Xuất hiện ca nhiễm Ebola đầu tiên ngoài Tây Phi
Một nữ nhân viên y tế bị nhiễm Ebola khi đang làm việc tại bệnh viện ở Madrid, Tây Ban Nha…
Các nhân viên y tế Tây Ban Nha đưa nhà truyền giáo nhiễm Ebola Manuel Garcia Viejo lên xe cấp cứu sau khi ông được đưa về Madrid từ Sierra Leone vào hôm 22/9 – Ảnh: Reuters.
Theo tờ Wall Street Journal, một nhân viên y tế người Tây Ban Nha đã được xét nghiệm dương tính với Ebola sau khi điều trị cho một nhà truyền giáo – người bị nhiễm loại virus này ở Tây Phi rồi sau đó bay về Madrid.
Đây được xem là ca truyền nhiễm Ebola đầu tiên bên ngoài khu vực Tây Phi trong trận dịch đang diễn ra.
Nữ nhân viên y tế nói trên bị nhiễm Ebola khi đang làm việc tại bệnh viện Carlos III ở Madrid, bệnh viện được trang bị đặc biệt để điều trị Ebola. Ca nhiễm Ebola này làm khiến giới nhân viên y tế của Tây Ban Nha đặc biệt lo ngại và đặt ra những câu hỏi về việc liệu nước này đã có đầy đủ cơ sở vật chất để điều trị bệnh nhân Ebola và ngăn chặn sự lan rộng của virus chết người.
Danh tính của nhân viên y tế nhiễm Ebola không được nhà chức trách Ebola công bố. Chỉ biết, người này tham gia một nhóm điều trị Ebola cho nhà truyền giáo 69 tuổi người Tây Ban Nha Manuel Garcia Viejo trước khi ông qua đời vào ngày 25/9. Hôm 22/9, ông Viejo được đưa bằng máy bay về Madrid từ quốc gia Tây Phi Sierra Leone.
Video đang HOT
Giới chức ngành y tế Tây Ban Nha nói rằng, nhân viên y tế nhiễm Ebola đã tiếp xúc với ông Viejo một lần khi ông còn sống và tiếp xúc với quần áo của ông sau khi ông qua đời. Cô này đã bị sốt nhẹ hôm 30/9 sau đó được đưa vào viện ngay lập tức. Cô được xác nhận đã nhiễm Ebola sau hai lần xét nghiệm. Hiện nữ bệnh nhân này đang được cách ly tại một cơ sở thuộc ngoại ô Madrid.
Giới chức Tây Ban Nha bác bỏ khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng Ebola ở nước này, nhưng không thể đưa ra được cách lý giải xác đáng về nguyên nhân dẫn tới vụ lây nhiễm Ebola nói trên.
“Chúng tôi đang điều tra để xác định nguồn tiếp xúc và liệu các quy định về phòng bệnh có được tuân thủ nghiêm ngặt hay không”, bà Ana Mato, Bộ trưởng Bộ Y tế Tây Ban Nha, phát biểu trong một buổi họp báo được truyền hình trực tiếp.
Nhóm nhân viên y tế điều trị cho nhà truyền giáo chết vì Ebola có tổng cộng 30 người. Tất cả những người này đều đã được xét nghiệm.
Cũng liên quan đến tình hình dịch Ebola, Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua tuyên bố, Chính phủ nước này sẽ phát triển hệ thống giám sát Ebola tại các sân bay. Trong khi đó, bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm Ebola đầu tiên tại Mỹ là công dân Liberia Thomas Eric Duncan hiện vẫn đang trong tình trạng nguy kịch tại một bệnh viện ở Dallas.
Ông Obama kêu gọi các cơ quan và người dân Mỹ tuân thủ nghiêm ngặt các quy định hiện có về phòng chống Ebola. Tuy nhiên, Nhà Trắng nói không có kế hoạch cấm hoạt động đi lại từ các nước Tây Phi sang Mỹ, bởi biện pháp như vậy sẽ cản trở cuộc chiến chống Ebola.
