Xuất hiện chip xử lý ARM bằng nhựa đầu tiên trên trên thế giới, mở đường cho thế giới “Cyberpunk”
Với sự xuất hiện của chip bán dẫn ARM bằng nhựa, một thế giới như Cyberpunk sẽ sớm không còn là viễn tưởng.
Trước nay hình ảnh chip bán dẫn luôn gắn liền với silicon, tuy nhiên đến nay thì chuyện đó đã khác rồi. Các nhà nghiên cứu của ARM và PragmatIC phát triển thành công con chip bán dẫn dùng nhựa làm vật liệu cơ bản đầu tiên trên thế giới. Mẫu chip này dựa trên thiết kế M0, một mẫu chip 32-bit siêu nhỏ kiến trúc ARM có 18.000 cổng logic, một vi xử lý, có bộ nhớ tích hợp, có controller, có khả năng nhập và xuất tín hiệu. Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí khoa học Nature, mở ra một kỷ nguyên của những con chip linh hoạt, có thể uốn cong và giá thành sản xuất cũng rẻ hơn so với chip silicon.
Silicon đã là nguyên tố cơ bản cho chip bán dẫn từ buổi bình minh của máy tính, bắt đầu từ hơn 50 năm trước với CPU 4004 của Intel. Sở dĩ nó được chọn là vì 2 yếu tố. Đầu tiên thì nó là nguyên tố nhiều thứ 2 trên trái đất, tức là vừa rẻ vừa sẵn có. Thứ 2 là vì nó có khả năng là chất dẫn điện hoặc chất cách điện tùy thuộc vào cách mà nó được hoàn thiện.
Tuy nhiên Silicon cũng có một số những nhược điểm khiến nó ngày càng trở nên hạn chế về mặt phạm vi ứng dụng. Thứ nhất, nó cứng và giòn nên khó mà cấy vào cơ thể sinh vật hay ứng dụng trong nhiều công nghệ sinh học khác được. Thứ 2 là nó tuy rẻ nhưng vẫn không đủ rẻ để áp dụng trong mọi sản phẩm hàng ngày. Và chip bán dẫn bằng nhựa đã xuất hiện để vượt qua những hạn chế đó của chip silicon.
Bạn cần nhớ là nhựa không phải là một sự thay thế nhé. Chip silicon vẫn có lợi thế về hiệu năng, mật độ bóng bán dẫn và hiệu quả sử dụng điện. Chip nhựa xuất hiện là để bù đắp cho những khuyết điểm của Silicon, mang chip bán dẫn đến nhiều ngóc ngách hơn trong cuộc sống của con người. Chip nhựa có thể dùng trên bao bì thực phẩm (cái chai có thể phân tích xem sữa hoặc nước trái cây trong chai đã bị hỏng hay chưa), quần áo (một cái áo có thể tự điều chỉnh mật độ sợi vải để giúp ấm hơn hoặc mát hơn), băng cá nhân thông minh, chip cấy trong cơ thể để chẩn đoán bệnh, màn hình trên da… Tất cả những thứ đó sẽ tạo nên một thế giới hiện đại, nơi mà công nghệ bán dẫn có ở mọi thứ. Từ đó một thế giới như Cyberpunk sớm thôi sẽ không còn là viễn tưởng.
Các nhà nghiên cứu dự đoán con chip có khả năng mở rộng lên đến 100.000 cổng logic trước khi việc tiêu thụ điện năng trở thành vấn đề và yêu cầu thêm các vật liệu bổ sung cho quá trình sản xuất. Con chip thử nghiệm chỉ tiêu tốn 21 miliwatt điện năng mà hầu hết là nó tiêu tốn vào thời gian chạy không tải, dễ dàng dùng điện của một tấm pin mặt trời nhỏ hơn tem bưu chính.
Tóm tắt nội dung:
Video đang HOT
- Các nhà nghiên cứu của ARM và PragmatIC phát triển thành công con chip bán dẫn đầu tiên trên thế giới dùng nhựa làm vật liệu cơ bản.
- Con chip này dựa trên thiết kế M0, một mẫu chip 32-bit siêu nhỏ kiến trúc ARM có 18.000 cổng logic, một vi xử lý, có bộ nhớ tích hợp, có controller, có khả năng nhập và xuất tín hiệu.
- Nghiên cứu này đã mở ra một kỷ nguyên của những con chip linh hoạt, có thể uốn cong và giá thành sản xuất cũng rẻ hơn so với chip silicon.
- Các nhà nghiên cứu dự đoán con chip có khả năng mở rộng lên đến 100.000 cổng logic trước khi việc điện năng tiêu thụ trở thành vấn đề.
Đập hộp mainboard ASUS Maximus XIII Extreme: 25 triệu, hàng khủng siêu cấp vô địch
Chỉ một chiếc mainboard đã có giá cao hơn cả một bộ case hoàn chỉnh của nhiều anh em mất rồi...
ASUS ROG Maximus XIII Extreme được chính nhà sản xuất định vị nằm trong top đầu những chiếc bo mạch chủ sử dụng chipset Z590 của Intel. Sản phẩm tuyệt đỉnh này thực sự là niềm mơ ước đối với nhiều người, và là sự lựa chọn hoàn hảo cho các game thủ đỉnh cao lẫn dân chơi công nghệ muốn lắp đặt bộ PC thuộc dạng "khủng long".
