Xuất hiện ca nhiễm biến thể Omicron tại thành phố cảng lớn thứ hai của Trung Quốc
Trung Quốc đã ghi nhận trường hợp nhiễm biến thể Omicron tại Đại Liên – thành phố cảng với 7 triệu dân lớn thứ hai ở nước này.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho một em nhỏ tại thành phố Thiên Tân, Trung Quốc ngày 9/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Theo hãng tin Bloomberg, trong thông báo đưa ra ngày 13/1, nhà chức trách Trung Quốc cho biết ít nhất một người đã nhiễm Omicron tại Đại Liên. Bệnh nhân không biểu hiện triệu chứng, song có kết quả xét nghiệm dương tính sau khi trở về từ trường đại học ở gần thành phố Thiên Tân – nơi ghi nhận ít nhất 137 ca nhiễm Omicron tính đến ngày 12/1.
Đại Liên cũng ghi nhận ca thứ hai dương tính với virus SARS-CoV-2, song chưa rõ biến thể.
Việc Đại Liên và Thiên Tân của Trung Quốc, vốn nằm trong số 20 cảng lớn nhất trên thế giới, ghi nhận ca mắc Omicron đang làm dấy lên quan ngại về chuỗi cung ứng. Trong bối cảnh COVID-19 đang khiến hoạt động tại nhiều khu vực của Trung Quốc đình trệ, các tàu, thuyền đang hướng tới Thượng Hải, gây ra tình trạng tắc nghẽn ngày một tăng, lịch trình của các tàu container bị chậm khoảng 1 tuần. Thậm chí, nhiều ý kiến cho rằng sự chậm trễ này có thể lan tới tận Mỹ và châu Âu.
Video đang HOT
Không chỉ vậy, việc phát hiện Omicron còn làm dấy lên quan ngại nhiều doanh nghiệp nước ngoài có thể “học” hãng sản xuất ô tô Toyota của Nhật Bản tạm dừng hoạt động tại các cơ sở nằm dọc bờ biển miền Đông Bắc Trung Quốc.
Trong bối cảnh chỉ còn 3 tuần nữa diễn ra Olympic mùa Đông, Trung Quốc đã áp đặt các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt nhằm khống chế sự lây lan của dịch bệnh. Theo đó, thành phố Thiên Tân của nước này đã đóng cửa trường học, nhà hàng và cơ sở giải trí sau khi hàng chục người có kết quả xét nghiệm dương tính. Trong tuần này, Toyota đã quyết định ngừng hoạt động sản xuất tại nhà máy liên doanh sản xuất ô tô ở Thiên Tân.
Trong 24 giờ qua, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc thông báo đã ghi nhận 124 ca lây nhiễm trong cộng đồng, trong đó có 41 ca ở Thiên Tân – nơi biến thể Omicron lần đầu tiên được ghi nhận ở nước này.
Mỹ cảnh báo trả đũa vì Trung Quốc hủy chuyến bay
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden chỉ trích việc Trung Quốc hủy ngày càng nhiều chuyến bay từ Mỹ đến nước này vì có hành khách mắc Covid-19.
WHO cảnh báo: quá sớm để xem Covid-19 là bệnh đặc hữu như cúm
Hành khách tại Sân bay Quốc tế Hartsfield-Jackson Atlanta ở Atlanta, Georgia, Mỹ ngày 20.12.2021. Ảnh REUTERS
Reuters ngày 13.1 đưa tin chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 12.1 chỉ trích việc Trung Quốc hủy các chuyến bay đến từ Mỹ sau khi phát hiện hành khách dương tính với SARS-CoV-2 và cảnh báo về việc thực hiện các hành động đáp trả.
"Các hành động của Trung Quốc không phù hợp với các nghĩa vụ của nước này theo Hiệp định Vận tải Hàng không Mỹ - Trung. Chúng tôi có quyền thực hiện các biện pháp quản lý khi thích hợp", Bộ Giao thông Vận tải Mỹ cho biết.
Trong ngày 12.1, Bắc Kinh đã ra lệnh ngưng 6 chuyến bay từ Mỹ sang Trung Quốc vào những tuần tới, nâng số chuyến bay bị bắt buộc hủy trong năm nay lên 70, sau khi số hành khách mắc Covid-19 tăng vọt.
Các động thái mới nhất của Trung Quốc đã ảnh hưởng đến hai chuyến bay của hãng United Airlines từ San Francisco đến Thượng Hải và bốn chuyến bay của China Southern Airlines từ Los Angeles đến Quảng Châu.
Airlines for America, hiệp hội thương mại đại diện cho United Airlines, Delta Air Lines, American Airlines và các hãng hàng không khác, cho biết các hãng bay của Mỹ đang "liên lạc với chính phủ Mỹ và Trung Quốc để xác định phương hướng giảm thiểu tác động cho khách du lịch".
Kể từ khi bắt đầu đại dịch, Bắc Kinh và Washington đã tranh cãi về vấn đề tổ chức các chuyến bay.
Trước khi Trung Quốc ngày 12.1 ra lệnh hủy các chuyến bay, 3 hãng hàng không Mỹ và bốn hãng bay Trung Quốc đã khai thác khoảng 20 chuyến bay mỗi tuần giữa 2 nước, thấp hơn nhiều so với con số hơn 100 chuyến mỗi tuần trước đại dịch.
Cùng ngày 12.1, Trung Quốc cũng cho ngưng 6 chuyến bay khởi hành từ Pháp và Cameroon.
Số chuyến Mỹ bị hủy đã tăng lên từ tháng 12.2021 do biến thể Omicron làm số ca mắc Covid-19 tăng cao kỷ lục.
Vào tháng 9.2021, Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc (CAAC) cho biết nước này đã đóng cửa toàn bộ biên giới với khách du lịch, cắt giảm tổng số chuyến bay quốc tế xuống chỉ còn 200 chuyến một tuần, chỉ bằng 2% so với mức trước đại dịch.
Cắt nghĩa 'Không COVID' của Trung Quốc dưới góc độ kinh tế và lịch sử Chiến lược "Zero-COVID" (Không COVID) là đề tài ngày càng được các chuyên gia kinh tế quốc tế chú ý, mổ xẻ, nhất là dưới góc độ tác động của nó với kinh tế cũng như một biểu tượng cho sức mạnh, quyền lực của Trung Quốc thời kỳ mới. Nhân viên y tế trong bộ đồ bảo hộ đứng trước lối ra...