chó thường được nuôi của người dân…
Ngày 9/5, Chi cục thú y tỉnh Lào Cai đã gửi công văn khẩn đến các huyện trên địa bàn tỉnh Lào Cai, khẩn trương thực hiện các biện pháp tiêu diệt và phòng chống loài chó lạ không rõ nguồn gốc liên tục cắn người và gia súc trong thời gian qua.
Ảnh minh họa
Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai cũng chỉ đạo các huyện cần dập tắt ngay nguồn tin từ những kẻ xấu cho rằng đây là do chó sói, hổ, báo… tấn công người và gia súc, làm mất trật tự xã hội, gây hoang mang đến đời sống người dân.
Hơn một tuần nay, trên địa bàn huyện Si Ma Cai loài chó lạ xuất hiện rất nhiều. Theo người dân mô tả lại, hình dáng chúng không giống với chó thường được nuôi của người dân, lang thang đi vào một số thôn, bản và khu dân cư, tranh cướp thức ăn với chó nhà, có biểu hiện hung dữ; thường xuyên tấn công các vật nuôi như gà, lợn, bê, ngựa… khi thấy người xua đuổi chúng liền tấn công lại.
Ông Viên Đình Hiệp, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Si Ma Cai cho biết, trên địa bàn huyện này kể từ đầu tháng 4 đến nay, đã có 15 người bị chó lạ cắn (xã Bản Mế 6 người, Thào Chư Phìn 7 người, Quan Thần Sán 1 người và xã Si Ma Cai 1 người). Chó lạ có hình dáng thân thon dài, tai nhọn, mắt đỏ, mầu lông đốm trắng, khoang đen trắng hoặc vằn vàng.
Ngay sau khi xảy ra việc chó lạ tấn công người, huyện Si Ma Cai đã tổ chức nhiều đợt truy quét tiêu diệt các cá thể chó lạ, đồng thời hướng dẫn người dân tiếp tục tiêm phòng vắcxin phòng bệnh dại cho đàn chó. Đến nay huyện đã tiêm phòng cho 4.900 con chó (đạt trên 90%).
Trước đó, tại một số xã của huyện Mường Khương cũng xuất hiện loài chó lạ nguy hiểm này. Chúng thường chỉ xuất hiện ở các huyện giáp biên giới nên rất khó để xác định nguồn gốc.
Ông Đào Duy Kiên, Chi cục trưởng – Chi cục Thú y tỉnh Lào Cai cho biết loài chó lạ có biểu hiện như chó bị bệnh dại, chính vì thế khi cơ quan chức năng và người dân phát hiện thấy phải tiêu diệt và tiêu hủy ngay theo quy định; nghiêm cấm việc giết mổ loài chó lạ này để ăn.
Video đang HOT
Thời gian này, người dân cần tiêm phòng vắcxin đại trà cho chó nuôi, kiểm soát số lượng đàn chó và thói quen nuôi chó thả rông, chó không được tiêm phòng tại cộng đồng. Khi người bị chó cắn cần đến ngay trạm y tế gần nhất để tiêm vắcxin phòng dại.
Theo TTXVN
Cận Tết, trâu bò "nô nức" vượt biên
Mỗi ngày có hàng trăm con trâu bò được "phù phép" nhập lậu qua 2 bên cánh gà trước mặt cửa khẩu Nậm Cắn (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An).
Dịp trung tuần tháng 1/2011, PV quay trở lại "thánh địa" nhập lậu gia súc, gia cầm và ghi lại những hình ảnh trâu bò nhập lậu đi ngang nhiên giữa ban ngày nơi vùng biên giới.
Ồ ạt qua cửa khẩu
Dịp cuối năm, mặc dù thời tiết rét mướt, nhưng không ngăn cản được đội quân dắt trâu bò thuê từ bên kia biên giới về Việt Nam. Đội quân này hoạt động từ lúc rạng sáng hàng ngày.
Người dân đi dắt trâu bò thuê kiếm tiền dịp Tết
Trước những lợi nhuận nhiều từ việc dắt trâu bò thuê, người người, nhà nhà ở 2 bản Tiền Tiêu và Trường Sơn, xã Nậm Cắn đã vượt biên giới làm thuê cho các đầu nậu.
Trên chuyến xe khách đi dọc đường QL7A, chúng tôi chứng kiến từng đoàn xe chở chật ních trâu bò từ miền sơn cước về xuôi. Đó là những đàn trâu bò đã được "phù phép", hợp thức hóa giấy tờ để đưa từ Lào vào Việt Nam.