Ngay từ vỏ hộp hay bộ phụ kiện của chiếc bo mạch chủ này đã toát lên sự đẳng cấp. Ngoài những thứ thường thấy như sách vở, sticker, các loại dây kết nối (LED, SATA...) dồi dào thì ASUS ROG Maximus XIII Extreme còn có những phụ phẩm vô cùng hấp dẫn và đáng giá như module gắn 2 chiếc SSD cổng DIMM.2, hộp LED Controller riêng biệt, USB Sound Card xịn sò, thanh chống card đồ họa.
Nhưng điều hay ho nhất cần phải nhắc tới là một cái... tô vít. Nhiều người sẽ tự hỏi là tại sao mainboard lại đi kèm một chiếc tô vít? Và muốn biết tại sao chiếc tô vít lại đặc biệt trong bộ phụ kiện của ASUS ROG Maximus XIII Extreme thì chúng ta sẽ đi vào xem kỹ hơn thiết kế của chiếc bo mạch chủ này.
Câu trả lời ở đây chính là bộ giáp được phủ kín gần như từ đầu tới chân của ASUS ROG Maximus XIII Extreme, chỉ trống mỗi khu vực lắp đặt CPU và RAM. Và để có thể gắn được SSD vào các khe bên dưới lớp tản thì bạn sẽ phải dùng tới tô vít để tháo chúng ra. Rõ ràng là ASUS đã rất tinh tế khi tặng luôn một chiếc, nhìn thôi đã thấy xịn rồi.
Chiếc mainboard này có giá tới 25 triệu đồng
Đi vào các khu vực chính trên chiếc mainboard ASUS ROG Maximus XIII Extreme, tôi sẽ giới thiệu luôn các tính năng kỹ thuật của sản phẩm:
Chiếc mainboard này sử dụng chipset Z590 và rõ ràng là sẽ hỗ trợ bộ vi xử lý Intel Core thế hệ 11 và Intel Core thế hệ 10, bộ vi xử lý Pentium Gold và Celeron với socket LGA 1200. Nói dài như vậy nhưng mà gần như là ai mua ASUS ROG Maximus XIII Extreme cũng sẽ kèm với Core i9 hoặc bét nhất là Core i7 để ép xung mà thôi.
Để cấp điện cho các loại CPU hiệu năng cao ăn nhiều năng lượng thì dĩ nhiên mainboard phải có giải pháp cấp nguồn mạnh mẽ. Đó là 18 2 tụ nguồn kết hợp - hoạt động ở mức 100 Ampe, cổng nguồn ProCool II, cuộn cảm hợp kim MicroFine và tụ điện kim loại đen 10K do Nhật Bản sản xuất. Tất cả được đặt dưới lớp tản nhiệt lớn và trông cũng cực đẹp.
Vẫn ở phần trên và đi sang bên cạnh chúng ta có 4 khe RAM dual channel hiệu năng cao, hỗ trợ tới 128GB tối đa. Thêm một thứ hay ho khác nữa vốn là truyền thống trên các dòng mainboard cao cấp của ASUS chính là khe DIMM.2 cung cấp thêm 2 khe M.2 cho người dùng.
Đi xuống dưới chúng ta có loạt cổng PCIe chuẩn 4.0 xịn sò, 3 khe cắm M.2. Đặc biệt ở khe M.2 đầu tiên là chiếc tản nhiệt kiêm màn hình độc đáo có kích thước 2 inch mang tên LiveDash hiển thị những thông tin hữu ích bao gồm xung nhịp, nhiệt độ... hoặc game thủ cũng có thể tự tinh chỉnh thêm bằng phần mềm.
Ở tấm che I/O đi kèm có rất nhiều tiện ích với công tắc V_Latch, BIOSFlashBack, Q-Code, FlexKey, Q-Connector, khe bảo vệ SafeSlot. Tiếp đến là tha hồ cổng USB Type A, Type C tốc độ cao kèm với các cổng kết nối mạng xịn sò gồm Wi-Fi 6E (802.11ax), Marvell AQtion 10 Gb Ethernet, Intel 2.5 Gb Ethernet và ASUS LANGuard. Âm thanh cũng rất đỉnh với ROG SupremeFX ALC4082 cùng DACESS ES9018Q2C.
Ngoài ra, ASUS ROG Maximus XIII Extreme còn cung cấp thêm phần mềm và firmware tiện ích độc quyền của ASUS giúp đơn giản hóa việc thiết lập và cải thiện hiệu suất: Ép xung bằng trí tuệ nhân tạo AI, làm mát bằng trí tuệ nhân tạo AI, kết nối mạng bằng trí tuệ nhân tạo AI và tính năng khử ồn hai chiều chủ động thông minh AI.
Phải nói rằng ASUS ROG Maximus XIII Extreme trông quá đẹp, quá hoành tráng và trang bị sẵn rất rất nhiều tính năng ăn chơi, không những đem lại khả năng vận hành tuyệt hảo cho người sử dụng bình thường mà cả các OCer thích tự mình tinh chỉnh, overclock hệ thống để tăng cao hiệu năng nữa. Phải nói là hoàn hảo và quá đỉnh cho anh em game thủ!
Seagate ra mắt ổ cứng siêu tốc FireCuda 530 cho game thủ Thị trường máy tính dành cho game thủ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, và các linh kiện đi kèm cũng được cải thiện không ngừng. Seagate vừa trình làng ổ cứng SSD NVMe FireCuda 530 có tốc độ rất cao. Tại sự kiện ảo Virtual Gaming Event SG21 của mình, Seagate giới thiệu ổ cứng SSD NVMe FireCuda 530 sử dụng giao...