Số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, đến thời điểm này, dịch Ebola ở Tây Phi đã cướp đi mạng sống của hơn 3.400 người.
Theo VnEconomy
Dân Mỹ lo sợ bị tấn công bằng vũ khí sinh học Ebola
Chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm Mỹ thừa nhận có thể có nhiều người Mỹ bị nhiễm Ebola.
Ngày 5/10, một bác sĩ hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Mỹ tuyên bố rằng trong tương lai gần sẽ có thêm nhiều người Mỹ mắc căn bệnh tử thần Ebola trong bối cảnh dư luận Mỹ quan ngại rằng sẽ có một cuộc tấn công sinh học bằng thứ "vũ khí" chết người này từ bên kia biên giới Mexico.
Bác sĩ Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Mỹ
Bác sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Truyền nhiễm Quốc gia Mỹ cho hay các nhân viên y tế nước này hiện đang giám sát 50 công dân trên lãnh thổ nước Mỹ để phát hiện virus Ebola, và bệnh nhân được xác nhận nhiễm Ebola đầu tiên trên đất Mỹ là Thomas Eric Duncan đang trong tình trạng nguy kịch.
Ông Fauci nói: "Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu ai đó từng tiếp xúc với ông Duncan bị nhiễm Ebola". Tuy nhiên ông cũng tin rằng hệ thống y tế Mỹ thừa sức ngăn ngừa sự bùng phát của đại dịch này trên đất Mỹ.
Đại dịch Ebola đang hoành hành ở các nước Tây Phi từ tháng Ba đến nay và đã cướp đi sinh mạng của hơn 3.400 người.
Hồi tuần trước, ông Duncan bị xác nhận đã nhiễm Ebola khi bay từ Liberia - quốc gia đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Ebola - tới Mỹ để cưới vợ và bắt đầu cuộc sống mới. Mặc dù đã có triệu chứng nhiễm bệnh, song ông Duncan vẫn tiếp xúc với nhiều người, và chỉ được cách ly khi có dấu hiệu nguy kịch.
Xe cấp cứu Mỹ đưa bệnh nhân nhiễm Ebola tới bệnh viện
Trong khi đó, dư luận nước Mỹ cũng rộ tin đồn rằng nạn nhập cư bất hợp pháp từ Mexico sang Mỹ là một nguy cơ làm bùng phát đại dịch Ebola ở Mỹ, và thứ virus chết người này cũng có thể được sử dụng như một loại vũ khí sinh học để tấn công người Mỹ.
Tuy nhiên, ông Fauci cho rằng việc biến được Ebola thành vũ khí sinh học gần như là không thể và không phát huy hiệu quả, và nỗi lo sợ này của người dân là không có cơ sợ.
Ông Fauci cũng phản đối đề xuất đóng cửa đường hàng không từ các nước Tây Phi nhiễm Ebola tới nước Mỹ, vì ông cho rằng động thái này sẽ làm tê liệt nguồn tiếp tế và nhân lực cho các quốc gia đang phải vật lộn để chống chọi với đại dịch.
Tuy nhiên, hôm Chủ nhật, giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Mỹ Tom Frieden tuyên bố ông ủng hộ bất cứ đề xuất nào hợp lý để có thể nhanh chóng kiểm soát cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu hiện nay.
Theo Khampha
Sự thật về cuộc chiến chống Ebola tại Sierra Leone "Những người chịu trách nhiệm kiểm dịch thì lại nhận hối lộ, bỏ trống vị trí của mình để thăm bạn gái hay tranh thủ đi chợ mua thức ăn", linh mục Peter Konteh nói. Từ sân nhà tại thành phố Freetown của Sierra Leone, linh mục Peter Konteh đang dõi theo đám tang của một bệnh nhân tử vong vì Ebola tới...