Theo tìm hiểu, đối tượng dắt trâu bò thuê được các đầu nậu thuê chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Nguồn hàng gia súc và gia cầm chủ yếu được điều về từ các nước Lào, Myanma, Thái Lan,... Các đầu nậu tập kết trâu bò tại điểm nóng nhất cách trung tâm xã Nậm Cắn khoảng 3km là thuộc bản Đỉn Đam, huyện Noọng Hét (Lào).
Sử dụng cả xe tải để vận chuyển trâu bò
Tại đây, mỗi ngày có hàng chục chiếc xe chuyên chở hàng trăm con gia súc, tập kết 2 bên cánh gà cửa khẩu Nậm Cắn. Sau đó, đội quân dắt thuê len lỏi dọc biên giới, cho trâu bò vượt biên tập trung từng bãi tại xã Nậm Cắn.
Từng đàn trâu bò nhập lậu đi nghênh ngang giữa ban ngày, vượt mặt cơ quan chức năng trước cửa khẩu Nậm Cắn. Từ đó, men theo QL7A xuôi về bãi tập kết của từng đầu nậu. Tại đây, cánh xe tải luôn chầu chực, sẵn sàng "bốc" trâu bò lên xe bất cứ thời gian nào.
Chúng tôi gặp 2 anh em nhà Lầu Bá Toong dắt được 5 con trâu, bò vừa đi vừa nói: "Em một buổi đi học, còn thời gian thì đi dắt trâu thuê. Mỗi con dắt từ bên Lào về đến đây là 50 đến 60 ngàn đồng".
Học sinh cũng tranh thủ buổi nghỉ đi dắt trâu bò thuê
Trên chiếc áo khoác màu xanh trắng của Toong, còn có hình ảnh của lôgô Trường dân tộc nội trú huyện Kỳ Sơn. Trong một buổi sáng, 2 anh em nhà Toong đã kiếm được gần 300 ngàn đồng từ việc dắt trâu bò thuê cho các đầu nậu.
Đó là khoản tiền không nhỏ mà một người dân ở huyện miền núi nghèo nhất nhì tỉnh Nghệ An có thể kiếm được trong một ngày.
Điểm mặt "đầu nậu" buôn trâu
Tìm hiểu được biết, hầu hết các đầu nậu buôn lậu trâu bò là người tại xã Nậm Cắn, họ thực hiện nhiệm vụ tập kết trâu bò để các thương lái dưới xuôi lên mua lại.
Những cái tên quen thuộc "dính dáng" đến việc buôn trâu bò từ bên kia biên giới về xã Nậm Cắn mà ai ở đây cũng biết là: Lầu Y Tùng, Lầu Y Tồng, Lầu Chấn Giờ, Lì Bá Xềnh, Lầu Minh Chà,...
Những con bò đang "chờ" vượt biên
Cuối năm hàng càng khan hiếm, mỗi con trâu bò vào dịp này có giá từ 11 đến 15 triệu đồng. Bình quân mỗi chuyến xe ô tô chở từ 12 đến 30 con trâu bò trở lên.
Trâu bò được tập kết thành bãi, cách cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn khoảng 3km. Hàng chục bãi tập kết khác nhau, kéo dài từ Km222 QL7A đến gần thị trấn Mường Xén.
Nếu ngày trước trâu bò được tập kết 2 bên biên giới. Và cứ khi màn đêm buông xuống, người dận vùng biên lại bị đánh thức bởi tiếng trâu bò rống, tiếng động cơ gầm rú của các đoàn xe thương lái. Thì nay, hoạt động đó diễn ra công khai, giữa ban ngày.
Các cơ quan có mặt tại cửa khẩu đều đủ các thành phần để tuần tra, kiểm soát. Vậy cơ quan chức năng đã làm gì để ngăn chặn tình trạng này?
Theo Vietnamnet
Chợ trâu mùa rét Theo giới lái trâu, đợt rét đậm, rét hại đang xảy ra khiến trâu, bò ở miền Tây Bắc chết như ngả rạ, vì vậy người mua phải đến chợ từ nhiều ngày trước để săn trâu đẹp. Tấp nập từ đêm Thấy tôi, lão Giàng A Bình - chủ quán ăn đầu cổng chợ Cán Cấu, cười nhe mấy chiếc răng vàng...